Đại dịch Covid-19 gia tăng bất bình đẳng

BÙI NGỌC SƠN
Sau hai năm trải qua đại dịch Covid-19, vấn đề bất bình đẳng gia tăng, những khó khăn đối với người nghèo trên toàn cầu thêm chồng chất và làm thế nào để giúp những người nghèo vượt qua được khó khăn trong trước mắt và đối phó với những khó khăn xuất hiện trong tương lai sau đại dịch là những câu hỏi lớn dành cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 đã làm trầm trọng thêm bất bình đẳng giữa các nước, giữa dân số thành thị và nông thôn, và giữa các cộng đồng dân cư có điều kiện kinh tế xã hội, tuổi tác, giới và màu da khác nhau.
Covid-19 đã làm trầm trọng thêm bất bình đẳng giữa các nước, giữa dân số thành thị và nông thôn, và giữa các cộng đồng dân cư có điều kiện kinh tế xã hội, tuổi tác, giới và màu da khác nhau. Ảnh minh họa. (Nguồn: Financial Times)

Khoảng cách giàu nghèo gia tăng

Các nghiên cứu cho thấy Covid-19 đã làm trầm trọng thêm bất bình đẳng giữa các nước, giữa dân số thành thị và nông thôn, và giữa các cộng đồng dân cư có điều kiện kinh tế xã hội, tuổi tác, giới và màu da khác nhau.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau hai năm, Covid-19 đã khiến 3 triệu người chết, suy thoái kinh tế kinh toàn cầu và 120 triệu người bị đẩy xuống mức cực nghèo trong khi các tỷ phủ lại giàu thêm.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hậu quả đại dịch đối với những người nghèo nhất là nặng nề nhất. Năm 2021, thu nhập trung bình của 40% nhóm người nghèo nhất thấp hơn 6,7% của nhóm 40% giàu nhất, tức giảm 2,8% so với trước đại dịch.

Lý do cơ bản là nhóm 40% nghèo này vẫn chưa phục hồi được những thu nhập mà họ mất, trong khi nhóm 40% giàu hơn lại phục hồi được 45% thu nhập bị mất. Trong hai năm 2019 -2021, thu nhập trung bình của nhóm 40% nghèo giảm mất 2,2%, trong khi nhóm 40% giàu hơn chỉ mất có 0,5%.

Giảm thu nhập có nghĩa là tỷ lệ nghèo trên toàn cầu tăng lên. Ước tính khoảng 97 triệu người phải sống với mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày (mức cực nghèo theo định nghĩa của LHQ) và khoảng 163 triệu người có thu nhập dưới 5,5 USD/ngày, vì đại dịch.

Tỷ lệ cực nghèo trên toàn cầu tăng từ 7,8% năm 2019 lên 9,5% năm 2020 và giảm đôi chút xuống 9,1% trong năm 2021 nhờ phục hồi kinh tế. Ước tính thế giới phải mất từ 3-4 năm mới có thể loại bỏ được tình trạng cực nghèo.

Bất bình đẳng giữa các quốc gia tăng trở lại sau một thời kỳ dài giảm xuống. Nguyên nhân là do một số nước bị tác động tiêu cực nhiều hơn và khi kinh tế thế giới phục hồi thì sự phục hồi cũng không đồng đều. Những nước nghèo có khuynh hướng phải chịu khủng hoảng lâu hơn và sâu sắc hơn. Điều này đang đảo ngược thành tích giảm bất bình đẳng mà thế giới có được trước đại dịch.

Thời kỳ 1993-2017, bất bình đẳng giữa các quốc gia giảm liên tục. Đáng chú ý, mức giảm lớn nhất lại xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

Từ 2008-2013, mức bất bình đẳng giữa các quốc gia giảm khoảng 16%. Xét tổng thể, bất bình đẳng giữa các nước giảm tới 34% trong thời kỳ 1993-2017. Nghĩa là, một phần ba khoảng chênh lệch giữa các nước bị loại bỏ trong vòng 25 năm. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhưng Covid-19 được dự báo sẽ làm cho mức bất bình đẳng giữa các nước tăng 1,2% lần đầu tiên sau 25 năm. Theo tính toán, nếu không có đại dịch, mức chênh lệch giàu nghèo giữa các nước sẽ giảm 2,6%. Như vậy Covid-19 đã xóa bỏ mức giảm bất bình đẳng đạt được trong thời kỳ từ 2013-2017.

