Nhỏ Bình thường Lớn

Đại sứ Đức tại Việt Nam nêu lý do 3 nước Anh, Pháp, Đức lên tiếng về vấn đề Biển Đông

TGVN. Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết dựa trên luật quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), theo Đại sứ Đức tại Việt Nam, TS. Guido Hildner.

"Là các quốc gia thành viên của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, chúng tôi thấy có trách nhiệm phải lên tiếng về vấn đề Biển Đông", Đại sứ Đức tại Việt Nam, TS. Guido Hildner nói trong một cuộc họp báo ngày 30/9.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tuyên bố gần đây của Anh, Pháp, Đức trong vấn đề Biển Đông và công hàm phản bác yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông được 3 nước này gửi lên Liên hợp quốc (LHQ) hồi giữa tháng 9, Đại sứ Guido Hildner khẳng định: "Đây không phải là lần đầu tiên Anh, Pháp, Đức gửi bày tỏ công khai quan điểm về vấn đề Biển Đông lên LHQ. Chúng tôi đã làm điều này nhiều lần trước đó”.

Ông Guido Hildner nhấn mạnh rằng nội dung của công hàm “vẫn khẳng định phải tôn trọng pháp luật quốc tế và mọi vấn đề, mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh đều phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.”

Theo TS. Guido Hildner, UNCLOS là "kim chỉ nam" để giải quyết các vấn đề trên biển bởi lẽ UNCLOS có đầy đủ nội dung, bao trùm và hoàn thiện mọi vấn đề từ chủ quyền biển đảo đến việc giải thích các thuật ngữ được dùng và cách giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh.

"Tại sao 3 nước chúng tôi lại ra tuyên bố về Biển Đông trong thời điểm này? Có hai lý do.

Thứ nhất, tất cả những gì liên quan đến an ninh, tự do hàng hải và hàng không đều liên quan đến quyền lợi của Liên minh châu Âu nói chung và Anh, Pháp, Đức nói riêng.

Thứ hai, là các nước thành viên trong UNCLOS 1982, chúng tôi thấy mình có trách nhiệm phải nói, phải lên tiếng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và các quốc gia khác. Đặc biệt trong thời điểm này, khi có quốc gia đưa ra những luận điệu mới khiến căng thẳng leo thang thì chúng tôi thấy mình càng cần phải nhắc lại rõ để một lần nữa khẳng định, các lý lẽ mới này không có tác động gì đến quan điểm rõ ràng và không thay đổi của EU trong vấn đề Biển Đông", Đại sứ Đức tại Việt Nam nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 16/9, Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức đã gửi công hàm lên LHQ, nhấn mạnh các yêu sách đường cơ sở thẳng, “quyền lịch sử” Trung Quốc đưa ra là vô lý chiếu theo UNCLOS 1982.

Trong công hàm chung gửi lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa LHQ (CLCS), 3 nước nhắc lại tính bao quát và thống nhất của UNCLOS trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động trên các biển và đại dương, nhấn mạnh rằng, Công ước này là “khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương”.

Được biết, hôm 2/9, Đức đã công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo đó trở thành quốc gia châu Âu thứ hai sau Pháp chính thức đưa ra chiến lược cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Liên quan đến định hướng này, Đại sứ Hildner cho hay, Đức muốn gìn giữ pháp luật liên quan đến Biển Đông và nêu bật tầm quan trọng của khu vực, đưa ra lời mời hợp tác với tất cả các nước châu Á. Các hoạt động gần đây của Đức không phải là "bước nhảy vọt", mà kế thừa chính sách từng có, khẳng định Berlin ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đại sứ Hildner cho hay, Việt Nam và Đức hợp tác với nhau rất chặt chẽ trong ủng hộ trật tự dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương, trong đó bao gồm tôn trọng luật pháp quốc tế, đề cao tự do hàng hải và tự do thương mại, giải quyết hoà bình các tranh chấp.

Vấn đề Biển Đông: Philippines đề cao phán quyết của PCA tại Liên hợp quốc, chuyên gia nói gì?

Vấn đề Biển Đông: Philippines đề cao phán quyết của PCA tại Liên hợp quốc, chuyên gia nói gì?

TGVN. Liên quan đến việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nêu Phán quyết 2016 của PCA tại Liên hợp quốc, nhiều chuyên gia nhận định ...

Phản ứng của Trung Quốc và Indonesia liên quan công hàm chung của Anh, Pháp, Đức về Biển Đông

Phản ứng của Trung Quốc và Indonesia liên quan công hàm chung của Anh, Pháp, Đức về Biển Đông

TGVN. Phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc ngày 18/9 gửi công hàm số CML/63/2020 lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc để phản ...

Philippines hoan nghênh Anh, Pháp, Đức ủng hộ phán quyết về Biển Đông

Philippines hoan nghênh Anh, Pháp, Đức ủng hộ phán quyết về Biển Đông

TGVN. Ông Bacordo nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố ủng hộ của Pháp, Đức và Vương quốc Anh đối với nội dung phán ...

Tin cũ hơn

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực