Đại biểu Quốc hội: Cần có giải pháp cho căn bệnh ‘sợ trách nhiệm’

Anh Sơn
Thảo luận ở hội trường sáng 31/5, một số đại biểu Quốc hội đã nêu bật một số tồn tại, hạn chế làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước, trong đó có căn bệnh ‘sợ trách nhiệm’, đặc biệt xuất hiện trong thời gian gần đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại biểu Quốc hội: Cần có giải pháp cho căn bệnh ‘sợ trách nhiệm’
Các đại biểu Quốc hội họp tại hội trường sáng 31/5.

Thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, các đại biểu Quốc hội bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước những kết quả đạt được ở lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023. Đặc biệt, trong bối nhiều nước trong khu vực và thế giới phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế.

Tin liên quan
Quy hoạch điện VIII chính thức được phê duyệt Quy hoạch điện VIII chính thức được phê duyệt

Hai nhóm cán bộ ‘sợ trách nhiệm’

Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời giúp kinh tế nước ta phục hồi nhanh sau đại dịch Covid -19 và đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, an sinh xã hội được quan tâm, quốc phòng, an ninh được tăng cường, chỉ số giá tiêu dùng CPI và các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Đại biểu đồng tình với Chính phủ về nội dung hạn chế đã nêu trong Báo cáo nhưng đại biểu đặt câu hỏi tại sao từ trước tới nay không xuất hiện hiện tượng cán bộ có tâm lý, sợ trách nhiệm mà đến nay mới xuất hiện? Không những thế, còn lan rộng từ Trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công đến khu vực tư.

Do vậy đại biểu nhấn mạnh cần phải xác định được nguyên phát của căn bệnh này thì mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, đồng nghĩa với việc chúng ta cần phân hóa, phân định rõ một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm ấy gồm những kểu cán bộ nào và nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại của một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm như thế.

Đại biểu cho rằng có hai nhóm cán bộ: Một là cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, cán bộ không muốn làm vì không có lợi ích gì. Hai là những cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm.

Đại biểu Quốc hội: Cần có giải pháp cho căn bệnh ‘sợ trách nhiệm’
Đại biểu Trần Quốc Tuấn, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh phát biểu sáng 31/5.

Đại biểu đã phân tích các nguyên nhân dẫn tới tình trạng cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị và sợ vi phạm pháp luật, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật, đặc biệt là các văn bản dưới luật, đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất, dễ áp dụng để các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể triển khai thực hiện được ngay.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa như Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến. Nếu thực hiện tốt công việc này sẽ giảm bớt áp lực, gánh nặng cho các cơ quan cấp trên, đồng thời tăng cường trách nhiệm cho các địa phương và cơ quan cấp dưới.

Muốn vậy, cần xác định việc nào thuộc trách nhiệm của địa phương, mạnh dạn phân quyền cho địa phương làm, địa phương sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời, tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc thực thi công vụ có hiệu quả.

Diễn ra căn bệnh đùn đẩy, sợ trách nhiệm

Cùng chung nhận định, đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng đang diễn ra căn bệnh đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai của một bộ phận cán bộ.

Phát biểu góp ý về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 tại phiên họp, đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk bày tỏ nhất trí và đánh giá cao với Báo cáo của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ đã vừa có giải pháp nhanh chóng để phòng chống và chấm dứt dịch bệnh Covid-19; dự báo sớm về tình hình kinh tế, thu hút các dòng vốn để ổn định kinh tế- xã hội...

Tuy nhiên, đại biểu Dương Khắc Mai cũng bày tỏ băn khoăn khi tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2023 chưa đạt được kỳ vọng; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; tội phạm công nghệ cao; căn bệnh đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai của một bộ phận cán bộ... đang là những vấn đề Chính phủ cần quan tâm hơn...

đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông
Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông.

Để thực hiện chính sách nâng cao phúc lợi, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân, theo Báo cáo của Chính phủ thì việc quan tâm chăm sóc, phát huy người cao tuổi đã đạt được nhiều kết quả.

Tuy nhiên, nước ta do quy mô quỹ an sinh xã hội còn hạn chế nên chưa thể đảm bảo được thu nhập cho mọi đối tượng người cao tuổi. Trong khi đó, già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và trong tương lai gần sẽ tác động mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Đây là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm vì hiện nay hệ thống chính sách, pháp luật về an sinh xã hội người cao tuổi chưa hoàn thiện.

Để góp phần giải quyết vấn đề này, đại biểu Dương Khắc Mai kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật an sinh xã hội, chăm sóc người cao tuổi một cách toàn diện, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đồng bộ, đa dạng, chất lượng, kết hợp có hiệu quả giữa bảo hiểm mang tính chất xã hội và bảo hiểm, mang tính chất dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dân.

Nhà nước có thể xem xét hỗ trợ Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện để khuyến khích sự tham gia của nhóm lao động tự do, nông dân và các ngành nghề truyền thống hay là thúc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, có cơ chế khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình an sinh xã hội, trong đó có mô hình chăm sóc người cao tuổi nhằm đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của con người, phù hợp với thu nhập và khả năng chi trả của quốc gia vào mỗi người dân. Xây dựng chính sách, pháp luật về an sinh xã hội cho người cao tuổi cần phải thực hiện song song với hệ thống pháp luật về kinh tế.

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Phạm Đình Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum chia sẻ với những khó khăn, thách thức trong công tác lãnh đạo, quản lý của Chính phủ, các bộ ngành trong thời gian qua.

Để thực hiện tốt hơn nữa các kết quả công tác trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo, thực hiện ngay việc rà soát, làm rõ nguyên nhân, từ đó triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm trong thời gian qua.

đại biểu Phạm Đình Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum
Đại biểu Phạm Đình Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum.

Bên cạnh đó, cần rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập Chính phủ đã nêu trong báo cáo trình Quốc hội. Đại biểu đề nghị ưu tiên rà soát, tháo gỡ ngay những bất cập của cơ chế chính sách, những quy định hướng dẫn liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chương trình này đạt yêu cầu về chất lượng, tiến độ đề ra.

Về vấn đề phát triển vùng Tây Nguyên, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm quan tâm, chỉ đạo rà soát và có các cơ chế, chính sách cụ thể để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại, lực cản lớn đối với sự phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là việc chưa có quy định phù hợp về phân cấp, phân quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng.

Đại biểu nhấn mạnh, đây là một trong những nguyên nhân chậm triển khai các dự án, cũng là nguyên nhân gây chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua.

Đại biểu cho rằng, cần sớm ban hành các chính sách phù hợp để triển khai thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển dược liệu, có cơ chế để các tỉnh Tây Nguyên khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế hiện có về nguồn năng lượng tái tạo để phát triển các dự án lớn về điện gió, điện mặt trời, nhằm từng bước giúp Tây Nguyên trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề trọng tâm

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề trọng tâm

Theo chương trình, dự kiến phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra từ ngày 6-8/6. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việc sửa đổi, bổ sung hai dự án luật xuất cảnh, nhập cảnh là cần thiết trong tình hình hiện nay

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việc sửa đổi, bổ sung hai dự án luật xuất cảnh, nhập cảnh là cần thiết trong tình hình hiện nay

Chiều ngày 27/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đã tham gia thảo luận tại tổ 5 ...

Quốc hội hôm nay (31/5) thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2022-2023

Quốc hội hôm nay (31/5) thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2022-2023

Hôm nay (31/5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ...

Đề nghị đãi ngộ cán bộ y tế cơ sở, nâng lương giáo viên

Đề nghị đãi ngộ cán bộ y tế cơ sở, nâng lương giáo viên

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị nâng mức phụ cấp cho giáo viên; có chế độ đãi ngộ ...

Cần tạo 'vaccine số' cho trẻ em trên mạng xã hội

Cần tạo 'vaccine số' cho trẻ em trên mạng xã hội

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương Binh ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động