Đại sứ Lào: Cuộc bầu cử thể hiện tính dân chủ chế độ XHCN ở Việt Nam

Thu Phương
Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang đã có cuộc trao đổi với báo chí, chia sẻ về ấn tượng và những đánh giá về sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Lào: Cuộc bầu cử thể hiện tính dân chủ chế độ XHCN ở Việt Nam
Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 23/5 tới, cử tri cả nước sẽ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Hòa chung không khí phấn khởi của nhân dân Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang đã có cuộc trao đổi với báo chí, chia sẻ về ấn tượng và những đánh giá về sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam.

Xin Đại sứ chia sẻ ấn tượng của mình đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Việt Nam sắp tới? Theo Đại sứ, công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam thể hiện được quyền lợi gì của cử tri?

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Việt Nam là Ngày hội lớn của toàn dân, là hoạt động có tính dân chủ sâu rộng khi nhân dân trực tiếp lựa chọn những đại biểu tiêu biểu đáp ứng nguyện vọng của cử tri, bầu vào cơ quan quyền lực ở địa phương cũng như cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp thể hiện rõ tính dân chủ của chế độ XHCN ở Việt Nam, đó là tính dân chủ của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân thông qua mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân và Nhà nước.

Việc cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cả nước tích cực chuẩn bị và tiến hành bầu cử, thực hiện quyền công dân sẽ đảm bảo cho cuộc bầu cử diễn ra một cách dân chủ, công bằng, đúng theo quy định pháp luật, trật tự, an ninh, tiết kiệm, thực sự trở thành ngày hội lớn của toàn dân.

Đại sứ đánh giá thế nào về phương pháp tổ chức bầu cử của Việt Nam? Đối chiếu với công tác bầu cử đại biểu Quốc hội tại Lào, bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam có những điểm giống và khác biệt gì thưa Đại sứ?

Mỗi kỳ bầu cử của Việt Nam là một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử, đồng thời là cơ hội tốt để người dân thể hiện đầy đủ quyền dân chủ của mình theo quy định tại Hiến pháp Việt Nam trong từng giai đoạn.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiến hành theo Hiến pháp năm 2013, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân năm 2015.

So sánh với cuộc bầu cử ở Lào, cuộc bầu cử ở Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng như: Cơ sở chính để tiến hành bầu cử là hệ thống pháp luật, thể chế liên quan đến bầu cử, quá trình chuẩn bị toàn diện cho cuộc bầu cử.

Các quá trình chuẩn bị gồm: cơ cấu nhân sự, dự kiến ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; thành lập đơn vị bầu cử, chuẩn bị tổ chức bầu cử, công tác vận động bầu cử của ứng cử viên, giới thiệu chi tiết tiểu sử, quá trình công tác, trình độ năng lực, thành tựu của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, kể cả việc kiểm phiếu, theo dõi giám sát, báo cáo kết quả.

Ngoài ra, hai nước Lào - Việt Nam có nhiều nhóm dân tộc nên có những quy định cụ thể về tỷ lệ ứng cử viên về dân tộc, giới tính và độ tuổi để đảm bảo sự cân đối, công bằng của các công dân.

Đặc biệt hai nước cùng quy định tỷ lệ nữ ứng cử là 35% và phấn đấu đạt được tỷ lệ nữ trúng cử là 30%.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử ở Lào và Việt Nam cũng có một số điểm khác nhau như: cơ cấu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, việc quy định địa điểm bỏ phiếu cũng có sự khác biệt do yếu tố dân số của hai nước khác nhau.

Việc tổ chức bầu cử ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Covid-19 có diễn biến phức tạp. Đại sứ đánh giá thế nào về sự sáng tạo của Việt Nam khi tổ chức bầu cử trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay?

Tôi nhận thấy công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 có sự khác biệt so với các cuộc bầu cử trước đây do hiện nay, Việt Nam, Lào cũng như thế giới đang trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã có sự linh hoạt khi đưa ra nhiều biện pháp ứng phó phù hợp với tình hình.

Từ đó, các ứng cử viên vẫn xuống địa phương gặp gỡ cử tri, giới thiệu tóm tắt lý lịch và thành tích của mình, nêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quyền và tiếng nói của cử tri.

Các hoạt động trên được tổ chức trên cơ sở đảm bảo an toàn sức khỏe cho ứng cử viên và cử tri; đảm bảo chất lượng cuộc bầu cử, từ đó góp phần giúp cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 có thể tiến hành theo đúng kế hoạch đề ra.

Đại sứ kỳ vọng gì vào sự phát triển của Việt Nam sau khi Quốc hội khóa XV được bầu?

Tôi mong rằng Quốc hội khóa XV sẽ bầu được những đại biểu có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm trong công tác giám sát, kiểm tra việc hành pháp và lập pháp của Việt Nam.

Điều này giúp phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam ngày càng công bằng hơn, phát huy được tính dân chủ, đóng góp vào việc xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; hoàn thành các mục tiêu Chiến lược đến năm 2030, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và tầm nhìn phát triển đến năm 2045, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao.

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cao cả của mình. Chúc kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Việt Nam thành công tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng, dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ với Lào
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam
Đại sứ Lào tại Australia chúc mừng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam bày tỏ tin tưởng vào thắng lợi Đại hội XIII của Đảng
Đại sứ Lào: Kết quả Đại hội XIII sẽ tác động tích cực đến kinh tế - xã hội Việt Nam

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm việc tại Campuchia, thăm hỏi cộng đồng người gốc Việt

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm việc tại Campuchia, thăm hỏi cộng đồng người gốc Việt

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã có chuyến thăm làm việc tại thủ đô Phnom Penh, ...
Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Baoquocte.vn. Theo Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan và Ba Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu, đầu tư sang ...
Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.
Giá vàng hôm nay 28/12/2024: Giá vàng tăng tích cực bất chấp 'thời tiết xấu', dự báo năm 2025 đầy biến động và khả năng leo đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 28/12/2024: Giá vàng tăng tích cực bất chấp 'thời tiết xấu', dự báo năm 2025 đầy biến động và khả năng leo đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 28/12/2024: Giá vàng 'bay trong thời tiết xấu', vẫn tăng tích cực, chào đón năm 2025 đầy biến động với mốc 3.000 USD?
Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 - 146.000 đồng/kg.
Trung Quốc khai quật hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới đã tuyệt chủng

Trung Quốc khai quật hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới đã tuyệt chủng

Một nhóm nhà khảo cổ học khai quật được hóa thạch mèo nhỏ nhất từng được biết đến tại một địa điểm ở miền Đông Trung Quốc.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Phiên bản di động