Trong phạm vi từng nước, Covid-19 cũng làm tăng bất bình đẳng khi mức nghèo khổ tăng cùng với số tỷ phú. Bất bình đẳng giữa những người trẻ tuổi cũng tăng vì nhóm người này có tỷ lệ gia nhập lực lượng lao động cao và số liệu cho thấy những người gia nhập lực lượng lao động trong thời kỳ dịch bệnh có thu nhập thấp hơn những người gia nhập lực lượng lao động trước và sau đại dịch.

WB cho biết nguyên nhân gia tăng bất bình đẳng trong từng nước là những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như phụ nữ, những người có học vấn thấp, và những người làm thuê không chính thức ở các vùng đô thị bị tác động tiêu cực rất nặng nề. Thu nhập của nhóm nghèo nhất (chiếm 20% dân cư) bị giảm 3% trong khi của nhóm giàu nhất (chiếm 20% dân cư) chỉ giảm 0,8%.

Quan trọng, bất bình đẳng và tổn hại xã hội vì Covid-19 sẽ tồn tại dai dẳng trong dài hạn. Những người nghèo phải dùng nhiều tiền tiết kiệm và tài sản để dành để chi tiêu trong đại dịch sẽ không còn khả năng chống chọi khó khăn trong tương lai. Điều này sẽ gây hậu quả cho sự phát triển về thể chất và tinh thần đối với thế hệ sau. Ước tính Covid-19 có thể dẫn đến mất từ 0,3 đến 0,9 năm học của trẻ em trong những gia đình bị tác động nhiều nhất.

Ngoài ra, mất việc làm của nhóm người dễ bị tổn thương nhất như người trẻ tuổi, phụ nữ, những người không có giáo dục đại học, có thể làm giảm năng suất lao động và thu nhập cả khi nền kinh tế phục hồi.

Hàng triệu người lao động trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và nghỉ tạm thời bởi Covid-19. (Nguồn: LICAS News)
Hàng triệu người lao động trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và nghỉ tạm thời bởi Covid-19. (Nguồn: LICAS News)

Kinh nghiệm trợ giúp người nghèo

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gia tăng bất bình đẳng vì đại dịch. Để ngăn phá sản và giúp dân chúng, các ngân hàng trung ương đã bơm một lượng tiền khổng lồ ra thị trường. Nhưng lượng tiền lớn này đã làm tăng giá hoặc duy trì ở mức cao các tài sản như nhà ở, chứng khoán.

Những người giàu vốn sở hữu những tài sản này sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong cuộc sống và vẫn có thêm thu nhập từ sản của mình, trong khi những người không sở hữu những tài sản đó thì luôn gặp khó khăn vì chỉ trông cậy vào tiền cứu trợ trong khi giá cả lại có xu hướng tăng.

Bất bình đẳng trên thị trường lao động tăng vì đại dịch đã buộc phải làm việc từ xa. Nhóm người có học vấn, được đào tạo và có kỹ năng có điều kiện để tham gia thị trường lao động trong khi nhóm người nghèo không có lợi thế này thì phải chịu nhiều bất lợi. Hàng triệu người trong nhóm này luôn phải đối mặt với lựa chọn hoặc ở nhà để an toàn hoặc phải chấp nhận rủi ro nhiễm bệnh để có thức ăn cho gia đình.

Thêm vào đó, người nghèo thiếu kiến thức về kỹ thuật số và khả năng tài chính để có được những phương tiện số mới nhất nên thường bị bất lợi thế so với những người có điều kiện tốt về tài chính. Quá trình chuyển đổi số tăng tốc vì đại dịch trong nền sản xuất và mọi hoạt động của đời sống xã hội cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng gia tăng.

Người có thu nhập thấp thiếu kỹ năng, và thiếu tài chính để có phương tiện công nghệ thích hợp sẽ có nguy cơ bị loại khỏi các hoạt động kinh tế có thu nhập tốt và ổn định. Tình trạng này sẽ kéo dài sau đại dịch. Nói cách khác, chênh lệch giữa thu nhập thấp và cao, kỹ năng thấp và cao, sẽ ngày càng nới rộng ra, gây ra bất bình đẳng thu nhập lớn hơn.

Trợ giúp người nghèo vượt qua khó khăn vì đại dịch là một trọng tâm chính sách lớn bên cạnh các chính sách phục hồi kinh tế của các chính phủ, các tổ chức quốc tế và trong nước.

Quan trọng nhất phải kể đến các phần chi tiêu trong các gói cứu trợ từ ngân sách. Hầu hết các gói cứu trợ từ ngân sách đều dành phần không nhỏ cho mục đích này vì người lao động là nhóm bị tổn hại nặng nề nhất.

