Nhỏ Bình thường Lớn

Đàm phán lại NAFTA, Mỹ sẽ "mặc cả" những gì?

Chính thức công bố đàm phán lại NAFTA, Washington tìm cách xuất khẩu sang Canada và Mexico, hướng tới mục tiêu thu hẹp thâm hụt thương mại với hai quốc gia láng giềng.
TIN LIÊN QUAN
dam phan lai nafta my se mac ca nhung gi Mexico và Canada kêu gọi đàm phán ba bên về NAFTA
dam phan lai nafta my se mac ca nhung gi Chính quyền Mỹ khởi động tiến trình đàm phán lại NAFTA

Ngày 17/7, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch đầu tiên cho việc đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã tồn tại 23 năm qua, giữa ba thành viên Mỹ - Canada và Mexico.

Mở rộng xuất khẩu cho hàng hóa Mỹ

Tiết lộ thông tin trong tài liệu dài 17 trang trình lên Quốc hội Mỹ, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết, để đạt mục tiêu giảm tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại giữa Mỹ với hai quốc gia láng giềng, Washington sẽ tìm cách mở rộng hơn cánh cửa cho hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Canada và Mexico trong khuôn khổ NAFTA.

Ông Robert Lighthizer cũng công bố những mục tiêu ưu tiên mới nhất liên quan đến vòng đàm phán lại NAFTA. Theo đó, tiến trình đàm phán sẽ hướng tới bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nông dân cũng như doanh nghiệp Mỹ, thông qua việc hiện đại hóa NAFTA, áp dụng các tiêu chuẩn của thế kỷ 21 như: loại bỏ các trợ cấp không công bằng, loại bỏ các tác động bởi các doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ những hạn chế về sở hữu trí tuệ.

Đại diện thương mại Robert Lighthizer cho rằng, với hiệp định mới, việc tiếp cận của Mỹ đối với thị trường Canada và Mexico sẽ được mở rộng hơn, qua đó giảm thâm hụt thương mại lên tới hàng tỷ USD hiện nay.

Ngoài ra, Đại diện thương mại Mỹ cũng cho biết, Washington sẽ đàm phán để tăng cường các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong NAFTA để những lợi ích của thỏa thuận này không rơi vào tay các quốc gia ngoài khối và nhằm khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ.

dam phan lai nafta my se mac ca nhung gi
Tổng thống Mỹ Donald Trump đội mũ cao bồi khi tham dự triển lãm "Made in America" , giới thiệu sản phẩm của đại diện các doanh nghiệp thuộc 50 bang của Mỹ, tại Nhà Trắng, ngày 17/7. (Nguồn: Reuters) 

Ngăn chặn thao túng tiền tệ

Lần đầu tiên trong một thỏa thuận thương mại của Mỹ, Chính phủ nước này tuyên bố muốn có một điều khoản phù hợp để ngăn chặn tình trạng thao túng tỷ giá tiền tệ. Nội dung tài liệu có đoạn khẳng định, không một quốc gia nào được thao túng tỷ giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh tranh.

Động thái này có vẻ như nhằm vào các thỏa thuận thương mại mà Mỹ sẽ đàm phán trong tương lai, thay vì nhằm vào Canada và Mexico - hai quốc gia hiện không bị Mỹ xem là thao túng tỷ giá. Nhiều năm qua, Trung Quốc mới là đối tượng mà Mỹ thường xuyên cáo buộc đã cố tình định giá thấp đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu.

Kể từ khi được thực thi vào năm 1994, NAFTA đã đưa kim ngạch thương mại giữa Mỹ, Canada và Mexico tăng gấp 4 lần, vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Nhưng cùng với đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với hai nước láng giềng này cũng tăng mạnh. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Mexico vượt 63 tỷ USD.

Tổng thống Donald Trump - người luôn chủ trương ủng hộ chính sách bảo hộ sản xuất nội địa, từng chỉ trích các hiệp định thương mại hiện nay của Mỹ như là "thảm họa" và là nguyên nhân khiến Mỹ mất đi hàng triệu việc làm. Trước khi kế hoạch đàm phán lại NAFTA được công bố, Tổng thống Trump cũng đã tuyên bố, trong vòng 6 tháng tới, ông sẽ có thêm các bước đi pháp lý nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của nước mình.

Bản kế hoạch này không công bố ngày cụ thể cho cuộc đàm phán lại NAFTA, nhưng theo dự kiến được đưa ra trước đó, cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào ngày 16/8.

Trước đó, tại cuộc họp với các nghị sỹ lưỡng viện Quốc hội Mỹ về quá trình tái đàm phán NAFTA, Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray cho biết, NAFTA đã trở thành nền tảng trong mọi chính sách kinh tế của Mexico. Tuy nhiên, quốc gia này có thể rời khỏi NAFTA nếu không đạt được lợi ích trong quá trình tái đàm phán. Từ đầu năm 2017, Mexico đã tiến hành tư vấn chính thức với lĩnh vực tư nhân trong vòng 90 ngày nhằm xác định các yếu tố và điều kiện cần thiết trên đàm phán với Mỹ.

dam phan lai nafta my se mac ca nhung gi Mexico tìm cách đa dạng hóa hoạt động thương mại

Việc hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia Nam Mỹ khác sẽ giúp Mexico giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các biện ...

dam phan lai nafta my se mac ca nhung gi Mỹ: Giới chức thương mại ủng hộ duy trì NAFTA nhưng có sửa đổi

Ngày 16/7, các nguồn tin từ Thượng viện Mỹ cho biết phái đoàn của nước này tại các cuộc đàm phán lại về Hiệp định ...

MC. (theo AP, Reuters)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua