Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov. (Nguồn: Twitter) |
Để minh chứng cho tuyên bố này, ông Alipov đã đề cập “sự đồng thuận rõ ràng” tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hồi tháng trước trong việc chống lại “các biện pháp trừng phạt tùy tiện”.
Theo ông Alipov, “Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 được tổ chức ngày 23/6 vừa qua chắc chắn là bước tiến quan trọng nữa trong sự phát triển của nhóm mà về cơ bản phản ánh sự hình thành một thực tế mới trong các quan hệ quốc tế - sự chuyển đổi từ hệ thống đơn cực sang trật tự thế giới đa trung tâm”.
Nhà ngoại giao Nga nêu rõ, trong bối cảnh xung đột địa chính trị, 5 quốc gia BRICS đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về sự hiểu biết chung về các tiến trình toàn cầu, từ việc cải cách hệ thống quản trị kinh tế đa phương đến tình hình giải giáp và không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh thông tin, chống khủng bố và những thách thức khác.
Khi được hỏi về tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong khuôn khổ BRICS trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước, Đại sứ Alipov cho biết, tương tác này diễn ra “thận trọng và xây dựng”.
Ông nói thêm: “Sự tham gia tích cực của Ấn Độ và Trung Quốc trong tất cả các sự kiện của BRICS trong năm nay rõ ràng thể hiện điều này. Điều quan trọng nhất là các quốc gia thành viên sử dụng diễn đàn này không phải để chống lại nhau mà để thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và thúc đẩy sức mạnh tổng hợp các lợi ích”.
| Tin thế giới 5/7: NATO trải qua 'thời khắc lịch sử'; EU như ngồi trên đống lửa; tàu Trung Quốc lại khiến Nhật Bản 'nóng mặt' NATO đi bước lịch sử liên quan mở rộng thành viên, khủng hoảng năng lượng ở EU, quan hệ Nga với Ukraine và Nhật Bản, ... |
| Tin thế giới 4/7: Syria tuyên bố ủng hộ chiến dịch của Nga; Tổng thống Putin ra chỉ thị về Ukraine; tỉnh triệu dân của Trung Quốc bùng Covid-19 Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, quan hệ Nga-Mỹ, bạo động ở Uzbekistan, Syria bày tỏ ủng hộ chiến dịch quân sự của Moscow, Covid-19 phức ... |