Đại dịch Covid-19: Sự nguy hiểm của các biến chủng SARS-CoV-2 mới, những điều nên biết

Minh Châu
Nhìn vào bức tranh về tình hình lây nhiễm dịch Covid-19 hiện nay có thể thấy, trên thế giới, tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự nguy hiểm của các biến chủng virus SARS-CoV-2 mới, những điều nên biết. (Nguồn: The Economist)
WHO nhấn mạnh rằng, đợt bùng phát Covid-19 hiện nay ở Ấn Độ không hoàn toàn là do sự xuất hiện của biến chủng mới mà còn do nhiều yếu tố khác, trong đó có sự lơ là trong phòng dịch. (Nguồn: The Economist)

Mới đây, trong bối cảnh gia tăng nhanh các ca bệnh tại cộng đồng, Bộ Y tế Singapore (MOH) đã phát hiện ra gần một nửa trong số 60 ca lây nhiễm Covid-19 trong nước được phát hiện vào tuần trước, đã bị nhiễm các biến thể đáng lo ngại hoặc được giới y học khuyến cáo.

29 trường hợp lây nhiễm nội địa này có các biến thể virus lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, Nam Phi, Brazil hoặc Ấn Độ.

Bộ trưởng Giáo dục Lawrence Wong, người đồng chủ trì lực lượng đặc biệt chống Covid-19 của Singapore, cho biết, trước đây đã có những trường hợp nhiễm bệnh riêng lẻ, nhưng ít phát triển thành cụm.

“Các chủng biến thể mới có tỷ lệ tấn công cao hơn, có khả năng lây nhiễm mạnh hơn và gây ra các cụm nhiễm bệnh lớn hơn trước. Do các biến thể mới mà các trường hợp dễ lây nhiễm hơn và các chùm ca bệnh lớn hơn đang hình thành", ông Lawrence Wong cho biết.

Ông Wong đưa ra cảnh báo tại cuộc họp báo của lực lượng đặc nhiệm ngày 4/5 rằng, tình hình Covid-19 toàn cầu đã trở nên tồi tệ hơn, với các biến thể và trường hợp mới lan rộng từ Nam Á sang Đông Nam Á.

Việt Nam hiện có tổng cộng 1691 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Trong đó, tính từ khi phát hiện ca đầu tiên của đợt dịch mới (ngày 27/4) đến nay, số ca mắc mới đã nhanh chóng lên tới hơn 100, ghi nhận tại nhiều ổ dịch và nhiều, tỉnh, thành phố trên khắp cả nước.

Nguyên nhân nào khiến virus biến đổi thành một biến thể mới?

Khi một loại virus lưu hành rộng rãi trong quần thể và gây bệnh nhiễm trùng trong phạm vi rộng lớn, thì khả năng virus đột biến sẽ tăng lên. Virus càng có nhiều cơ hội lây lan, thì nó càng tái tạo - và càng có nhiều cơ hội để trải qua những thay đổi.

Hầu hết các đột biến của virus có ít hoặc không ảnh hưởng đến khả năng gây nhiễm trùng và bệnh tật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí của những thay đổi trong vật liệu di truyền của virus, chúng có thể ảnh hưởng đến các đặc tính của chủng virus, chẳng hạn như khả năng lây truyền (có thể lây lan dễ dàng hơn hoặc ít hơn) hoặc mức độ nghiêm trọng (có thể gây ra bệnh nặng hơn hoặc nhẹ hơn).

Biến chủng virus mới sẽ làm tăng số ca mắc?

Thời gian gần đây, một số biến thể SARS-CoV-2 mới đã được mô tả không chỉ dễ lây truyền hơn mà còn có thể thoát khỏi cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch do vaccine. Nó còn có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do covid-19.

Theo các chuyên gia, chưa khẳng định những biến thể này sẽ tạo ra một đại dịch mới trong đại dịch, tuy nhiên, ở các quốc gia như Anh, Nam Phi, Brazil… đã thay đổi động thái với các đợt bùng phát mới nhất, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến xấu hơn.

Đáng chú ý, mặc dù những biến thể này phát triển độc lập ở những nơi khác nhau trên toàn cầu, nhưng chúng có chung những đột biến chính liên quan đến liên kết thụ thể. Sự tiến hóa của virus này là một quá trình bình thường được biết đến từ các virus corona theo mùa, nhưng quá trình tiến hóa hội tụ cho thấy, khi ngày càng có nhiều người có kháng thể chống lại SARS-CoV-2, virus đang phát triển một cấu hình hoàn hảo hơn.

Các biến thể có thể ảnh hưởng đến đại dịch Covid-19 theo nhiều cách như, tăng khả năng lây truyền; tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh; giảm thiểu khả năng bảo vệ khỏi sự lây nhiễm SARS-CoV-2 trước đó; giảm phản ứng với vaccine; giảm đáp ứng với các kháng thể đơn dòng.

Tỷ lệ lây truyền cao hơn sẽ dẫn đến nhiều ca mắc bệnh hơn, làm tăng số người bệnh cần chăm sóc lâm sàng, làm trầm trọng thêm gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đã rất căng thẳng và cuối cùng dẫn đến nhiều ca tử vong hơn.

Do đó, sự gia tăng khả năng lây truyền của các biến thể mới có thể đòi hỏi phải thực hiện nghiêm ngặt hơn các biện pháp tiêm chủng và các giải pháp giảm thiểu sự lây lan (như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, vệ sinh tay…) để kiểm soát sự lây truyền của virus. Những biện pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu chúng được thiết lập càng sớm càng tốt.

