Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian. (Nguồn: Iran Press) |
Ngày 21/7, theo trang web của Bộ Ngoại giao Iran, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani, ông Abdollahian nhắc lại quyết tâm của Tehran muốn đạt được một thoả thuận tốt đẹp, mạnh mẽ và lâu dài trong các cuộc đàm phán hạt nhân.
Trước đó, trong cuộc điện đàm ngày 18/7, với đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, Ngoại trưởng Abdollahian cũng thúc giục Nhà Trắng ngừng việc "sử dụng sức ép và các lệnh cấm vận để chiếm ưu thế" trong các cuộc đàm phán hạt nhân.
Các ông Al-Thani và Borrell được cho là đều bày tỏ thấu hiểu các nỗ lực của Iran trong đạt thoả thuận cuối cùng trong các cuộc đàm phán hạt nhân.
Trong khi đó, cùng ngày, phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen tại Colorado (Mỹ), lãnh đạo Cơ quan Tình báo mật Anh (SIS) Richard Moore bày tỏ nghi ngờ về việc nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei muốn khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với các cường quốc.
Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh Iran và các nước phương Tây vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung để khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 có tên gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Khởi động từ tháng 4/2021 tại Vienna (Áo), cuộc đàm phán nhằm khôi phục JCPOA giữa Iran với các cường quốc hiện đang đình trệ sau khi đã trải qua nhiều vòng thảo luận. Dù được đánh giá là có tiến triển, song rào cản lớn nhất để khôi phục thỏa thuận này chính là lập trường cứng rắn của cả Mỹ và Iran.
Mỹ vẫn đòi Iran phải tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận trước, rồi mới xem xét dỡ bỏ cấm vận. Ngược lại, Iran cương quyết bảo vệ quan điểm là các lệnh trừng phạt phải được dỡ bỏ trước khi tiến hành đàm phán.
| Tin thế giới 21/7: Nga dọa mở rộng mục tiêu ở Ukraine; Cơn 'khát tiền' của Kiev; Chính phủ Italy sụp đổ; Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn hành động ở Syria Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, những lùm xùm quanh đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, chính phủ của Thủ tướng Italy Mario Draghi sụp ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/7): EU phong tỏa ngân hàng Sberbank, tin đồn về khí đốt Nga, Đức đối mặt rủi ro lớn Tăng trưởng toàn cầu bị đe dọa, EU áp gói trừng phạt thứ 7 lên Nga liên quan xung đột tại Ukraine, châu Âu lo ... |