Đàm phán biên giới Ấn – Trung: Nơi ấy bắt đầu

Kể từ cuộc đàm phán biên giới chính thức lần đầu tiên vào năm 1960, tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa hết sóng gió…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dam phan bien gioi an trung noi ay bat dau Căng thẳng Trung - Ấn và hệ lụy tới hợp tác kinh tế
dam phan bien gioi an trung noi ay bat dau Trung - Ấn đạt nhận thức chung về hòa bình biên giới

Ngày 22/12, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện, Đặc phái viên về vấn đề biên giới của Trung Quốc và ông Ajit Doval, Cố vấn An ninh Quốc gia, Đặc phái viên về vấn đề biên giới của Ấn Độ chủ trì vòng đàm phán về biên giới cấp đặc phái viên lần thứ 20 tại Thủ đô New Delhi. Trước đó, hàng chục cuộc đàm phán về biên giới đã diễn ra nhưng việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai quốc gia ở khu vực biên giới dường như tiếp tục là câu chuyện của tương lai.

1 tuần đàm phán và họp báo bất thường

dam phan bien gioi an trung noi ay bat dau
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru tại New Delhi ngày 20/4/1960.

Cuộc thảo luận chính thức đầu tiên về biên giới Ấn – Trung được tổ chức giữa Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Thủ tướng đầu tiên Ấn Độ Jawaharlal Nehru vào tháng 4/1960 tại New Delhi. Sau gần 1 tuần thảo luận với người đồng cấp Nehru về vấn đề biên giới, ngày 25/4, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tổ chức họp báo kéo dài từ 10h45 tối đến 1h sáng với sự tham dự của một số nhà báo Ấn Độ và quốc tế. Các cuộc đàm phán đã thất bại trong việc giải quyết những bất đồng và Ấn Độ - Trung Quốc nên bắt đầu đàm phán biên giới và làm rõ các quan điểm của mình bằng các chứng cớ và tài liệu lịch sử.

Tại cuộc họp báo tối muộn bất thường đó, Thủ tướng Chu Ân Lai đã trả lời một số câu hỏi về tranh chấp biên giới - điểm mấu chốt trong mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa hai nước láng giềng.

Trước đó cùng ngày, thông cáo chung về cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ nêu rõ: "Hai Thủ tướng giải thích đầy đủ quan điểm của mình về những vấn đề ảnh hưởng đến khu vực biên giới. Điều này giúp cho hai chính phủ hiểu biết hơn về quan điểm của nhau, song cuộc đàm phán không dẫn đến việc giải quyết những khác biệt đã nảy sinh”.

“Vì vậy, hai Thủ tướng nhất trí rằng các quan chức của hai chính phủ nên gặp gỡ và kiểm tra, khảo sát và nghiên cứu tất cả tài liệu lịch sử, hồ sơ, báo cáo, bản đồ và các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề biên giới để bổ sung vào lập luận của mình và xây dựng báo cáo trình lên hai chính phủ”.

2 thập niên “băng giá”

Cũng trong năm 1960 đó, hai vòng đàm phán nữa đã được tổ chức ở Bắc Kinh và Rangoon (bây giờ là Yangon), Myanmar. Kết quả là rất nhiều báo cáo mà các chuyên gia từ cả hai nước đã nghiền ngẫm cho đến cuối năm 1962, khi chiến tranh biên giới bùng nổ. Trung Quốc đưa quân tiến sâu vào biên giới Ấn Độ và chiếm quyền kiểm soát vùng Aksai Chin.

Quan hệ Trung - Ấn trở nên càng căng thẳng, thậm chí thù địch. Khi Thủ tướng Chu Ân Lai rời khỏi sân bay New Delhi vào ngày 26/4/1960, đây cũng chính là chuyến thăm cuối cùng của nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đến Ấn Độ tính đến năm 1981. Trong gần hai thập niên đó, hầu như không có bất kỳ cơ hội nào cho các cuộc đàm phán chính thức về biên giới giữa hai nước.

Hy vọng các cuộc đàm phán chính thức được nhen nhóm vào tháng 6/1981, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa thăm New Delhi và đến chào Thủ tướng Indira Gandhi. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 12 năm đó.

