Đặc sắc văn hóa của đồng bào vùng biên giới Quảng Bình

Nguyễn Hương
Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình
Baoquocte.vn. Ba dân tộc anh em cùng sinh sống ở vùng núi Trường Sơn, phía Tây Quảng Bình có những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện khát vọng được sống trong hòa bình, hạnh phúc và ấm no.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đặc sắc văn hóa của đồng bào vùng biên giới Quảng Bình
Thanh niên người Ma Coong, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thi đập trống. (Nguồn: phongnhaexplorer.com)

Lễ hội đập trống của người Ma Coong

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có các dân tộc anh em đang cùng nhau sinh sống, gồm: Kinh, Chứt, Bru-Vân Kiều và một bộ phận nhỏ đồng bào các dân tộc như Lào, Thái, Mường, Tày, Nùng,...

Địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số tập trung ở vùng rừng núi Trường Sơn, phía Tây Quảng Bình.

Dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, gồm các tộc người: Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng; cư trú tại một số xã thuộc các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa.

Dân tộc Bru-Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơme, gồm các tộc người: Vân kiều, Khùa, Ma Coong, Trì; cư trú tại một số xã thuộc các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa.

Đời sống văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số đa dạng, gắn liền với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng dân tộc.

Nơi đây hội tụ và lưu giữ khá nguyên vẹn các loại hình văn hóa phi vật thể, văn hóa vật thể, các nghề thủ công truyền thống. Nghệ thuật trình diễn về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống được đúc kết qua nhiều thế hệ.

Các hoạt động lao động, sản xuất, các lễ hội truyền thống hình thành các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc mang đậm nét văn hóa truyền thống của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sự kiện văn hóa nổi bật của Quảng Bình là Lễ hội đập trống của người Ma Coong (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Lễ hội đập trống của người Ma Coong được tổ chức vào ngày 14-16 tháng Giêng âm lịch hằng năm ở xã biên giới Thượng Trạch (huyện Bố Trạch). Đây là một lễ hội văn hóa đặc sắc, còn giữ được những nét hoang sơ nhất của tộc người Ma Coong.

Mục đích của lễ hội là cầu trời, đất cho mưa thuận, gió hòa, nương rẫy tươi tốt, dân bản được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh... Ngoài ra, lễ hội còn là đêm hội “tự do” tình yêu của người dân nơi đây.

“Tự do” ở đây được hiểu là mọi người, không kể lạ quen, người bản này bản kia, người có gia đình hay chưa... khi mặt trống bị đánh vỡ, tất cả đều được dắt nhau vào rừng chuyện trò, tình tự, thổ lộ những điều thầm kín...

Nhưng họ phải trở về nhà trước khi gà gáy sáng để quay trở lại với cuộc sống thường nhật của mình và hẹn gặp lại vào lễ hội năm sau. Có những cặp lại cùng nhau ước hẹn, chọn ngày mời bố mẹ, già làng đến đặt lễ trầu cau, nên duyên vợ chồng.

Những người già, trung niên và trẻ con vui chơi bên bếp lửa, hay nhâm nhi bên ché rượu cần. Khi đống lửa dần tàn, mặt trời dần nhô lên bên kia ngọn núi, cũng là lúc Lễ hội đập trống của người Ma Coong kết thúc.

Ngày 27/8/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2968/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đập trống của người Ma Coong, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đặc sắc văn hóa của đồng bào vùng biên giới Quảng Bình
Quảng bá ẩm thực trong Hội Rằm tháng Ba ở Minh Hoá, Quảng Bình. (Nguồn: phongnhaexplorer.com)

Hội Rằm tháng Ba và Lễ hội trỉa lúa

Hội Rằm tháng Ba Minh Hoá (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) cũng là sự kiện văn hóa đặc sắc trong năm.

