Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam: Nhìn lại thành quả quan hệ 50 năm qua để vững tin vào hợp tác thành công 50 năm tới

Kim Chung
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen chia sẻ sự lạc quan về quan hệ hai nước, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đan Mạch (25/11/1971-25/11/2021).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam: Nhìn lại thành quả quan hệ 50 năm qua để vững tin vào hợp tác thành công 50 năm tới
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim H. Christensen. (Nguồn: ĐSQ Đan Mạch tại Việt Nam)

Đại sứ có thể chia sẻ những nét nổi bật trong quan hệ hai nước trong 5 thập kỷ qua? Triển vọng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới là gì?

Đan Mạch và Việt Nam có bề dày quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ. Đan Mạch là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Việc thiết lập quan hệ này diễn ra từ rất sớm, cách đây đã 50 năm – năm 1971.

Ngay sau đó, Đan Mạch bắt đầu cung cấp hỗ trợ nhân đạo và các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam để hỗ trợ tái thiết sau chiến tranh. Viện trợ phát triển của Đan Mạch dành cho Việt Nam đặc biệt tăng nhanh từ năm 1993, khi Việt Nam được chọn là quốc gia ưu tiên trong chương trình hợp tác phát triển của Đan Mạch.

Đến năm 2015, Đan Mạch đã giải ngân khoản Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) khoảng 1,3 tỷ USD, trở thành một trong những nhà tài trợ song phương lớn nhất tại Việt Nam.

Những người Đan Mạch chúng tôi rất vui mừng và vinh dự đã đóng góp vào những thành tựu đáng kể mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình chuyển đổi từ một quốc gia có thu nhập thấp, với 58% người dân sống trong cảnh đói nghèo vào năm 1993, thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp và đang trên đà phát triển.

Mặc dù đại dịch Covid-19 đã có tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế - và tại Việt Nam cũng vậy, tôi tin tưởng rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng mà Việt Nam đã đạt được trước đại dịch sẽ quay trở lại trong một tương lai không xa.

Năm 2013, Đan Mạch là nước Bắc Âu duy nhất ký Hiệp định Đối tác Toàn diện với Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng vì nó đã nâng tầm quan hệ song phương của chúng ta từ hợp tác phát triển theo kiểu truyền thống lên mối quan hệ đối tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, bao gồm đối thoại chính trị, thương mại và đầu tư, tăng trưởng xanh, năng lượng, an toàn thực phẩm, giáo dục và y tế.

Thoả thuận đó cũng tạo cơ sở vững chắc cho hai nước tiếp tục hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Đan Mạch là một trong những đối tác phát triển đầu tiên hỗ trợ Việt Nam thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và như Đại sứ từng nói, Đan Mạch sẽ tiếp tục quan tâm đặc biệt đến “chương trình nghị sự xanh” trong hợp tác với Việt Nam trong những năm tới. Ông có thể chia sẻ thêm về lĩnh vực hợp tác này?

Nhìn lại 50 năm quan hệ ngoại giao và hợp tác, chúng ta đã cùng nhau đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển xanh và bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm năng to lớn để mở rộng và tăng cường nhiều hơn nữa mối quan hệ đối tác và cộng tác của chúng ta trong tương lai, cũng trong lĩnh vực xanh. Thực tế là Đan Mạch trong nhiều năm qua đã phải quyết một số thách thức mà Việt Nam hiện đang phải đối mặt. Trong số này có, thể kể đến nạn ô nhiễm và tác động của biến đổi khí hậu.

Các công ty Đan Mạch sở hữu chuyên môn hàng đầu thế giới về năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, xử lý nước và chất thải, sản xuất thực phẩm, y tế và giáo dục, tất cả đều là những lĩnh vực quan trọng cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Do đó, Đan Mạch có thể đề xuất các giải pháp hiện đại nhất để giúp Việt Nam phát triển xanh và bền vững hơn.

Tại COP26 vừa qua ở Glasgow (Anh), việc cả Đan Mạch và Việt Nam đều khẳng định cam kết của mình trong lĩnh vực biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong lĩnh vực quan trọng này.

