Đại sứ Đặng Hoàng Giang: UNCLOS là thành tựu quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật pháp quốc tế hiện đại

Chu An
Trong các ngày 10-12/12 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã tổ chức phiên thảo luận toàn thể thường niên về đại dương và Luật biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: UNCLOS là thành tựu quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật pháp quốc tế hiện đại
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể thường niên về đại dương và Luật biển.

Đặc biệt, phiên họp diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực với sự tham dự của đông đảo đại diện các quốc gia thành viên LHQ và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực.

Tin liên quan
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định, UNCLOS - “Hiến pháp của Đại dương” - là thành tựu quan trọng và có tác động lớn nhất của quá trình pháp điển hóa luật pháp quốc tế hiện đại.

UNCLOS tạo thành khung pháp lý toàn diện quy định quyền và nghĩa vụ của mọi quốc gia trong các hoạt động sử dụng biển, quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; cung cấp hệ quy phạm đầy đủ để các nước tiến hành phân định các vùng biển, xác định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và triển khai hoạt động tại các vùng biển, đồng thời giải quyết những tranh chấp, khác biệt trong giải thích và áp dụng Công ước.

Để đối phó với những thách thức mới, đa chiều hiện nay trong quản trị biển và đại dương, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ kêu gọi các nước tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận đa phương, củng cố hơn nữa vai trò của các cơ chế quốc tế và khu vực trong lĩnh vực này, đẩy mạnh xây dựng và thông qua các văn bản thực thi mới nhằm thúc đẩy tuân thủ UNCLOS trong từng lĩnh vực hợp tác biển cụ thể.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực và nghĩa vụ pháp lý theo Công ước; hành động của từng quốc gia, trong đó có việc đưa ra các yêu sách biển, triển khai các hoạt động trên biển và hợp tác quốc tế về biển phải phù hợp với UNCLOS.

Đồng thời, Đại sứ bày tỏ mong muốn các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, đưa ra cam kết và hành động mạnh mẽ hơn, dành thêm nguồn lực và thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển nhằm hướng tới thực hiện đầy đủ các tiêu chí của Mục tiêu Phát triển Bền vững 14 (SDG 14) vào năm 2030.

Năm 2024 cũng đánh dấu chặng đường tròn 30 năm kể từ ngày Việt Nam phê chuẩn và bước vào thực thi UNCLOS.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: UNCLOS là thành tựu quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật pháp quốc tế hiện đại
Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ bày tỏ quan ngại về việc nhiều hoạt động, vụ việc căng thẳng trên thực địa gần đây, làm ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh khu vực, đi ngược lại các quy định của UNCLOS.

Trong 3 thập niên qua, với tư cách là một quốc gia thành viên tích cực và có trách nhiệm của Công ước, Việt Nam đã đạt những thành tự đáng kể trong quá trình thực thi UNCLOS như ban hành luật pháp quốc gia, hoàn thành phân định biển với hầu hết các nước và quản lý tài nguyên biển phù hợp với các quy định của UNCLOS.

Việt Nam đồng sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS tại LHQ với gần 120 quốc gia thành viên và đã tích cực điều phối các hoạt động thúc đẩy tuân thủ và bảo vệ tính toàn vẹn của UNCLOS.

Việt Nam cũng tham gia thích cực vào các thủ tục xin ý kiến tư vấn Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu theo luật pháp quốc tế và UNCLOS, đồng thời giới thiệu ứng cử viên vào vị trí Thẩm phán ITLOS nhiệm kỳ 2026-2035 với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc thúc đẩy thực thi Công ước trên phạm vi toàn cầu.

Việt Nam luôn coi trọng các hoạt động kinh tế biển trong chiến lược bảo đảm tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, cũng như cam kết sẽ tích cực tham gia chuẩn bị và có đóng góp thực chất tại Hội nghị Đại dương lần thứ 3 của LHQ về thực hiện SDG 14 năm 2025.

