Đại hội XII và những điểm mới về đường lối đối ngoại

Những điểm mới trong Văn kiện Đại hội xII đã góp phần khẳng định vị thế và vai trò chủ công, là tuyến đầu của công tác đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dai hoi xii va nhung diem moi ve duong loi doi ngoai Hội nghị Ngoại giao 29: Nhìn lại một hành trình, hướng về một tương lai
dai hoi xii va nhung diem moi ve duong loi doi ngoai (Trực Tuyến): Khai mạc Hội nghị Ngoại giao 29

Lần đầu tiên, nhiệm vụ đối ngoại nằm trong các thành tố của chủ đề Đại hội. Đó là "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại."

So với Đại hội XI, Đại hội XII đã bổ sung vào chủ đề nội dung “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định” để nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong tổng thể đường lối phát triển đất nước và đồng thời nêu rõ hai nhiệm vụ quan trọng nhất của đối ngoại là bảo vệ Tổ quốc và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để triển khai các nhiệm vụ xây dựng đất nước trong 5 năm tới và các năm tiếp theo.

dai hoi xii va nhung diem moi ve duong loi doi ngoai
Thứ trưởng Đặng Đình Quý dự Lễ ký MOU về hợp tác giữa Cục Ngoại vụ và Phòng Thương mại Hàn Quốc (Ngày 1/3/2016). (Ảnh: Quang Hòa/TGVN).

Văn kiện Đại hội XII cũng đề cập rõ hơn và ở mức cao nhất mục tiêu đối ngoại. Lần đầu tiên, mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu trong Văn kiện Đại hội XI. Văn kiện Đại hội XII làm rõ hơn và phát triển thành “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.” Qua đó, Đảng ta khẳng định: Thứ nhất, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc là đồng nhất; Thứ hai, lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam được xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, không phải là những lợi ích dân tộc vị kỷ, hẹp hòi; Thứ ba, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc phải là nguyên tắc tối cao của mọi hoạt động đối ngoại, lợi ích quốc gia - dân tộc phải là tối thượng, là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả của mọi hoạt động đối ngoại.

Lần đầu tiên, phương châm chỉ đạo các hoạt động đối ngoại được nêu rõ hơn. Văn kiện Đại hội Đảng khẳng định phương châm đối ngoại “vừa hợp tác, vừa đấu tranh.” Trước đó, phương châm này đã được nêu trong nghị quyết Trung ương VIII (2003), nhưng ở tầm văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng, đây là lần đầu tiên Đảng ta khẳng định phương châm này để nhấn mạnh tính chất hai mặt, đan xen và theo đó là sự linh hoạt trong quan hệ đối ngoại.

Quan điểm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được nêu cụ thể hơn. Hai nhiệm vụ đối ngoại “giữ vững môi trường hòa bình” và “bảo vệ vững chắc Tổ quốc” có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu giữ vững được môi trường hòa bình, các hoạt động đối ngoại sẽ thực hiện được phương châm thêm bạn bớt thù, tức là đã đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Tổ quốc từ xa và giữ nước từ khi nước chưa nguy. Điều này giúp khẳng định vị thế và vai trò chủ công, là tuyến đầu của công tác đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 

dai hoi xii va nhung diem moi ve duong loi doi ngoai

Ngoài ra, Văn kiện lần đầu tiên nêu rõ: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.” Điều đó có nghĩa là lần đầu tiên Đảng ta cụ thể hóa nội hàm của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đây đồng thời là nội hàm chính của lợi ích quốc gia - dân tộc, là những lợi ích cốt lõi và sống còn toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm bảo vệ đến cùng. Phương châm “kiên quyết, kiên trì,” có nghĩa là đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, nhất là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không được nóng vội, manh động mà phải tận dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tận dụng mọi kênh, mọi phương thức có thể trong khi không loại trừ bất kỳ biện pháp, phương cách nào để quyết bảo vệ đến cùng các lợi ích kể trên. 

Các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn đối với quá trình hội nhập quốc tế được nêu rõ hơn trong văn kiện Đại hội XII. Định hướng hội nhập quốc tế được nêu trong Văn kiện Đại hội XI được Văn kiện Đại hội XII cụ thể hóa bằng những quan điểm chỉ đạo cụ thể gồm: Thứ nhất, phải bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị. Thứ hai, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh của đất nước. Thứ ba, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế. Và thứ tư, hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu, bất lợi.

