TIN LIÊN QUAN | |
Kỷ niệm 49 năm ngày thành lập ASEAN tại Canberra | |
CAEXPO 2016: Cầu nối giao thương Trung Quốc - ASEAN |
Trong bài viết đăng tải trên Jakarta Post vừa qua, ông Ali Abdillah, Thạc sĩ ngành luật châu Âu tại Đại học Luật Leiden (Hà Lan) và là Chủ tịch hội sinh viên Indonesia tại Hà Lan đưa ra một số đề xuất góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Trong đó, ông Ali Abdillah nhấn mạnh cải cách các nguyên tắc luật định trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, gia tăng sự đóng góp của các cơ quan lập pháp trong quá trình hội nhập, và đề ra một số nỗ lực liên quan đến công cuộc gắn kết xã hội trong cộng đồng người dân ASEAN.
Ảnh minh họa: AEC ra đời ngày 31/12/2015. (Nguồn: the Star Online) |
Mâu thuẫn thương mại “xử” theo luật
Thực tế đang diễn ra trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có phần mâu thuẫn với Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và mục tiêu của Cộng đồng là hướng về người dân. Để có được cách tiếp cận sâu sắc tới mọi khía cạnh của Cộng đồng, ASEAN cần phải học hỏi từ sự hội nhập kinh tế của EU.
Cụ thể, đầu tiên, các nhà lãnh đạo trong ASEAN cần xem xét sửa đổi các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại trong Hiến chương ASEAN. Trong bản kế hoạch chi tiết lưu hành nội bộ trong AEC, mục tiêu một thị trường chung, một cơ sở sản xuất chung duy nhất được đặt lên hàng đầu, những giao dịch thương mại qua biên giới giữa các bên liên quan sẽ xuất hiện rất nhiều. Do vậy, tranh chấp liên quan đến các giao dịch kinh tế giữa các bên là điều không thể tránh khỏi.
Khi nhìn vào Hiến chương ASEAN, những cơ chế giải quyết tranh chấp hiện hành khó có thể giải quyết những mâu thuẫn tiềm năng đó. Theo Điều 24 (3) của Hiến chương, tất cả các tranh chấp liên quan đến hợp đồng kinh tế trong ASEAN sẽ được giải quyết theo quy định của Nghị định thư ASEAN về tăng cường Cơ chế giải quyết tranh chấp (EDSM). Đồng thời, theo Điều 26 của Hiến chương, nếu một tranh chấp không thể được giải quyết, nó sẽ được chuyển đến Hội nghị thượng đỉnh ASEAN để Hội nghị ra quyết định cuối cùng. Căn cứ vào các quy định này, có thể thấy phương pháp giải quyết tranh chấp của Hiệp hội có phần thiên về chính trị chứ không phải dựa trên pháp luật. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN bao gồm các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên và quá trình ra quyết định đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp dựa trên cách tiếp cận chính trị sẽ tạo ra nhiều rào cản cho AEC. Phương pháp này không mang lại sự chắc chắn về mặt pháp lý cho giới doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư. Vì vậy, điều quan trọng mà ASEAN cần làm chính là sửa đổi cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiến chương thành một cơ chế mới mang lại tính chắc chắn về mặt pháp lý, mang tính công bằng và đảm bảo tính ràng buộc các bên tham gia tranh chấp.
Thực tế này đối lập với EU khi họ có một cơ chế pháp lý rõ ràng về giải quyết tranh chấp liên quan đến các vấn đề kinh tế. Ngoài ra, hệ thống pháp luật của EU, trong đó có Tòa án Tư pháp châu Âu thừa nhận vai trò của các tòa án quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề xuyên biên giới nảy sinh giữa các nước thành viên. Trong khuôn khổ này, EU mang lại một tâm lý chắc chắn về mặt pháp lý cho tất cả các bên liên quan về giải quyết tranh chấp trong các các vấn đề kinh tế.
Cảm giác đoàn kết trong Cộng đồng
Thứ hai, các nhà lãnh đạo ASEAN tạo điều kiện để các cơ quan lập pháp quốc gia tham gia vào AEC. Những sự kiện gần đây ở EU, kể từ vấn đề Anh rời khỏi EU (Brexit) cho thấy ở EU đã xuất hiện nhiều dạng thức của sự rạn nứt mà một trong những nguyên nhân chính là do sự thiếu tham gia của các cơ quan cấp quốc gia từ các nước thành viên EU trong quá trình ra quyết định của liên minh.
Không thể phủ nhận rằng, mặc dù EU được biết đến rộng rãi như một tổ chức siêu quốc gia, nhưng tầm ảnh hưởng của các nước thành viên vẫn là “trọng tâm” ở EU. Xét trong ASEAN, việc hội nhập kinh tế ASEAN gần đây chỉ đơn giản là những vấn đề của giới thượng lưu và một số trí thức có chọn lọc quan tâm về Cộng đồng. Nhiều người dân Hiệp hội vẫn không biết ASEAN là gì cũng như mô hình làm việc của Hiệp hội.
Nhiều người dân, doanh nghiệp ASEAN vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của việc trở thành một phần của AEC. Hơn bao giờ hết, ASEAN cần điều chỉnh quy trình ra quyết định của mình trong chừng mực nào đó ở lĩnh vực kinh tế. “Tôi tin rằng, với sự tham gia, tham vấn của cơ quan lập pháp quốc gia trong quá trình ra quyết định của ASEAN sẽ giúp Hiệp hội tránh khỏi vấn đề mà EU đang gặp phải”.
Thứ ba, các nước thành viên nên bắt đầu trang bị cho công dân của mình những kỹ năng để thích nghi với sự hiện diện của "người nước ngoài", đến từ các nước thành viên Hiệp hội và các nước khác trên thế giới. Nói cách khác, các công dân ASEAN nên bắt đầu hành trang hội nhập sâu rộng. Học hỏi từ EU, để có được một bản sắc chung ASEAN, các nước thành viên phải nỗ lực tạo ra cho công dân mình một cảm giác đoàn kết trong Cộng đồng.
Ảnh minh họa: Các nước thành viên nên bắt đầu trang bị cho công dân của mình những kỹ năng để thích nghi với sự hiện diện của "người nước ngoài". (Nguồn: The Star Online) |
Về vấn đề này, Thái Lan đang triển khai rất tốt. Chính phủ Thái Lan đang đưa vào chương trình học của học sinh tiểu học và trung học những nội dung gần gũi như cách nói từ "hello" bằng 10 thứ tiếng khác nhau của các nước thành viên ASEAN. Đây có thể được xem là một sáng kiến hay của chính phủ Thái Lan nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho người dân Thái trong việc gặp gỡ những người bạn láng giềng đến từ các nước thành viên ASEAN khác.
Nhờ đó, người dân địa phương sẽ không xem "người nước ngoài" từ các nước thành viên ASEAN như người xa lạ đối với họ. Trong thời đại toàn cầu hóa, các tổ chức khu vực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia thành viên.
Ngoại giao quốc phòng của Nhật Bản đối với ASEAN Chính sách này được thể hiện bằng việc mở rộng sự hiện diện quốc phòng, tăng cường quan hệ đối tác và chia sẻ sự ... |
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 Chiều 8/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã rời Vientiane, Lào về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội ... |
Lao động Việt vẫn mò mẫm trong AEC Lao động ASEAN có thể tự do di chuyển giữa các nước trong khối. Tuy nhiên, chính sách tưởng như tích cực này khó mang ... |