Đắk Lắk và những tiếng thánh ca rộn ràng ngân vang

Minh Nhật
Baoquocte.vn. Cứ vào cuối tuần, tiếng thánh ca cầu nguyện cùng với những lời giảng giáo lý, giáo luật lại vang lên trong những nhà thờ, khuyên con người sống yêu thương, chan hòa…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dân thuộc Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành
Cứ vào cuối tuần, những giáo dân thuộc Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành lại cùng nhau cất vang tiếng thánh ca. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho người dân

Tây Nguyên là vùng đất nhiều sắc thái văn hóa thể hiện qua những luật tục, nghi thức, nghi lễ… Nơi đó, hoạt động tôn giáo trong đời sống sinh hoạt hàng ngày góp phần làm phong phú và đa dạng thêm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tôi có dịp đến Đắk Lắk vào cuối tháng 9, tận mắt thấy “lát cắt” sinh động trong hoạt động tôn giáo của giáo dân nơi đây.

Đắk Lắk hiện có 615.222 tín đồ tôn giáo (chiếm khoảng 32% dân số), trong đó 255.267 tín đồ là người dân tộc thiểu số, sinh hoạt chủ yếu tại 4 tôn giáo lớn là Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài. Toàn tỉnh có 356 cơ sở và điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo với 1.395 chức sắc, tu sĩ.

Đến nay, các hệ phái tôn giáo trên địa bàn tỉnh hoạt động cơ bản ổn định, không ngừng phát triển về số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ, xây dựng cơ sở thờ tự ngày càng khang trang, đồng bào các tôn giáo tích cực hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, thực hiện phương châm “sống tốt đời đẹp đạo” theo đúng Hiến pháp và pháp luật.

Thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, bảo đảm để tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được tỉnh quan tâm thực hiện chu đáo; kịp thời giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, không để tồn đọng vụ việc dễ phát sinh "điểm nóng".

Các cấp, ngành, địa phương thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật; quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo.

Đặc biệt, từ khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/1/2018), Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát các văn bản liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo không còn hiệu lực để sửa đổi, thay thế. Đồng thời, rà soát, công bố các thủ tục hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tế tại địa phương.

Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện cho các cơ sở tôn giáo hoạt động, hướng dẫn các thủ tục về đất đai để cấp phép xây dựng cho các cơ sở thờ tự. Hằng năm, trong các dịp lễ trọng, chính quyền đều tổ chức các đoàn đến chúc mừng các chức sắc, chức việc, để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tín đồ, đồng thời củng cố mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa chính quyền với các tổ chức, cơ sở tôn giáo. Không chỉ vậy, việc giải quyết các nhu cầu tôn giáo luôn đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất và đúng pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của tín đồ các tôn giáo.

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã giải quyết 59 hồ sơ về các lĩnh vực xây dựng, đổi tên, thành lập tổ chức trực thuộc; 153 hồ sơ về các lĩnh vực thuyên chuyển, phong phẩm, bổ nhiệm, đi học, tổ chức lễ và các sinh hoạt tôn giáo khác; tổ chức 21 buổi làm việc với các tổ chức tôn giáo và chức sắc, chức việc tại địa phương để nắm tâm tư, nguyện vọng, tình hình sinh hoạt tôn giáo, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy, chính đáng của người dân.

Đắk Lắk: Tiếng thánh ca cầu nguyện rộn ràng vang ca
Các chức sắc, chức việc cũng như tín đồ trong tỉnh đều ghi nhận những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho các tôn giáo sinh hoạt tự do tín ngưỡng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Giáo dân tin yêu Chúa, sống tốt đời đẹp đạo

Để hiểu thêm về đời sống và lắng nghe những chia sẻ của các giáo dân, chúng tôi tìm đến các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Kar.

Năm giờ sáng, khi bình minh còn chưa ló rạng, chúng tôi đã lên đường để đến buôn Mò Ó, xã Ea Hiu, huyện Krông Pắc, cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng chừng 35km.

Chúng tôi có mặt ở điểm nhóm Tin lành buôn M’O cùng với lúc ánh bình minh thức giấc, lác đác giáo dân có mặt tại điểm nhóm để bắt đầu buổi sinh hoạt.

Trưởng Nhóm, Mục sư Ai Kiên chào đón chúng tôi và giới thiệu về điểm nhóm. Mục sư cho biết, điểm nhóm được hình thành vào năm năm 1992, hiện có 50 tín đồ, chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều.

Ông Ai Kiên cho biết, những năm qua, cùng với sự phát triển của các hội nhóm tôn giáo tại tỉnh, điểm nhóm của ông được chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện phát triển, hướng dẫn và giúp đỡ trong sinh hoạt tôn giáo cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

thuộc Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành
Một buổi sinh hoạt của Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Mục sư Ai Kiên chia sẻ: "Tôi thấy chính quyền địa phương ở đây đã hỗ trợ nhiều cho bà con, như chương trình nhà ở 134, chương trình 176. Đối với các hộ nghèo thì hỗ trợ nuôi dê, bò. Còn tại điểm nhóm, khi có tín đồ nào gặp khó khăn thì các tín đồ khác cùng nhau đoàn kết, kêu gọi chung tay tháo gỡ. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, Chính quyền địa phương, đời sống tôn giáo được phát triển, cuộc sống hàng ngày của giáo dân ngày càng đổi thay.

Khi được hỏi về việc điểm nhóm đã được giúp đỡ tạo điều kiện như thế nào trong hoàn cảnh chưa được cấp phép sinh hoạt, Mục sư Ai Kiên và giáo dân cho biết, chính quyền hỗ trợ, hướng dẫn và quản lý tôn giáo theo đúng Hiến pháp và pháp luật, các giáo dân thực hành niềm tin vào Chúa theo đúng khuôn khổ pháp luật. Mục sư khẳng định: “Không có chuyện chính quyền làm khó, ép buộc, dù chúng tôi chưa được đăng ký do còn thiếu những điều kiện khác”.

“Chúng tôi vô cùng biết ơn Nhà nước đã quan tâm, dù còn những khó khăn, nhưng chúng tôi luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhắc nhở nhau sống tin yêu Chúa và tốt đời đẹp đạo”, trưởng nhóm Tin lành buôn M’O nói.

Trò chuyện với chúng tôi bên ngoài buổi sinh hoạt, chị Đinh Thị Bình (39 tuổi) dân tộc Tày kể rằng mình đã sinh hoạt tại đây được 10 năm, kể từ khi “theo chồng về dinh” ở buôn M’O. Cứ vào cuối tuần, cả gia đình chị 4 người lại cùng nhau gác lại những âu lo của cuộc sống, cùng đến điểm nhóm sinh hoạt, lắng nghe lời răn dạy của Chúa.

Trong những năm qua, các chức sắc, chức việc cũng như tín đồ trong tỉnh đều ghi nhận những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho các tôn giáo sinh hoạt tự do tín ngưỡng.

Rời điểm nhóm Tin lành buôn M’O, chúng tôi được chứng kiến buổi sinh hoạt tại Chi hội Ea Hiu của Hội thánh Tin lành và gặp Mục sư Ai Krol. Mục sư khẳng định, việc sinh hoạt tôn giáo tại Chi hội luôn được các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi theo khuôn khổ pháp luật.

Mục sư hào hứng chia sẻ, Chi hội Ea Hiu được chính quyền địa phương cấp phép xây dựng nhà thờ khang trang nên bà con giáo dân ở đây vô cùng phấn khởi, bởi trước đây, họ chỉ sinh hoạt trong những nhà thờ tạm. “Từ khi chúng tôi có nhà thờ mới đẹp như thế này, ai nấy đều phấn khởi”.

Chúng tôi được biết thêm được rằng, thông qua các buổi sinh hoạt tôn giáo, các mục sư thường xuyên thông tin về những chủ trương, chính sách mới liên quan đến tôn giáo, địa phương để người dân biết và nghiêm túc thực hiện.

Không chỉ tại điểm nhóm Tin Lành buôn M’O, Chi hội Tin lành Ea Hiu, mà tại điểm nhóm Tin lành buôn Pu ăn A hay các điểm nhóm khác… được tận mắt chứng kiến những giáo dân nơi đây, từ những già làng, trưởng bản, đến các thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, ai ai cũng thoải mái, tự do và phấn khởi đến nhà thờ vào mỗi cuối tuần, chúng tôi hiểu rằng sinh hoạt tôn giáo ở nơi đây luôn sống động, vui tươi và được quan tâm như thế nào.

Thế là, cứ mỗi cuối tuần, khi tiếng thánh ca ngân nga trong các nhà thờ, những lời giảng về giáo lý, giáo luật khuyên con người sống tốt đời đẹp đạo cũng vang lên rộn rã nơi đây!