"Hai bên bày tỏ nguyện vọng chung về việc giải quyết vấn đề biên giới Trung Quốc - Ấn Độ cũng như sự phát triển quan hệ giữa hai nước và đạt được điểm đồng về các vấn đề thủ tục", theo hãng Tân Hoa Xã trong một báo cáo về cuộc đàm phán.

Bảy vòng đàm phán nữa đã được tổ chức từ năm 1981 đến năm 1987. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Rajiv Gandhi tới Trung Quốc năm 1988, hai nước đã thiết lập cơ chế Nhóm làm việc chung (JWG) để tìm giải pháp cho sự bất đồng về vấn đề biên giới và tính đến năm 2003, 15 vòng đàm phán được diễn ra theo cơ chế này.

Sự nâng cấp chiến lược

Tuy nhiên, kết quả của các cuộc gặp JWG vẫn còn hạn chế. Năm 2003, trong chuyến thăm của Thủ tướng AB Vajpayee tới Trung Quốc, hai bên đồng thuận lập cơ chế đàm phán đặc phái viên (SR) - diễn đàn quan trọng để giải quyết những tranh chấp trên biên giới giữa hai nước. Vòng đàm phán SR lần đầu tiên được tổ chức với sự chủ trì của Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Brajesh Mishra và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại New Delhi.

dam phan bien gioi an trung noi ay bat dau
Ông Dương Khiết Trì và ông Ajit Doval tại Bắc Kinh, tháng 7/2017. (Nguồn: Reuters)

Đối thoại biên giới cấp SR lần thứ 20 tại Thủ đô của Ấn Độ là cuộc đàm phán đầu tiên sau căng thẳng kéo dài 73 ngày liên quan đến vùng Doklam nằm giữa ngã ba Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Tuần trước, vấn đề Doklam đã được nêu lên trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Ấn Độ để tham dự cuộc gặp ba Ngoại trưởng Nga - Ấn – Trung (RIC).

Trong khi các thông cáo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ mang tính tích cực và kỳ vọng thì tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ, sự kiện Đông Lãng/ Doklam xảy ra do quân đội Ấn Độ thâm nhập trái phép qua đường biên giới vào lãnh thổ Trung Quốc là một thử thách nghiêm trọng trong quan hệ song phương. Vụ việc cuối cùng đã được giải quyết hòa bình thông qua biện pháp ngoại giao, cho thấy quan hệ Trung Quốc - Ấn đang ngày càng trở nên chín chắn nhưng cần rút kinh nghiệm để tránh sự cố tương tự xảy ra.

Việc Trung Quốc khuấy động vấn đề biên giới bằng những tuyên bố cứng rắn trước thềm vòng đàm phán SR dường như có hàm ý “nhắc nhở Ấn Độ không gây ra vấn đề và không làm xấu đi quan hệ song phương”. Chính vì thế, sự hiện diện của ông Dương Khiết Trì tại New Delhi khó hứa hẹn mang lại triển vọng cho tranh chấp biên giới ngày càng nóng bỏng giữa hai nước.

dam phan bien gioi an trung noi ay bat dau Ấn Độ sẵn sàng phòng vệ trước mọi mối đe dọa

Ngày 15/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định New Delhi có đủ khả năng tự vệ trước mọi mối đe dọa nhằm vào ...

dam phan bien gioi an trung noi ay bat dau Cạnh tranh chiến lược giai đoạn mới

Căng thẳng tại cao nguyên Doklam (Trung Quốc gọi là Động Lăng) không đơn thuần là tranh chấp lãnh thổ, mà còn là biểu hiện ...

dam phan bien gioi an trung noi ay bat dau Quan hệ Trung - Ấn: Mâu thuẫn cũ, đồng thuận mới

“Chuyến thăm Ấn Độ của tôi là để nói với thế giới rằng sự tin cậy chính trị Trung - Ấn đang tăng lên, hợp ...

Hạnh Diễm (theo Hindustan Times, DNA)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Tờ New York Times đăng bài viết lý giải những thành tố đóng góp vào thành công của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Harris, nếu như bà chiến thắng.
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Công ty SPP thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Cuối tuần qua, Wedge Holdings từ Nhật Bản và Showa Brain Navi Vietnam (SBNV) đã làm nổi bật sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity tại TP. Hồ Chí Minh
Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp Honda BeAT tại Việt Nam, từng bước làm mới danh mục xe để gia tăng tính cạnh ...
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động