Đặc sắc những ngày Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer

Hà Anh
Là lễ hội mừng năm mới lớn nhất của đồng bào Khmer, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay vẫn giữ nguyên bản sắc, làm phong phú hơn kho tàng văn hoá dân tộc Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đối với đồng bào Khmer, chùa là nơi tôn nghiêm và cũng chính là ngôi nhà chung của cả cộng đồng. Những ngày này, đến với các ngôi chùa hay các phum, sóc vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ, du khách phương xa sẽ được hòa mình vào không khí nhộn nhịp đón tết cổ truyền Chol Chnam Thmay.

Chôl Chnăm Thmay có nghĩa “Vào Năm Mới”

Tết Chol Chnam Thmay thường diễn ra vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch hằng năm. Đây là tháng thứ 5 theo Phật lịch nhưng được dân gian Khmer quan niệm như tháng đầu tiên trong năm - thời kỳ tiếp giáp giữa hai mùa mưa nắng với cây cỏ tốt tươi… nên được đồng bào coi như sự khởi đầu của một năm thuận lợi.

Đắc sắc ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
Không chỉ là lễ hội để đoàn kết cộng đồng, Chol Chnam Thmay còn là dịp để con người cộng cảm với thiên nhiên (qua nghi thức cầu mưa thể hiện ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu) và tưởng nhớ tổ tiên quá vãng. (Nguồn: Lao động)

Chol Chnam Thmay là một trong những lễ tết mang đậm màu sắc văn hóa điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, của các cư dân nông nghiệp trồng lúa điển hình ở Đông Nam Á, trong đó đồng bào Khmer Nam bộ có một hệ thống lễ hội gắn chặt với vòng đời cây lúa.

Theo nông lịch Khmer, đây chính là giai đoạn nông nhàn gần như tuyệt đối, vì là cao điểm của mùa khô, lúa mùa đã thu hoạch xong, mọi hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đều tạm dừng lại để chờ những cơn mưa đầu mùa.

Không chỉ là lễ hội để đoàn kết cộng đồng, Chol Chnam Thmay còn là dịp để con người cộng cảm với thiên nhiên và tưởng nhớ tổ tiên quá vãng.

Nếu như tiết thanh minh là dịp người Việt và Hoa hướng về quá khứ để tưởng nhớ tổ tiên và thân nhân đã khuất, chăm sóc, sửa sang mồ mả thì đồng bào Khmer tổ chức Tết Năm mới Chol Chnam Thmay với tâm thức vừa hướng về quá khứ vừa hướng tới tương lai.

Đây cũng là thời gian những người con Khmer từ nơi làm việc, học tập lại trở về với gia đình, quê hương, để mỗi gia đình lại sum họp, đầm ấm đón mừng năm mới bên nhau, thăm họ hàng, gia tộc, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt...

Ba ngày lễ đặc biệt

Do mang ý nghĩa chào đón mùa mưa và mùa màng mới, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm nên ngày xưa Tết năm mới của đồng bào Khmer kéo dài từ 10-15 ngày.

Những thập niên gần đây, trong xu thế đơn giản hóa lễ hội nói chung, lễ hội này chỉ còn 3 ngày (chưa kể công việc chuẩn bị trong nhiều ngày trước đó).

Trong ngày Tết đầu tiên - Chol Chnam Thmay, người Khmer sẽ chọn giờ tốt nhất trong ngày, tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, trang trọng và lịch sự, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Đại lịch “Maha Sangkran" và diễu hành 3 vòng chung quanh chính điện để đón chào Teveda. Tối đến, mọi người sẽ tổ chức các trò chơi dân gian cùng các vũ điệu như hát, múa dukê, robăm, ramvông...

Ngày Tết thứ hai - Wanabot (năm nhuận tổ chức 2 ngày), mọi người bày tỏ lòng thành tâm tín ngưỡng bằng cách mang đồ ăn thức uống đến cho các sư sãi.

Đắc sắc ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
Dâng cơm lên sư sãi là một trong những hoạt động chính trong dịp Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer. (Nguồn: TTXVN)

Đáp lại, các nhà sư sẽ làm lễ tạ ơn những người đã làm ra hạt gạo, đã trồng trọt, chăn nuôi, tạo cho cuộc sống ấm no, đầy đủ. Buổi chiều theo sự hướng dẫn của vị Achar, mọi người làm lễ “Đắp núi cát” (Puôn-Panum-Khsach) ngay tại khuôn viên chùa để mong gặp được điều lành.

Ngày Tết thứ ba - Lơn-sắtk còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Các nhà sư dùng những cành hoa, vẩy những giọt nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát lên tượng Phật.