Biến chủng N440K gây tử vong gấp 15 lần, nhưng B.1.167 lại lây lan rất mạnh

N440K là biến chủng SARS-CoV-2 xuất hiện đầu tiên ở miền Nam Ấn Độ, hiện đã được phát hiện ở nhiều khu vực khác nhau của quốc gia này.

Tỷ lệ nhiễm biến chủng này đang giảm và được thay thế bằng biến chủng SARS-CoV-2 có đột biến kép và biến chủng Anh. Đây là nhận định của Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử (CCMB) Ấn Độ dựa trên việc phân tích số liệu giải trình tự gen.

Các biến chủng thay thế cho N440K đang lây lan tại các bang chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất ở Ấn Độ trong đợt dịch hiện tại. Các dòng lây nhiễm biến chủng N440K không phải là các dòng chủ đạo trong làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Ấn Độ. Thay vào đó, các biến chủng đang được chú ý là B.1.617 (hay biến chủng kép bắt nguồn từ Ấn Độ) và B.1.1.7 (biến chủng có nguồn gốc từ Anh).

Biến chủng B.1.167 đang lây lan tại Ấn Độ chứa “đột biến kép” L452R (từng xuất hiện trong biến thể ở Mỹ) và E484Q (giống với loại xuất hiện ở Nam Phi và Brazil). Bên cạnh 2 đột biến này, biến chủng B.1.617 cũng có khoảng 11 đột biến khác.

Mới đây, WHO cho biết, tính đến ngày 27/4, biến chủng chứa đột biến kép của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm có tên gọi B.1.617 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ đã được tìm thấy trong hơn 1.200 trình tự gen thu thập ở ít nhất 17 quốc gia khác, trong đó phần lớn các trình tự gen được thu thập từ Ấn Độ, Anh, Mỹ và Singapore.

WHO đã đưa biến chủng B.1.617 vào diện “biến chủng đáng chú ý” nhưng chưa xếp vào diện “biến chủng đáng lo ngại” hay biến chủng nguy hiểm hơn chủng ban đầu, vì khả năng lây nhiễm cao hơn, tỷ lệ gây tử vong cao hơn, kháng vaccine mạnh hơn.

Nếu khả năng gây chết người của N440K cao gấp 15 lần các biến chủng còn lại ở Ấn Độ, biến chủng B.1.167 lại có khả năng lây lan nhanh chóng, được coi là một phần nguyên nhân khiến Ấn Độ rơi vào cuộc khủng hoảng Covid-19 nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ở đất nước này.

Tuy nhiên, WHO cũng nhấn mạnh rằng, đợt bùng phát dịch Covid-19 hiện nay ở Ấn Độ không hoàn toàn là do sự xuất hiện của biến chủng mới mà còn do nhiều yếu tố khác, trong đó có sự lơ là phòng dịch.

Chúng ta có thể ngăn chặn các biến thể Covid-19 mới trong tương lai không?

Theo khuyến cáo của WHO, việc ngăn chặn sự lây lan tại nguồn vẫn là chìa khóa quan trọng.

Các biện pháp hiện tại để giảm sự lây truyền - bao gồm, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, tránh xa cơ thể, thông gió tốt và tránh những nơi đông người hoặc những nơi đóng kín - tiếp tục có tác dụng chống lại các biến thể mới, bằng cách giảm lượng virus lây truyền và do đó cũng giảm cơ hội cho virus đột biến.

Tiêm chủng vẫn quan trọng ngay cả khi có những biến thể mới?

Mở rộng quy mô sản xuất vaccine và tung ra vaccine càng nhanh càng tốt sẽ là những cách quan trọng để bảo vệ con người trước khi họ tiếp xúc với virus và nguy cơ xuất hiện các biến thể mới.

Cần ưu tiên tiêm vaccine cho các nhóm nguy cơ cao ở mọi nơi, để tối đa hóa khả năng bảo vệ toàn cầu chống lại các biến thể mới và giảm thiểu nguy cơ lây truyền.

Hơn nữa, đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19 là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết để ngăn chặn đại dịch đang phát triển. Theo WHO, khi có nhiều người được chủng ngừa hơn, hy vọng sự lây lan của virus sẽ giảm, do đó sẽ ít đột biến hơn.

Vaccine là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại Covid-19. “Chúng ta không được ngừng tiêm chủng vì lo ngại các biến thể mới, mà chúng ta phải tiếp tục tiêm chủng ngay cả khi vaccine có thể kém hiệu quả hơn đối với một số biến thể của SARS-CoV-2. Chúng ta cần sử dụng các vũ khí chúng ta có, đồng thời tiếp tục cải thiện vũ khí đó. Tất cả chúng ta chỉ an toàn nếu mọi người đều an toàn.” WHO khuyến cáo.

TIN LIÊN QUAN
Vừa 'đòi' trả 1.000 liều vaccine Covid-19 cho Trung Quốc, Philippines được Bắc Kinh gửi thêm lô mới
Bệnh viện K chính thức thông báo về 10 trường hợp nghi nhiễm Covid-19
Cập nhật Covid-19 ngày 7/5: Số ca tử vong thực tế gấp đôi con số chính thức?; châu Phi có nguy cơ bùng phát; miễn trừ bản quyền sáng chế với vaccine
Covid-19 ở Ấn Độ - mối đe dọa với kinh tế toàn cầu
Đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19, các sân bay quốc tế lại 'chật như nêm'
(theo WHO, Covidreference)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động