TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán thương mại với Mỹ, ông Lưu Hạc mất chức danh “Đặc phái viên” | |
Bắc Kinh "phản đòn", ông Trump tung chiêu thức mới |
Cuộc đàm phán vào phút cuối ngày đầu tiên tại Washington giữa Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã không cứu vãn được quyết định thuế quan của Tổng thống Trump. Vào lúc 12h01 sáng thứ Sáu (10/5), mức thuế quan hàng hóa rời khỏi Trung Quốc đến Mỹ đã chính thức tăng từ 10% lên 25%.
Nhận định về thuế quan – vấn đề hiện đang nóng nhất trong tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, Nhà kinh tế Paul Donovan của UBS Wealth Management cho rằng, mức thuế quan của ông Trump đã khiến chính người Mỹ phải chịu nhiều thiệt thòi.
“Cuộc đàm phán thương mại đang tiếp tục, những loại thuế này sẽ làm xói mòn lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ, thay vì đẩy lạm phát lên cao. Các cuộc đàm phán càng kéo dài, thiệt hại kinh tế càng lớn. Doanh nghiệp Mỹ sẽ có một thời gian dài trì hoãn đầu tư, điều này sẽ làm tổn hại đến xuất khẩu và sản xuất”, Nhà kinh tế Paul Donovan khẳng định.
Các chuyên gia kinh tế thế giới thấp thỏm giữa "tâm bão" đàm phán thương mại Mỹ - Trung. (Ảnh: AFP) |
Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo, tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Ông Bruno Le Maire cho biết, nguy cơ leo thang giữa cuộc chiến thương mại là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu.
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Bruno Le Maire, ông Robert Ward thuộc Đơn vị Tình báo Kinh tế Mỹ cho rằng, một cuộc chiến thương mại tiếp diễn sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới.
“Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã gây ra hiệu ứng dây chuyền đối với các quốc gia khác và cả nền kinh tế toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang là nhân tố khiến "tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm đáng kể" trong năm 2018, dẫn đến IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019”, ông Robert Ward đưa ra dẫn chứng.
Cũng trong thời gian xảy ra cuộc chiến, một số quốc gia khác cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điển hình như các quốc gia đang là đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc và Mỹ. Tranh chấp thương mại với Trung Quốc đã khiến hàng loạt tranh chấp về thương mại mà Mỹ khởi xướng với nhiều quốc gia khác như Mexico, Canada và Liên minh châu Âu (EU).
Bên cạnh đó, Mỹ hiện cũng đang cân nhắc quyết định trong một tuần nữa về việc có áp dụng thuế quan tự động đối với ô tô nhập khẩu từ EU hay không. Đây có thể là một yếu tố khác có thể đè nặng lên thị trường trong vài phiên tới.
Trước "giờ G" ngày cuối cùng các nhà đàm phán Mỹ - Trung gặp nhau, giới nhà đầu tư mong đợi sẽ có sự dịu đi khi quan chức hai nước tiếp tục nói chuyện để đi đến một kết quả cuối cùng. Người ta cũng vẫn hy vọng rằng, hai bên sẽ giải quyết các vấn đề hiện có thông qua hợp tác và tham vấn.
4 kịch bản có thể xảy ra trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần này Thị trường thế giới đang hướng về cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong hai ngày 9-10/5 tại Washington. ... |
Thêm "đòn chí mạng” giáng vào nền kinh tế toàn cầu Các chuyên gia cho rằng, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung ... |
Thế lực nào thực sự đứng sau Huawei? Washington khẳng định, ông chủ của Huawei nhất định phải có Bắc Kinh chống lưng. |