Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nêu quan điểm, mức sống tối thiểu ngày nay không chỉ là ngày ba bữa cơm, năm hai bộ quần áo như thời bao cấp. (Nguồn: TT) |
Trong phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 28/10, các Đại biểu Quốc hội tiếp tục bàn nhiều về khó khăn của người lao động, công chức, viên chức đặc biệt trong ngành y và đề nghị cần tăng ngay lương.
"Ngành y tế vẫn chưa hết chao đảo"
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) nêu những tồn tại của ngành y tế hiện nay và vấn đề công tác cán bộ. Theo ông Trí, "ngành y tế Việt Nam đã bị chao đảo. Hiện nay vẫn chưa hết chao đảo".
Cán bộ y tế ồ ạt ra khỏi khu vực công, thuốc men và vật tư bị thiếu, việc mua sắm bị đứt gãy đình đốn, tự chủ bệnh viện có nguy cơ đổ vỡ.
Ông Nguyễn Anh Trí cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên. Tuy nhiên, cần thấy rằng, dù bất cứ lý do nào "nếu không có thuốc để điều trị là có lỗi nặng với nhân dân". Do đó, theo ông Trí, bằng mọi giá chúng ta phải giải quyết tình trạng này.
Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, không tự chủ được tại bệnh viện là một sự thất bại, mà nguyên nhân trước hết là do thiếu quyết tâm, thiếu phương pháp.
Qua đây, đại biểu Nguyễn Anh Trí mong Chính phủ, Bộ Y tế tập trung tháo gỡ, trong đó, quan trọng nhất là giao cho bệnh viện tự chủ là phải cho họ được tự chủ, đặc biệt là về tài chính và nhân lực.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng cần tự chủ tại bệnh viện. (Ảnh: Quochoi) |
"Cần tăng lương ngay lập tức từ 1/1/2023"
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, cần có ngay giải pháp tháo gỡ để ngành y tế khôi phục được năng lực và điều kiện hoạt động như trước thời kỳ Covid-19.
Những giải pháp này cần đồng bộ, từ các quy định về đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế.
"Nếu hệ thống y tế không được củng cố ngay, cả về người và cơ sở vật chất, chẳng những không đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ đối với hàng chục triệu nhân dân, người lao động, cán bộ, công viên chức, cán bộ hưu trí và người dân diện chính sách, càng không thể chống chịu được khi dịch bệnh bùng phát lại hay phát sinh mới", đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị ưu tiên quan tâm đến hai ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu hay trợ cấp thu nhập thấp. Các đối tượng thu nhập cao hơn, tăng chậm và ít hơn, để chia sẻ khó khăn chung, tiến tới ban hành luật về lương tối thiểu.
Đại biểu cho rằng: "Mức sống tối thiểu ngày nay không chỉ là ngày ba bữa cơm, năm hai bộ quần áo như thời bao cấp. Trước mắt, để nguồn lực không bị quá tải, những đối tượng thu nhập thấp nhất, không đủ cho mức sống tối thiểu, cần được tăng lương ngay lập tức kể từ 1/1/2023".
Do vậy, đại biểu TP. Hồ Chí Minh đề nghị cần có ngay nghị quyết cải cách tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức viên chức theo nguyên tắc "lương, thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất mở rộng sức lao động và chăm lo một phần cho gia đình".
| TS Lưu Bình Nhưỡng: Việc tăng lương lúc nào cũng cấp thiết để đảm bảo căn bản đời sống người lao động Là người tâm huyết với các vấn đề an sinh xã hội, TS. Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, nguyên ... |
| Bộ trưởng GD&ĐT: Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, chính sách quan trọng là tăng lương Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ trưởng GD&ĐT, một trong những chính sách quan trọng còn là tăng lương. Đây là ... |
| Đại biểu Quốc hội: '16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường' Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường... |
| GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Hợp tác với đại học uy tín nước ngoài là biện pháp khả thi cho sự phát triển nền đại học chất lượng cao ở nước ta GS. NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, việc hợp tác với các đại học có uy tín ở nước ngoài là một biện pháp khả ... |
| TS. Bùi Sỹ Lợi: 'Đã đến lúc phải cải cách chính sách tiền lương' "Muốn cán bộ, công chức sống được bằng lương thì Nhà nước cần phải chuẩn bị nguồn lực cho cải cách tiền lương theo quan ... |