Đại sứ Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam chủ động, tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu

Phạm Hằng
Trước thềm chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long đã chia sẻ những thông điệp quan trọng của Việt Nam tại hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cùng các bộ Đại sứ quán thăm tiền trạm khu Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Glasgow nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh COP26. (Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Anh)
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cùng các bộ Đại sứ quán thăm tiền trạm khu Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Glasgow - nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh COP26. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Anh)

Xin Đại sứ chia sẻ ý nghĩa của việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự COP26 lần này?

Nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến thăm và dự COP26 tại Glasgow từ ngày 31/10-3/11.

Sau gần hai năm gián đoạn bởi dịch Covid-19, chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều mục tiêu và ý nghĩa quan trọng với rất nhiều hoạt động cả trên diễn đàn đa phương và tiếp xúc song phương, kết hợp gặp gỡ cộng đồng người Việt và doanh nghiệp.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo COP26 với các nhà lãnh đạo cao nhất của các nước và Liên hợp quốc cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy, thực thi các cam kết quốc tế, nhất là trong các vấn đề toàn cầu, đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, thể hiện Việt Nam là một thành viên tích cực, một đối tác tin cậy và có trách nhiệm.

Việt Nam tham dự Hội nghị ở cấp cao thể hiện vai trò chủ động và tích cực của ta trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhân dịp này, Việt Nam sẽ truyền đạt tới cộng đồng quốc tế thông điệp về những thách thức và tác động tiêu cực của BĐKH đối với Việt Nam và những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH.

Bên cạnh đó, với rất nhiều hoạt động bên lề Hội nghị, đây là dịp để Việt Nam thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương, các tổ chức quốc tế và các đối tác đa phương khác, tìm kiếm cơ hội tiếp nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực cho công tác ứng phó với BĐKH tại Việt Nam.

Về tiếp xúc song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ gặp ăn sáng với Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ hiến ba vùng nước Anh (xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland).

Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò của Anh, Chủ tịch COP26?

Năm nay, ngoài các phiên họp theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), nước chủ nhà là Vương quốc Anh đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu vào các ngày 1-2/11 để khởi động cho Hội nghị COP26.

Điều này cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Anh trong việc tạo ra những thay đổi thực chất với cam kết ở cấp cao nhất tại COP26. Bản thân Anh đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về chống BĐKH và tích cực thúc đẩy các nước đưa ra cam kết ở mức cao.

Việt Nam chủ động, tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long gặp ông Nigel Adams, Bộ trưởng, Văn phòng Nội các Anh, chuẩn bị cho chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Vương quốc Anh và dự Hội nghị COP 26.

“Ngoại giao BĐKH” trở thành một trọng tâm, nội dung chống BĐKH được đưa vào hầu hết các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương của Anh trong hơn một năm qua. Đến nay, đã có hơn 120 người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ khẳng định tham dự và đưa ra tuyên bố quốc gia tại Hội nghị. Đây là thành công bước đầu của nước chủ nhà.

Anh cũng đã lựa chọn Glasgow chứ không phải là London hay các thành phố lớn khác để tổ chức Hội nghị cũng có những hàm ý riêng bởi đây được coi là thủ phủ của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Tại Hội nghị, các quy định về giao thông nhằm giảm phát thải, sử dụng nhiên liệu sạch cũng được Ban tổ chức rất chú ý.

Trong lĩnh vực chống BĐKH, Anh là quốc gia có công nghệ hiện đại và đang dẫn đầu các nỗ lực đạt các mục tiêu giảm phát khí thải. Hợp tác chống BĐKH với Anh được Đại sứ ưu tiên thúc đẩy như thế nào thời gian tới?

Vương quốc Anh đang dẫn đầu thế giới về những nỗ lực và cam kết chống BĐKH. Nước Anh có những tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới, sở hữu công nghệ hiện đại, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo lớn. Anh cũng là trung tâm tài chính thế giới và hiện đang hướng đến là một trung tâm tài chính xanh.

Trong thỏa thuận quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Vương quốc Anh được ký kết năm 2010, hai bên đặt phát triển bền vững, trong đó có chống BĐKH, là một lĩnh vực hợp tác trọng tâm.

Theo đó, hai nước sẽ cùng phối hợp, cả về song phương và trên đa phương, để ứng phó các thách thức cấp bách do BĐKH tạo ra, thông qua các hành động cụ thể phù hợp với các nguyên tắc UNFCCC và Thỏa thuận Paris.

Trong thời gian qua, hai nước có nhiều chương trình, dự án hợp tác trong vấn đề BĐKH, như các hoạt động đối thoại, trao đổi chính sách, nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.

Anh cam kết hỗ trợ chiến lược tăng trưởng kinh tế thích ứng với BĐKH và ít phát thải carbon của Việt Nam, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ và tài chính xanh, đồng thời giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn quốc tế về ứng phó BĐKH.