Trong làn khói hương, người Khmer thành tâm khấn nguyện cầu mong Trời Phật gia hộ cho dân làng được dồi dào sức khỏe, ruộng rẫy tốt tươi và được mùa.

Đến trưa, mọi người về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ trong từng gia đình, rồi chúc mừng ông bà, cha mẹ và dâng bánh để tạ ơn. Có khi, họ tổ chức lễ tắm ông bà, cha mẹ, tượng trưng cho sự báo hiếu.

Trong ba ngày Tết Chol Chnam Thmay, ngoài các nghi thức Phật giáo, đồng bào Khmer cũng tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và các trò chơi dân gian, như thả diều, đánh quay lửa hay nghe các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu; thanh niên trai, gái tham gia các cuộc hát đối đáp...

Ngoài dấu ấn Phật giáo đậm nét, Tết còn cho thấy tàn dư của đạo Bàlamôn qua việc người dân rất chú trọng cúng nhiều món hoa quả khác nhau theo từng ngày. Đây cũng là dịp đồng bào tưởng nhớ và cúng bái tổ tiên, tụng kinh nơi tháp cốt để cầu siêu cho người thân đã khuất.

Do thấm đẫm triết lý vô thường của Phật giáo nên Tết còn là dịp thuận tiện nhất để đồng bào Khmer “làm phước.” Bởi vậy, phần lớn các lễ hội Khmer đều được gọi là “bund”, nghĩa là “đám phước” theo tinh thần vô ngã vị tha của Phật giáo.

Đắc sắc ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Hầu A Lềnh trao quà của Ủy ban Dân tộc đến Thượng tọa Thích Nguyên Trí, Trụ trì chùa Pothiwong. (Nguồn: Tiền phong)

Phát triển cùng đời sống dân tộc

Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.

Trong thư, Thủ tướng khẳng định Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là dịp đón mừng năm mới và cầu chúc cho vạn sự tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Ngày 11/4 vừa qua, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ đã đến thăm, chúc mừng tại chùa Candaransi (quận 3) và chùa Pothiwong (quận Tân Bình) tại TP. Hồ Chính Minh nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay.

Tại các nơi đến thăm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu rõ hoạt động đến thăm, chúc Tết bà con các dân tộc là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta cũng như các cấp chính quyền trên cả nước.

Theo ông Hầu A Lềnh, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay là sự kiện quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer, nhưng cũng là hoạt động hết sức quan trọng trong các sự kiện lớn hằng năm của đất nước, đã được Đảng, Nhà nước cụ thể hoá bằng những chủ trương, chính sách, các chỉ thị.

Đắc sắc ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà chúc tết Chol Chnam Thmay Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau. (Nguồn: Đại đoàn kết)

Cùng ngày 11/4, nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay, tại chùa Monivongsa Bopharam (phường 1, thành phố Cà Mau), Đoàn công tác do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn cũng đã đến thăm Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước.

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cũng gửi lời thăm hỏi, kính chúc các vị sư, chư tăng sức khỏe, bình an và hạnh phúc; đồng thời mong muốn thời gian tới các vị tiếp tục nỗ lực hơn nữa, cùng với chính quyền địa phương xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh.

Ông Đỗ Văn Chiến mong đồng bào Khmer tiếp tục phát huy nguồn lực, giá trị văn hóa, hướng đến một cộng đồng mạnh về phát triển mạnh về kinh tế, đặc sắc về truyền thống văn hoá.

Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam-Lào-Campuchia nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay

Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam-Lào-Campuchia nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay

Chương trình giao lưu hữu nghị giữa thanh niên Việt Nam-Lào-Campuchia diễn ra nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay mừng năm mới theo lịch cổ ...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay Campuchia

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay Campuchia

Nhân dịp Tết cổ truyền (Chol Chnam Thmay) của Vương quốc Campuchia 2023, sáng 10/4, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Bộ Ngoại ...

An Giang: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIII

An Giang: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIII

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ XIII năm 2023 được tổ chức ...

Sóc Trăng tưng bừng Lễ hội Óoc Om Bóc & đua ghe ngo của đồng bào Khmer

Sóc Trăng tưng bừng Lễ hội Óoc Om Bóc & đua ghe ngo của đồng bào Khmer

Hằng năm cứ vào ngày 14-15 tháng 10 âm lịch, đồng bào Khmer Nam Bộ lại nô nức mừng Lễ hội Óoc Om Bóc, còn ...

Hậu Giang: Vùng đồng bào dân tộc đang đổi thay

Hậu Giang: Vùng đồng bào dân tộc đang đổi thay

Những năm gần đây, tỉnh Hậu Giang thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách của Đảng và Nhà nước cho ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Phiên bản di động