Chẳng hạn, trong gói giải cứu hơn 900 tỷ USD mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành nhằm chống tác động của đại dịch đến nền kinh tế thì phần chi trực tiếp hoặc gián tiếp cho người lao động là 600 tỷ USD để giúp họ chi trả các chi phí sinh hoạt.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của Việt Nam người ta nhận thấy rằng quyết định gói chi tiêu là quan trọng, nhưng phần thiết kế kỹ thuật của chính sách cho gói chi tiêu quan trọng không kém. Chính phủ Việt Nam cũng nhanh chóng đưa gói cứu trợ trị giá 60 ngàn tỷ đồng khi dịch bùng phát. Nhưng do thiếu khâu thiết kế kỹ thuật để thi hành nên hiệu quả của gói cứu trợ này không cao.

Cụ thể, gói cứu trợ không quy định cụ thể làm thế nào để người lao động có thể nhận được tiền cứu trợ nhanh nhất. Do dó, mỗi địa phương lại đặt ra những qui định khác nhau, thậm chí nhiều qui định không hợp lý.

Chẳng hạn, đòi hỏi người nhận tiền trợ cấp phải lấy xác nhận quá nhiều trong điều kiện phong tỏa là điều không thể. Kết quả, nhiều người không thể nhận được tiền cứu trợ. Trong trường hợp ở Mỹ và các nước phát triển, chính phủ chuyển tiền trực tiếp từ ngân sách vào tài khoản ngân hàng của người lao động, dù họ biết có thể có sai sót nhưng điều này không quan trọng vì họ chấp nhận phát nhầm còn hơn bỏ sót.

Singapore có chương trình “Không bỏ sót một ai lại phía sau” với nhiều chương trình trợ giúp nhóm người nghèo bị bất lợi thế, với nhiều thành phần tham gia và có nhiều hình thức giúp đỡ,nhằm loại bỏ những chênh lệch về kỹ thuật số và loại bỏ quan niệm bị loại bỏ khỏi suy nghĩ của những người nghèo. Chính phủ đến tận nhà lắp đặt các thiết bị wifi và cung cấp dịch vụ băng thông rộng miễn phí nhằm giúp dân nghèo tiếp cận với Internet để nhận thông tin, hướng dẫn, làm việc và học online.

Singapore thành lập nhiều tổ chức với nhiệm vụ cụ thể nhằm giúp nhóm người nghèo: tổ chức chuyên giúp học sinh nghèo, tổ chức chuyên giúp điều trị Covid-19, tổ chức chuyên giúp giải quyết nợ nần, hay đào tạo kỹ năng mới để quay lại làm việc, tổ chức từ thiện chuyên cung cấp bữa ăn đủ dinh dưỡng cho người nghèo vì những người này không đủ chi tiêu để có thực phẩm đủ dinh dưỡng, thậm chí họ còn gặp rủi ro an toàn thực phẩm khi phải dùng những thực phẩm hư hỏng vì thiếu tiền.

Một số tổ chức khác cung cấp các khoản trợ cấp cho các hộ nghèo nhằm giúp họ trả được các chi phí công ích, nợ cầm cố mua nhà hay mua các đồ dùng gia đình, hay tài trợ cho những người có thu nhập thấp có được kỹ năng mới.

IMF và LHQ cho rằng để giải quyết tình trạng bất bình đẳng gia tăng cần phải đẩy nhanh tiêm chủng ở những nước thu nhập trung bình và thấp để có được sự phục hồi càng sớm càng tốt. Sư phân phối vaccine không đều và chậm sẽ để lại hậu quả lớn và lâu dài cho thế giới về mặt bất bình đẳng và nghèo đói.

Có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau:

Thứ nhất, Covid-19 đã tạo ra một vòng xoáy tồi tệ theo đó, người nghèo có ít hoặc không có tài sản sinh lời, hoặc trông vào thu nhập từ việc làm chân tay không ổn định khi mất việc là lập tức khó khăn. Điều này, đến lượt nó, lại khiến họ không có điều kiện chống lại dịch bệnh và khi bị dịch bệnh lại càng khó khăn hơn trong điều trị, ngăn lây lan, chăm sóc và giáo dục trẻ con, kết quả càng nghèo và tương lai sẽ khó quay trở lại cuộc sống bình thường nếu không được hỗ trợ.

Nói cách khác, đã nghèo thì càng nghèo vì đại dịch. Đó là cách thức mà Covid-19 khiến khoảng cách giàu nghèo tăng lên và tình trạng nghèo thêm trầm trọng và có khuynh hướng kéo dài trong tương lai sau dịch.