Đối với Anh, Việt Nam được biết đến là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, nhưng cũng là một nước có tiềm năng lớn để chuyển đổi sang năng lượng sạch thông qua loại bỏ dần điện than và tăng cường sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và năng lượng mặt trời.

Hiện nay, nhiều tập đoàn năng lượng của Anh đã và đang quan tâm đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Vì vậy, bên cạnh những ưu tiên hợp tác về chính sách, tôi sẽ để ưu tiên thúc đẩy đầu tư của Anh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hợp tác về chuyển giao công nghệ và tài chính xanh bởi đây là hai yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi xanh.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo COP26 với các nhà lãnh đạo cao nhất của các nước và LHQ cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy, thực thi các cam kết quốc tế, nhất là trong các vấn đề toàn cầu, đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực, một đối tác tin cậy và có trách nhiệm.

Đại sứ đánh giá như thế nào về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới tại các diễn đàn đa phương và trong khuôn khổ ASEAN, đặc biệt khi Anh vừa trở thành đối tác đối thoại của ASEAN?

Hợp tác tại các diễn đàn đa phương là một nội dung quan trọng trong khuôn khổ đối tác chiến lược Việt - Anh. Hai bên cam kết phối hợp chặt chẽ thông qua các diễn đàn đa phương, bao gồm Liên hợp quốc và trong khuôn khổ ASEAN.

Trên thực tế, Việt Nam và Anh đã có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong thời gian Việt Nam là thành viên không thường trực HĐBA LHQ khóa 2008-2009, khóa 2020-2021. Hai bên cùng là thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.

Vương quốc Anh đã nộp đơn xin trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN năm 2020 khi Việt Nam đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN.

Đây là một phần trong chính sách “Hướng tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, với mục tiêu hiện diện sâu rộng và liên kết ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cả về song phương và đa phương.

Việt Nam và Anh có nhiều tiềm năng hợp tác trong khuôn khổ ASEAN trên nhiều lĩnh vực ở cả ba cộng đồng: Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa và Xã hội. Rất nhiều lĩnh vực hợp tác song phương giữa hai nước cũng là ưu tiên chung của ASEAN như thúc đẩy hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ; an ninh hàng hải; phòng ngừa xung đột; mua bán người; phụ nữ đối với hòa bình và an ninh; vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh; BĐKH; và bảo vệ môi trường.

Về kinh tế, thúc đẩy thương mại tự do, xây dựng các khuôn khổ về hợp tác đầu tư, bảo đảm chuỗi cung ứng bền bỉ sẽ là những nội dung quan trọng trong bối cảnh Anh mới ra khỏi Liên minh châu Âu và dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Hiện Anh đã đề nghị gia nhập CPTPP (2/2021), trong đó có Việt Nam và ba nước ASEAN khác là thành viên. Hợp tác giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ cũng là những thế mạnh và tiềm năng mà hai bên cần tiếp tục thúc đẩy khi Anh trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ ứng phó với biến đổi khí hậu

Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 8/10 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Đặc phái viên của Tổng ...

Việt Nam-Hà Lan: Tăng cường hợp tác phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Việt Nam-Hà Lan: Tăng cường hợp tác phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman.

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/4 và sáng 12/4: Lịch thi đấu V-League - Hà Tĩnh vs Viettel; La Liga - Valencia vs Sevilla

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/4 và sáng 12/4: Lịch thi đấu V-League - Hà Tĩnh vs Viettel; La Liga - Valencia vs Sevilla

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/4 và sáng 12/4: Lịch thi đấu V-League - Hà Tĩnh vs Viettel; U17 châu Á 2025 - Oman vs Triều Tiên...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 11/4/2025, Lịch vạn niên ngày 11 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 11/4/2025, Lịch vạn niên ngày 11 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 11/4. Lịch âm hôm nay 11/4/2025? Âm lịch hôm nay 11/4. Lịch vạn niên 11/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 11/4/2025: Tuổi Hợi tài chính sinh lời

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 11/4/2025: Tuổi Hợi tài chính sinh lời

Xem tử vi 11/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 11/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 11/4/2025: Xử Nữ tài lộc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 11/4/2025: Xử Nữ tài lộc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 11/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Điểm tin thế giới sáng 11/4: Cột mốc quan trọng Trung Quốc-Azerbaijan, Mỹ-Ukraine đàm phán khoáng sản, Nam Sudan có Ngoại trưởng mới

Điểm tin thế giới sáng 11/4: Cột mốc quan trọng Trung Quốc-Azerbaijan, Mỹ-Ukraine đàm phán khoáng sản, Nam Sudan có Ngoại trưởng mới

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/4.
Cột mốc quan trọng trong tiến trình chuyển dịch năng lượng sạch tại Việt Nam

Cột mốc quan trọng trong tiến trình chuyển dịch năng lượng sạch tại Việt Nam

Sự ra mắt của Tổ chuyên trách Hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình chuyển dịch năng lượng của Việt ...
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động