Các tín đồ Tin lành ở Đắk Lắk tin yêu Chúa, sống tốt đời đẹp đạo

Các tín đồ Tin lành ở Đắk Lắk tin yêu Chúa, sống tốt đời đẹp đạo

Trong căn nhà nhỏ đơn sơ, những giáo dân thuộc điểm nhóm Tin lành buôn M’O, xã Eu Hiu, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk ...

Đoàn phóng viên nước ngoài đi thực tế, tác nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk

Đoàn phóng viên nước ngoài đi thực tế, tác nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk

Thăm tỉnh Đắk Lắk, các phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam đã hiểu thêm về đời sống tôn giáo, kinh tế... của ...

Lai Châu: Khúc Thánh ca vang vọng giữa lưng chừng núi ở bản Giàng Ly Cha

Lai Châu: Khúc Thánh ca vang vọng giữa lưng chừng núi ở bản Giàng Ly Cha

Cứ vào sáng Chủ nhật hằng tuần, tiếng Thánh ca lại ngân vang ở bản Giàng Ly Cha - bản vùng cao nằm lưng chừng ...

Làng dệt lanh Lùng Tám: Rộn ràng, lách cách tiếng thoi đưa

Làng dệt lanh Lùng Tám: Rộn ràng, lách cách tiếng thoi đưa

Trái với khung cảnh vắng vẻ, đìu hiu như 2 năm trước, giờ thì từ đầu làng lanh Lùng Tám (xã Lùng Tám, huyện Quản ...

Đắk Lắk: Tăng cường đổi mới công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Đắk Lắk: Tăng cường đổi mới công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Hiện nay toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 5.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở 29 quốc gia và ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng nó lại đang giúp ngành vận tải biển thay đổi số phận, chỉ có thương mại toàn ...
Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Romania và gia đình cùng đại diện công đồng người Việt ...
Dịch trực tiếp trên Samsung bằng Galaxy AI

Dịch trực tiếp trên Samsung bằng Galaxy AI

Có phải bạn đang tìm cách phiên dịch trực tiếp trên Samsung bằng AI? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách thực hiện vô cùng đơn giản và ...
AMM 57: Vì những khát vọng ‘đường dài’

AMM 57: Vì những khát vọng ‘đường dài’

Hội nghị AMM 57 tại Lào có ý nghĩa quan trọng, nhìn lại những gì đã đạt được và triển khai các sáng kiến đưa 'đoàn tàu' ASEAN 2024 cán ...
Tiền vệ Wataru Endo ngầm khẳng định Salah sẽ rời Liverpool

Tiền vệ Wataru Endo ngầm khẳng định Salah sẽ rời Liverpool

Tiền vệ Wataru Endo tiết lộ rằng, Liverpool bắt đầu đi tìm người thay thế Mohamed Salah ở kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2024.
Ngày Thế giới phòng, chống viêm gan 28/7: Nâng cao nhận thức về bệnh viêm gan siêu vi

Ngày Thế giới phòng, chống viêm gan 28/7: Nâng cao nhận thức về bệnh viêm gan siêu vi

Ngày Thế giới phòng, chống viêm gan là ngày nâng cao nhận thức về bệnh viêm gan siêu vi và ung thư gan.
Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Văn phòng thường trực về nhân quyền phối hợp BCĐ Nhân quyền Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, tập huấn công tác năm 2024.
Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 22/7 đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng' nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái ứng phó với các thách thức trên không gian mạng.
Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác ...
Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và thúc đẩy nhân quyền.
'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam, chương trình nhắn tin 'Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam' nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng.
Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung, mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn.
Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ về các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ vi phạm pháp luật Việt Nam.
Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Theo Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh, định hướng công tác bảo hộ công dân thời gian tới sẽ là nâng cao tính chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Trưởng đại diện UNFPA: Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Trưởng đại diện UNFPA: Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson chia sẻ với báo chí về vai trò của dữ liệu toàn diện trong nỗ lực tiếp cận các nhóm yếu thế.
Bảo đảm quyền phụ nữ trên không gian mạng

Bảo đảm quyền phụ nữ trên không gian mạng

Bảo đảm quyền của phụ nữ trên không gian mạng là một quá trình mà các chủ thể, đối tượng và nội dung bảo đảm có quan hệ tác động và chi phối lẫn nhau.
UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ông Matt Jackson ấn tượng mạnh về lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số diễn ra sáng 1/7.
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Phiên bản di động