Về tình hình Biển Đông, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ bày tỏ quan ngại về việc nhiều hoạt động, vụ việc căng thẳng trên thực địa gần đây, làm ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh khu vực, đi ngược lại các quy định của UNCLOS.

Nhấn mạnh lập trường nguyên tắc của Việt Nam ủng hộ giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề nghị các quốc gia liên quan thực hiện đầy đủ và thiện chí các nghĩa vụ theo UNCLOS, thực hiện đầy đủ và hiệu quả nội dung Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thực hiện kiềm chế, xây dựng lòng tin, giải quyết hoà bình các tranh chấp, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Việt Nam luôn tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật về biển phù hợp với UNCLOS, đồng thời yêu cầu tôn trọng chủ quyền và các quyền hợp pháp của các quốc gia ven biển khác.

Việt Nam tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ DOC và tích cực cùng các nước tiếp tục thảo luận, hướng tới hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển đông (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Cùng ngày, Đại hội đồng LHQ Khoá 79 đã thông qua Nghị quyết tổng hợp thường niên về đại dương và luật biển với 118 nước đồng bảo trợ, trong đó có Việt Nam.

UNCLOS được thông qua ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Việt Nam là một trong 107 quốc gia đầu tiên ký và sau đó phê chuẩn Công ước vào ngày 23/6/1994. Hiện nay, UNCLOS có 170 thành viên.
Việt Nam thành viên tích cực có trách nhiệm của UNCLOS 1982

Việt Nam thành viên tích cực có trách nhiệm của UNCLOS 1982

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu ...

Philippines: UNCLOS 1982 là nền tảng của một vùng biển hòa bình và thịnh vượng

Philippines: UNCLOS 1982 là nền tảng của một vùng biển hòa bình và thịnh vượng

Ngày 10/12, chính phủ Philippines tái khẳng định cam kết tuân thủ các điều khoản và nguyên tắc được ghi trong Công ước Liên hợp ...

Nhìn lại vai trò và thực thi Công ước Luật biển, định hướng giải quyết các vấn đề đang nổi lên trong quản trị biển và đại dương

Nhìn lại vai trò và thực thi Công ước Luật biển, định hướng giải quyết các vấn đề đang nổi lên trong quản trị biển và đại dương

Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực.

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên ...

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Việt Nam đề nghị Toà án Công lý quốc tế khẳng định các quốc gia có nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu trên theo ...

(theo Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ)

Xem nhiều

Đọc thêm

Mờ mịt viễn cảnh vĩnh biệt xung đột, Ukraine đối mặt khả năng bị phương Tây 'hy sinh'

Mờ mịt viễn cảnh vĩnh biệt xung đột, Ukraine đối mặt khả năng bị phương Tây 'hy sinh'

Mục tiêu của Ukraine lấy lại những vùng lãnh thổ đã mất là hoàn toàn không thể xảy ra, song Kiev có thể trông cậy vào lệnh ngừng bắn tạm ...
Thế giới năm 2024: Một bức tranh đầy thách thức và biến động

Thế giới năm 2024: Một bức tranh đầy thách thức và biến động

Hãng thông tấn AFP (Pháp) bình chọn 9 sự kiện đã tạo ra những dấu ấn không thể quên trong bức tranh thế giới đầy thách thức và biến động ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Tối nay, khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại Quảng Trị

Tối nay, khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại Quảng Trị

14 tỉnh, thành tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống, trích đoạn lễ hội, nghi thức ...
Cập nhật bảng giá xe Honda Winner X mới nhất tháng 12/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Winner X mới nhất tháng 12/2024

Bảng giá xe Honda Winner X mới nhất tháng 12/2024 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tuyển Việt Nam đấu với Indonesia: Đội bóng xứ vạn đảo không còn đáng ngại!

Tuyển Việt Nam đấu với Indonesia: Đội bóng xứ vạn đảo không còn đáng ngại!

Cơ hội để tuyển Việt Nam đòi nợ Indonesia sau 3 thất bại liên tiếp từ vòng loại World Cup 2026 hay Asian Cup 2022 rất cao.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
Phiên bản di động