Thứ hai, ban hành chính sách cứu trợ là không đủ mà quan trọng là phải thiết kế chính sách sao cho tiền đến tay người cần được trợ giúp nhanh nhất.

Thứ ba, cần huy động đa dạng nhiều loại hình tổ chức, các quỹ, các cá nhân hảo tâm và tạo điều kiện để họ tham gia hỗ trợ người nghèo.

Thứ tư, quan trọng không kém, các tổ chức này nên được phân công cụ thể hành động với từng mục đích cụ thể sẽ đem lại hiệu quả cao. Kinh nghiệm của Singapore cho thấy điều này.

Thứ năm, cần nhận thức rằng dù Covid-19 qua đi thì hậu quả đối với tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói sẽ là dai dẳng. Bởi thị trường lao động đã bị làm méo mó, theo nghĩa là xuất hiện khuynh hướng một số lao động không quay lại làm việc, hoặc chọn việc không ổn định nhưng tương lai sẽ không được tiếp cận BHYT, BHXH. Điều này sẽ đem lại gánh nặng cho xã hội và gia đình trong tương lai.

Do đó, việc giúp những người lao động nghèo quay trở lại làm việc bình thường là rất quan trọng. Nghĩa là, cần phải giúp họ làm thế nào để họ tìm được công việc mới có thu nhập ổn định trong một thị trường lao động mới đã có nhiều biến đổi. Đào tạo lại kỹ năng, giúp hay trợ cấp cho đào tạo kỹ năng mới cho họ để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh số hóa là điều hết sức quan trọng.

Ở góc nhìn giáo dục, những trẻ em nghèo khó tiếp cận học online hơn, sự mất mát kiến thức sau dịch cũng khó bù đắp hơn. Hiệu ứng tiêu cực này sẽ còn tồn tại trong nhiều năm tới, thậm chí là cả thế hệ, khi các em này tham gia lực lượng lao động mà không được giáo dục đầy đủ như trước đại dịch. Nói cách khác, sự bất bình đẳng về giáo dục, đào tạo dẫn đến bất bình đẳng trên thị trường lao động vì đại dịch và loại bất bình đẳng này sẽ tồn tại dai dẳng.
Covid-19 làm gia tăng bất bình đẳng toàn cầu

Covid-19 làm gia tăng bất bình đẳng toàn cầu

Sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội vốn đã tăng ở các nước đang phát triển, nay càng trở nên trầm trọng ...

Loại vaccine Covid-19 nào có hiệu quả nhất cho mũi tăng cường?

Loại vaccine Covid-19 nào có hiệu quả nhất cho mũi tăng cường?

Vaccine sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer, Moderna tăng nhiều kháng thể nhất so với các loại vaccine còn lại và có lợi thế ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Chiều 16/4, tại TP. Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ninh tổ chức hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn ...
XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xo so mien nam. SXMN 19/4. kết quả xổ số ngày 19 tháng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xử Nữ gặp vận đào hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xử Nữ gặp vận đào hoa

Tử vi hôm nay 20/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 19/4 - SXMN 19/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 19/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 19/4 - SXMN 19/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 19/4/2023. kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. xổ số hôm nay 19/4. SXMN 19/4. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Honda của các dòng City 2021, HR-V 2021, CR-V 2021, HR-V 2022, Accord 2021, Brio 2021, Civic 2021, Accord 2022, Civic 2022, Civic Type R 2022, ...
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Hải quân Morocco giải cứu 54 người di cư ngoài khơi Đại Tây Dương

Hải quân Morocco giải cứu 54 người di cư ngoài khơi Đại Tây Dương

Morocco đã trở thành một trong những điểm trung chuyển chính đối với những người di cư châu Phi vượt biển để tìm đến những vùng đất hứa.
Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV có nhiều nội dung sai sự thật

Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV có nhiều nội dung sai sự thật

Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt bày tỏ thất vọng trước Báo cáo riêng của các cơ quan LHQ tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV.
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việc bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành UN Women thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với các chính sách về thúc đẩy bình đẳng giới.
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Bài cuối: Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Bài cuối: Bác bỏ luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Luận điệu 'đảng viên quá độ', mới nghe dường như 'thuận tai', hợp lý; song thực chất, đó là quan điểm sai trái về lý luận và phản động về thực tiễn.
Bài 1: Tính nguy hại của luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Bài 1: Tính nguy hại của luận điệu ‘đảng viên quá độ’

Thực chất của luận điệu 'đảng viên quá độ' là hạ thấp tiêu chuẩn của đảng viên, xuyên tạc bản chất tốt đẹp, tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động