TIN LIÊN QUAN | |
Italy ngừng tất cả hoạt động không thiết yếu để ngăn chặn dịch Covid-19 | |
Dịch Covid-19 tấn công dồn dập, vì sao Italy ‘thất thủ’? |
Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ. |
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) đang càn quét qua toàn bộ châu Âu và Italy là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tính tới ngày 28/3, Italy đã ghi nhận 86.498 ca nhiễm, lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Số ca tử vong vì bệnh dịch đã tăng lên 9.134, cao nhất trên thế giới. Theo Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy, ngày 27/3, quốc gia này đã ghi nhận có thêm 919 trường hợp tử vong vì virus corona. Đây là mức tăng kỷ lục tính từ khi đại dịch xuất hiện tại quốc gia hình chiếc ủng vào ngày 21/2.
Điểm tựa đem lại sự an tâm cho người Việt
Chính vì vậy, cộng đồng người Việt Nam tại Italy cũng không khỏi lo lắng, sợ sệt khi tình hình dịch bệnh diễn ra ngày một khó lường. Và khi bất cứ công dân Việt Nam ở nước ngoài gặp khó, Đại sứ quán (ĐSQ) sẽ là địa điểm tin cậy và đem lại sự an tâm lớn nhất.
Cũng vì lý do đó, Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ cùng toàn thể cán bộ tại Đại sứ quán trong nhiều tuần qua, đã luôn phải vận động hết sức mình để đảm bảo rằng, tất cả công dân Việt Nam đều được an toàn, cảm thấy an tâm và không hề cô đơn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Thông tin về tình hình người Việt tại Italy, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ cho biết, cộng đồng người Việt Nam tại Italy ước tính có khoảng 5.000 người, đã sinh sống ổn định từ lâu, đa phần đã có quốc tịch Italy.
Ngoài ra, theo số liệu đăng ký công dân của ĐSQ, còn có khoảng 700 sinh viên, thực tập sinh đang học tập, làm việc tại khắp đất nước. Một số sinh viên về ăn Tết chưa sang hoặc đã rời Italy, đến nay còn khoảng gần 400 em, trong đó có khoảng gần 100 em đang ở ba vùng phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Lombardy, Veneto và Piemonte.
Công dân ta tại Italy rất tuân thủ các quy định của sở tại, mặt khác cũng theo dõi rất sát sao các biện pháp phòng chống dịch rất quyết liệt trong nước nên có lẽ vì vậy, đã rất bình tĩnh và thận trọng. Đến nay, ĐSQ chưa có thông tin về người Việt bị nhiễm Covid-19.
Phối hợp chặt chẽ, làm việc quyết đoán
Italy là nước châu Âu đầu tiên chính thức đóng cửa trường học trên toàn quốc từ ngày 4/3 và phong tỏa toàn quốc từ 10/3. Để làm công tác bảo hộ công dân, ĐSQ nhanh chóng nắm lại dữ liệu công dân, trên cơ sở đặc điểm cộng đồng người Việt Nam tại Italy, lấy nguyên tắc chia sẻ thông tin nhanh, kết nối cộng đồng, với các em Hội sinh viên Việt Nam tại Italy làm nòng cốt.
Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ cho hay, giống như tất cả các Cơ quan đại diện ta ở nước ngoài, ĐSQ lập Nhóm công tác bảo hộ công dân, xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó, lập đường dây nóng, chuyển tải các quy định, khuyến cáo của chính quyền sở tại, của Việt Nam tới công dân ta và tới sở tại...
ĐSQ đã cùng Hội sinh viên lập được Bản đồ sinh viên, biết rõ có bao nhiêu em ở từng thành phố, từng vùng, từng cụm ký túc xá; lập và duy trì tương tác với 14 cụm sinh viên để chuyển các thông tin, hỗ trợ cảnh báo, nhất là trong khi các đường bay quốc tế liên tục bị đóng.
Bản đồ phân bố du học sinh Việt Nam tại Italy do ĐSQ và Hội sinh viên Việt Nam tại Italy lập. |
ĐSQ cũng đã hỗ trợ 15 em sinh viên bị “kẹt” ở sân bay Fiumicino ngày 13/3 (do hàng không Thái Lan không chấp nhận cho các em lên máy bay). Nhưng đây cũng là một ví dụ để ĐSQ cảnh báo cho các trường hợp sau này, nếu không có nhu cầu cấp bách phải về nước thì công dân hãy cứ ở yên trong nhà, chấp hành những hạn chế di chuyển của sở tại bởi việc ra sân bay và ngồi trên máy bay trong thời gian dài còn khiến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Đặc biệt, cùng với một số bà con trong Cộng đồng và Ban Chấp hành Hội, danh mục các đầu mối hỗ trợ sinh viên tại 14 cụm đã được lập để hỗ trợ về ngôn ngữ khi cần liên hệ với bác sĩ, khi phải nhập viện.
Với chính quyền sở tại, ĐSQ cũng đã gửi thư tới các vùng, thành phố, các sở Y tế, Cơ quan Bảo hộ dân sự và các ký túc xá nơi có sinh viên Việt Nam.
Công việc tuy bộn bề, nhưng ĐSQ đều cố gắng hết sức vì sự an toàn của các bạn sinh viên. Chính quyền và một số trường đại học đã hợp tác, đáp ứng tích cực đề nghị của ĐSQ như tại Ký túc xá Đại học Messina (Sicily) đã đồng ý cho các bạn sinh viên có tủ lạnh trong phòng và từ ngày 26/3 đã cung cấp bữa trưa và bữa tối miễn phí cho 35 sinh viên ta, để các bạn không phải đi ra ngoài. Bà con người Việt Nam cũng đã hiệp đồng, góp sức cùng trường để cung cấp đồ ăn cho các bạn sinh viên.
Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ đặc biệt nhấn mạnh sự tương tác rất hiệu quả giữa Nhóm công tác Bảo hộ công dân với Hội sinh viên và Cộng đồng người Việt Nam tại Italy. Qua công tác kết nối, hỗ trợ công dân, ĐSQ cảm nhận được sự đoàn kết sẻ chia, tình thần lạc quan bình tĩnh của cộng đồng người Việt Nam, giữa các em sinh viên, giữa bà con với các em.
Hội doanh nhân người Việt tại Italy đã phối hợp cùng ĐSQ gửi một số khẩu trang tới sinh viên Việt Nam tại 28 địa điểm trên cả nước (đến nay 22 nơi đã nhận được, còn 6 nơi chưa nhận được do bưu điện không thể chuyển phát do lệnh phong tỏa).
Ban Chấp hành Hội sinh viên Việt Nam thực sự đã góp phần rất tích cực vào công tác kết nối sinh viên, chuyển tải các thông điệp cần thiết, nhất là sự bình tĩnh, thận trọng trong bối cảnh hết sức đặc biệt này.
Nghiên cứu sinh Việt Nam kể chuyện cuộc sống tại tâm dịch Covid-19 ở Milan |
"Vào trận" sớm, đoàn kết và thận trọng
“Ngoại giao đoàn giảm rồi ngừng hoạt động, nhưng công việc của các Cơ quan đại diện ta, không chỉ ở Rome, đều bề bộn hơn do việc bảo hộ công dân. Chỉ khác là chúng tôi “vào trận” sớm hơn”, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ chia sẻ.
Việc bảo hộ cần duy trì liên lạc với công dân, với trong nước, với rất nhiều nguồn thông tin, chuyển thông tin về nước với tần suất cao hơn, ĐSQ luôn túc trực theo dõi tiến triển của dịch bệnh và các quy định của sở tại để kịp thời
Sự phối hợp kịp thời, gần như là trực tuyến giữa Bộ Ngoại giao với các Cơ quan đại diện đã giúp ĐSQ Việt Nam tại Italy rất nhiều. Giờ làm việc tăng lên, có lúc không có giờ vì phải làm theo giờ địa phương (nhất là khi các quyết định của sở tại đươc phát ra vào đêm) và cả theo trong nước, khi các cảnh báo dồn dập, các quy định thường xuyên thay đổi cần phải được đăng tải ngay. Cán bộ trực trả lời các câu hỏi không chỉ của công dân ta tại Italy mà cả người thân, gia đình từ Việt Nam. Mỗi cán bộ ĐSQ, kể cả Đại sứ đều trở thành người chuyển tin, cảnh báo.
Để đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên và theo khuyến cáo của sở tại, ĐSQ chuyển sang làm việc chủ yếu tại nhà. Tuy nhiên, vẫn có nhiều việc phải xử lý tại trụ sở, đảm bảo một số hoạt động lãnh sự...
Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Italy. |
Mỗi lần như vậy, cán bộ ĐSQ cần tờ khai để di chuyển với mẫu cập nhật gần như 2-3 ngày lần, với quy định chặt chẽ hơn. Tất cả đều làm việc và sống trong môi trường “cảnh giác” cao, khi phải đeo khẩu trang, găng tay, thường xuyên phải khử trùng, thận trọng với tất cả vật phẩm nhận từ bên ngoài về, bưu phẩm không mở ngay…
Bên cạnh tình hình dịch bệnh lan rộng, nhanh chóng, với số người bị nhiễm và tử vong tăng vọt mỗi ngày, là nỗi lo thường trực bị nhiễm bệnh khi đi siêu thị, bưu điện, khi phải ra sân bay.
Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ tâm sự: “Cũng như các đồng nghiệp tại các cơ quan đại diện ta ở châu Âu, ĐSQ Việt Nam tại Italy gặp khó khăn trong việc tìm khẩu trang, nước sát trùng. Chúng tôi không còn gặp mặt nhau hàng ngày, không được ăn trưa cùng nhau nữa. Các cháu nhỏ không đi học nên bố mẹ phải chăm lo cho các cháu nhưng vẫn phải làm việc.
Tuy nhiên, trong khó khăn, cán bộ Đại sứ quán vẫn đoàn kết, thận trọng và bình tĩnh để hoàn thành công việc, đặc biệt là công tác bảo hộ công dân, đồng thời đảm bảo an toàn cho thành viên ĐSQ và gia đình. ĐSQ cũng đã nhận được rất nhiều chia sẻ, động viên từ trong nước, đặc biệt là sự quan tâm của Bộ Ngoại giao về bảo hiểm y tế, về cung cấp vật tư bảo hộ cho cán bộ”.
Đại sứ Hà Kim Ngọc: Đại sứ quán Việt Nam nỗ lực hỗ trợ công dân vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn TGVN. Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston và San Francisco và ... |
Đại sứ Vũ Hồng Nam: Tận tình, tận lực và tận tâm trong bảo hộ công dân Việt Nam tại Nhật Bản TGVN. Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam cho biết, ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Đại sứ quán đã chủ ... |
Đại sứ Nguyễn Thiệp: Bình tĩnh, đùm bọc lẫn nhau và cùng vượt 'bão' Covid-19 TGVN. Những ngày này, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Pháp luôn trong tình trạng căng thẳng, khẩn trương và có cả những nỗi ... |