Cụ thể, trong 5 năm tới, hội nhập kinh tế quốc tế tập trung vào quá trình triển khai các cam kết đã ký kết; hội nhập trong lĩnh vực chính trị tập trung vào việc đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với an ninh và phát triển của đất nước, đưa khuôn khổ đã xác lập đi vào thực chất; hội nhập trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập chung và các hoạt động khác; và hội nhập trong lĩnh vực văn hóa - xã hội tập trung vào việc áp dụng và tham gia xây dựng các bộ tiêu chí phục vụ xây dựng nền kinh tế trí thức, con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Đặc biệt, văn kiện Đại hội XII đã nhấn mạnh yêu cầu phát triển công tác đối ngoại đa phương, đặt ra yêu cầu mới: công tác đối ngoại đa phương không chỉ phải chuyển mạnh từ “tham dự” sang “chủ động tham gia,” nhất là vào quá trình xây dựng và định hình các quy tắc và luật lệ mới, mà còn phải phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương. Định hướng này cũng chỉ rõ các cơ chế đa phương được ưu tiên trong 5 năm tới là ASEAN và Liên hợp quốc.

Đồng thuận lớn, thách thức mới

Trong bối cảnh tình hình thế giới chuyển biến rất nhanh, với những tác động thuận nghịch đan xen, đường lối chính sách đối ngoại mà Đại hội XII đưa ra có giá trị định hướng rất quý báu và tạo thuận lợi lớn cho công tác đối ngoại thời gian tới.

Cụ thể, công tác đối ngoại sẽ được xây dựng trên một cơ sở đồng thuận xã hội lớn hơn, đó là lợi ích quốc gia - dân tộc. Đồng thuận lớn hơn sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường nhất trí trong toàn bộ hệ thống chính trị về các vấn đề đối ngoại, theo đó huy động nhiều hơn nữa nguồn lực bên trong cho công tác đối ngoại và kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công tác đối ngoại. Quan trọng hơn, nhấn mạnh việc theo đuổi lợi ích quốc gia - dân tộc đã góp phần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đối ngoại.. Lợi ích quốc gia - dân tộc đã trở thành tiêu chí tối cao để đánh giá hiệu quả sự chỉ đạo của Đảng trong hoạch định và của toàn bộ hệ thống trong triển khai đường lối đối ngoại của Đảng. Sự khẳng định theo đuổi lợi ích quốc gia - dân tộc còn làm cơ sở cho chúng ta áp dụng bài học đối ngoại rất thành công trong thời đại Hồ Chí Minh là “dĩ bất biến, ứng vạn biến.”

dai hoi xii va nhung diem moi ve duong loi doi ngoai
Thứ trưởng Đặng Đình Quý phát biểu tại Lễ ký MOU về hợp tác giữa Cục Ngoại vụ và Phòng Thương mại Hàn Quốc (Ngày 1/3/2016). (Ảnh: Quang Hòa/TGVN).

Cuối cùng, việc theo đuổi lợi ích quốc gia - dân tộc còn tạo cơ sở ngày càng vững chắc để chúng ta đấu tranh và hợp tác với các đối tác bên ngoài. Việc quan tâm đến lợi ích của đối tác, và phù hợp với luật pháp quốc tế là những cơ sở rất có sức thuyết phục để chúng ta triển khai công tác đối ngoại, tạo ra điểm đồng lợi ích để xây dựng quan hệ cùng có lợi với các đối tác và tạo cơ sở đấu tranh khi lợi ích không song trùng.

Công tác đối ngoại triển khai Nghị quyết Đại hội XII cũng sẽ gặp phải một số thử thách lớn hơn trước. Ngoài thực tế là tình hình thế giới và khu vực đang có những chuyển biến nhanh chóng và khó lường tạo ra các thách thức mới, yêu cầu đối với công tác đối ngoại của nước ta trong thời gian tới sẽ tạo ra thử thách lớn hơn mà công tác đối ngoại cần phải xử lý.

Thứ nhất, thời gian 5 năm tới là giai đoạn then chốt của sự nghiệp đổi mới ở nước ta để đưa nước ta bước vào hàng ngũ các nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa với các mô hình tăng trưởng mới và bền vững hơn. Công tác đối ngoại phải phục vụ nhiệm vụ then chốt này. Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ tạo và giữ môi trường hòa bình ổn định, công tác đối ngoại phải trực tiếp phục vụ phát triển đất nước thông qua việc khai thác các nguồn lực bên ngoài và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để củng cố sự kết nối của nước ta về kinh tế, chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội với khu vực và thế giới, tức là phải trở thành cầu nối quan trọng để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Thứ hai, công tác đối ngoại đã trở thành tuyến đầu trong việc bảo vệ an ninh và chủ quyền đất nước và bảo vệ đất nước từ xa. Để làm được điều này, công tác đối ngoại phải đóng góp trực tiếp vào việc đưa các mối quan hệ của Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu để củng cố xu thế hữu nghị và hợp tác của các đối tác đó với Việt Nam, đồng thời chủ động và tích cực tham gia tạo dựng luật chơi trong các tổ chức đa phương, nhất là ASEAN và Liên hợp quốc để có thể tận dụng chính các luật chơi đó bảo vệ có hiệu quả quyền lợi quốc gia - dân tộc của chúng ta.

Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “công tác đối ngoại có vai trò đi đầu trong việc đảm bảo môi trường hòa bình thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nói cách khác, Đảng, Nhà nước và nhân dân đang có những kỳ vọng mới đối với công tác đối ngoại, và điều đó yêu cầu ngành đối ngoại phải chủ động và tích cực hơn đương đầu với những thử thách mới để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thứ ba là công tác đối ngoại đã ngày càng trở nên đa dạng và toàn diện, đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, tất cả các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và cả người dân. Điều này làm cho yêu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ chế thống nhất quản lý công tác đối ngoại, công tác xây dựng và nâng cao năng lực hội nhập ngày càng trở nên quan trọng hơn, và nhu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập cũng đã trở nên bức thiết hơn.

Phát huy vai trò đi đầu

Tại Hội nghị Ngoại giao 28, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói: “Trong thời bình, cán bộ ngoại giao phải đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.” Điều đó có nghĩa là cán bộ đối ngoại đang có vinh dự trở thành người chiến sĩ trên mặt trận hàng đầu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Vinh dự lớn hơn bao giờ cũng đi kèm với trách nhiệm lớn hơn. Nhiệm vụ mới đang đặt ra yêu cầu là các cán bộ đối ngoại càng phải có lập trường tư tưởng vững chắc, yêu nước và trung thành với Đảng và dân tộc. Đặc biệt, cán bộ đối ngoại cũng phải hiểu biết rất rõ tình hình đất nước, các yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới để định hướng công việc của mình. Đồng thời, cán bộ đối ngoại phải có bản lĩnh và năng lực ngang tầm nhiệm vụ, và nhất là phải có kiến thức và kỹ năng thực sự chuyên nghiệp trên các mặt, nhất là chính trị quốc tế, kinh tế và luật pháp quốc tế, ngoại ngữ và nghiên cứu để có thể hoạt động có hiệu quả trong cả môi trường đối ngoại song phương và đa phương. Trong thời gian tới, các nhà ngoại giao Việt Nam phải đạt trình độ chuyên nghiệp chí ít bằng mức các đồng nghiệp ASEAN. Đây là những yêu cầu và thử thách mới không hề nhỏ đối với cán bộ đối ngoại trong thời gian tới.      

Các cán bộ ngoại giao trẻ càng phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đó là vì việc trau dồi tư tưởng lập trường chính trị, nâng cao kiến thức, tinh thần và tác phong chuyên nghiệp là một quá trình phấn đấu lâu dài và bền bỉ thường xuyên theo nguyên lý “lượng biến thành chất.” Theo đó, kiến thức và kỹ năng phải được tích lũy, bản lĩnh phải được thử thách từ trong công việc hàng ngày. Đặc biệt, các cán bộ ngoại giao trẻ còn phải đề cao nhiệt huyết, tinh thần năng động, đổi mới, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ để nhanh chóng trưởng thành trong công việc, đóng góp sức trẻ vào sự phát triển của ngành đối ngoại trong tình hình mới. 

dai hoi xii va nhung diem moi ve duong loi doi ngoai Hội nghị Ngoại giao 29: Đề cao tư duy đổi mới và sáng tạo

Hội nghị Ngoại giao 29 sẽ được tổ chức với phương châm dân chủ, coi trọng tính tương tác và tư duy phản biện khoa ...

dai hoi xii va nhung diem moi ve duong loi doi ngoai Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần thúc đẩy nhận thức

Trước thềm Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (từ ngày 22-26/8), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban nhà ...

dai hoi xii va nhung diem moi ve duong loi doi ngoai Hội nghị Ngoại vụ 18: Đồng hành, hỗ trợ triển khai công tác đối ngoại địa phương

"Đề nghị các địa phương cho biết Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải làm gì để ...

Đặng Đình Quý - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Đại sứ Phạm Sao Mai chia sẻ ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS8 và thăm tỉnh Vân Nam & TP. Trùng Khánh, Trung Quốc
Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Những ngày cuối Thu, sắp đến kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, câu chuyện về vị 'tư lệnh' ngành đáng kính bình dị lại ùa về…
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar mong muốn mời các công ty và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào thị trường Qatar, hưởng lợi từ môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Theo Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ song phương.
Phiên bản di động