Hợp tác song phương của chúng ta đã tập trung vào chương trình nghị sự xanh. Và tôi tin tưởng rằng sự hợp tác hai bên có thể và sẽ được tăng cường hơn nữa.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam: Nhìn lại thành quả quan hệ 50 năm qua để vững tin vào hợp tác thành công 50 năm tới
Đại sứ Kim H. Christensen tại một hội thảo về mô hình giáo dục STEM (bao gồm các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), do Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức. (Nguồn: ĐSQ Đan Mạch tại Việt Nam)

Đã có gần 3 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, ông có nhận xét gì về những nỗ lực của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19?

Covid-19 là một đại dịch toàn cầu – và đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn đầu của đại dịch với thời gian khá dài, Việt Nam đã cố gắng giữ được số ca lây nhiễm ở mức tối thiểu tuyệt đối.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Delta đã thách thức cách tiếp cận này, thực tế cũng như chúng ta đã chứng kiến ở các nước khác trên thế giới.

Và cũng như ở các quốc gia khác – trong đó có cả Đan Mạch – Việt Nam hiện đang học cách sống chung với Covid-19 và nhận ra rằng những biện pháp thắt chặt cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội.

Đối với cả Đan Mạch và Việt Nam – cũng như các quốc gia khác – điều quan trọng là phải liên tục thích ứng, điều chỉnh và kiểm soát đại dịch khi nó tiến triển – ít nhất là cho đến khi phần lớn dân số của chúng ta đã được tiêm phòng.

Tôi tự hào rằng Đan Mạch đã hỗ trợ Việt Nam vaccine thông qua cơ chế COVAX vào lúc đất nước các bạn cần vaccine nhất.

Đan Mạch có những định hướng gì trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh hậu Covid-19? Theo Đại sứ, hai nước nên làm gì để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư?

Điều rất tích cực mà chúng tôi nhận thấy là ngày càng nhiều công ty Đan Mạch chọn Việt Nam làm cơ sở sản xuất. Ngoài đầu tư vốn, chuyên môn, công nghệ và tạo công ăn việc làm, các công ty này đã mang lại cách thức kinh doanh hiệu quả của Đan Mạch.

Với sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty Đan Mạch và thông qua sự hợp tác thường xuyên giữa các cơ quan hữu quan của Đan Mạch và Việt Nam về năng lượng, an toàn thực phẩm, y tế và giáo dục, giờ đây chúng tôi có thể tập trung nhiều hơn vào việc kết hợp công nghệ hiện đại và bí quyết của Đan Mạch với mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao hơn của Việt Nam vào năm 2035, qua đó tiếp tục đóng góp vào con đường phát triển lâu dài của Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng và mong muốn hai nước chúng ta có thể coi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập quan hệ ngoại giao trong năm nay như một dịp để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác về tăng trưởng xanh.

Đan Mạch và Việt Nam có mối quan hệ mạnh mẽ được xây dựng trên cơ sở hữu nghị lâu đời và bền chặt. Hai bên rất hài lòng về tất cả những kết quả đã đạt được trong 50 năm đầu tiên từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, và đang vững tin hướng tới 50 năm tiếp theo của mối quan hệ hợp tác thành công!

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ.

Khóa họp 41 Đại Hội đồng UNESCO: Kỳ họp lịch sử, thành quả nổi bật, tự hào hai tiếng 'Việt Nam'!

Khóa họp 41 Đại Hội đồng UNESCO: Kỳ họp lịch sử, thành quả nổi bật, tự hào hai tiếng 'Việt Nam'!

Khi Ngài Chủ tịch gọi tên Việt Nam, trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, những tràng pháo tay theo ...

Đan Mạch tiếp tục hợp tác xanh hóa ngành năng lượng Việt Nam

Đan Mạch tiếp tục hợp tác xanh hóa ngành năng lượng Việt Nam

Ngày 28/10, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen và Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã ký kết một ...

Đọc thêm

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Sáng 19/4, tay chèo Diệp Thị Hương xuất sắc giành HCV nội dung C1 nữ 500m tại Giải canoe vô địch châu Á năm 2024, đang diễn ra tại Nhật ...
Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động