Là hoạt động diễn ra trên quy mô lớn, Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa thu hút tất cả người dân huyện Minh Hóa và đông đảo du khách thập phương tham gia, có lúc lên đến vài vạn người. Lễ hội thể hiện tính cộng đồng cao trên tinh thần tự nguyện tham gia và đóng góp công sức, tiền của cho ngày hội chung.

Sự kiện diễn ra vào tiết tháng Ba, khi hương xuân còn đọng lại trong chồi non cây cối, trong cảnh sắc thiên nhiên, trong tâm hồn con người. Lễ hội đã tạo nên sự hòa quyện với nhau giữa trời và đất, giữa con người với thiên nhiên, với thần linh và giữa con người với nhau.

Đến với lễ hội, người dân muốn bày tỏ sự tưởng nhớ các vị thần linh đã có công, muốn hưởng không khí vui vẻ để quên đi những ngày lao động mệt nhọc, khổ cực; để thăng hoa, hòa nhập vào thế giới cộng đồng trong sự cộng hưởng về hạnh phúc an lành.

Đến với lễ hội, người dân muốn bày tỏ sự tưởng nhớ các vị thần linh đã có công, muốn hưởng không khí vui vẻ để quên đi những ngày lao động mệt nhọc, khổ cực; để thăng hoa, hòa nhập vào thế giới cộng đồng trong sự cộng hưởng về hạnh phúc an lành.

Phần hội được diễn ra một cách sôi động, mang đậm nét văn hóa của cư dân vùng sơn cước. Các hoạt động văn hóa dân gian bao gồm hát ví đúm (hát đối đáp), hát sắc bùa, hát nhà trò, hò thuốc, chơi đu, nhảy sạp, đi cà kheo...

Ngoài ra, Lễ hội trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cũng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Đây là một lễ hội để đồng bào nơi đây cầu xin thần linh ban cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi, con chim, con chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng.

Người Bru-Vân Kiều ở miền núi phía tây Quảng Bình cư trú ở vùng có khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, mưa lũ, thiên tai... liên miên. Vì thế mà đồng bào phải sống du canh du cư, phát đốt, cốt, trỉa để sinh tồn, dựa vào tự nhiên, rừng, sông suối. Hoạt động sản xuất chủ yếu của người Bru-Vân Kiều là canh tác rẫy và trồng lúa.

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Bru-Vân Kiều được tổ chức trên quy mô cộng đồng, do đồng bào tự đóng góp lại. Lễ hội thường được tổ chức theo nhóm, hay từng dòng họ.

Mỗi dòng họ đóng góp theo suất của từng hộ gia đình... Các suất được quy định như 1 con lợn, bảy con gà, 1 ché rượu và chung tiền đế mua 1 con trâu để tổ chức đâm trâu. Con trâu là con vật hiến sinh mang ý nghĩa thiêng liêng, là nguồn thực phẩm dồi dào được đồng bào ưa chuộng, là món ăn chính trong ngày hội.

Phần lễ có các nghi lễ truyền thống: Dân bản đứng khép vòng quanh con vật hiến sinh. Già làng bước vào giữa vòng, tay rót đầy ly rượu, khấn to xin thần ban cho hạt giống được mọc lên cây lúa, cây ngô, cây đỗ... khỏe mạnh, xanh tươi, không cho chim chóc, muông thú phá hoại để có mùa màng bội thu, người dân bản no ấm.

Phần hội có các hoạt động vui chơi giải trí như tổ chức các trò chơi dân gian, hò hát giao duyên,....

Quảng Bình kết nối nhằm thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc

Quảng Bình kết nối nhằm thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc

Sáng 15/10, Bộ Ngoại giao phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) và UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Tọa ...

Phụ nữ Biên phòng Quảng Bình tích cực tham gia cuộc chiến chống Covid-19

Phụ nữ Biên phòng Quảng Bình tích cực tham gia cuộc chiến chống Covid-19

Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã phát động, phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp ...

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 22/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động