TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Bác thông tin Tổng thống Trump hoãn áp thuế với hàng Trung Quốc | |
Mỹ-Trung: Hào khí xưa liệu còn thiêng ? |
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer bắt tay với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại vòng đàm phán thương mại lẫn thứ 12 ở Thượng Hải, ngày 31/7. (Nguồn: AFP) |
Sự tự tin thái quá
Giải thích về việc các vòng đàm phán trước đây giữa hai nền kinh tế sụp đổ, giới chuyên gia kinh tế cho rằng về phía Mỹ, nếu muốn đạt được một thỏa thuận cần phải có sự hiểu biết lớn hơn về loại điều kiện mà những bộ phận cử tri chủ chốt ở Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận và những vấn đề mà ban lãnh đạo Trung Quốc coi là nền tảng cho những triết lý kinh tế cốt lõi mà họ không sẵn sàng từ bỏ.
Một số nhà phân tích Mỹ đã đổ lỗi sự thất bại trong đàm phán là do những người theo đường lối cứng rắn của Mỹ khó chịu với sự bá quyền của Trung Quốc chứ không phải do vấn đề thương mại. Những người khác thì khó chịu về một Trung Quốc “tham lam”, nước mà họ khẳng định là đã quay trở lại một dự thảo hiệp định nhưng không thực hiện những cam kết mà họ đã nhất trí.
Về phía Trung Quốc, đã có những lời cáo buộc rằng, những khẳng định của Chính quyền Trump là “không đúng sự thật và cố tình gây khó hiểu” và rằng Mỹ tiếp tục bổ sung những yêu cầu mới, trong đó có đòi hỏi thực hiện ngay lập tức những cải cách thị trường.
Điều rõ ràng là cả hai bên đều đã tự tin thái quá. Cả hai bên đều hiểu hành vi và thông điệp của nhau thông qua lăng kính văn hóa chính trị của riêng mình. Điều này dẫn đến việc mỗi bên đánh giá quá cao lực đòn bẩy của mình và cuối cùng cáo buộc bên kia không giữ lời hứa.
Đương nhiên, hai bên cũng có thể tiến hành cuộc chiến thêm một thời gian, thông qua việc gây thêm nhiều áp lực lên xã hội, để làm gia tăng mong muốn đạt được thỏa thuận từ dư luận, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc hai bên sẽ tiếp tục phải chịu thêm nhiều tổn thất kinh tế và rủi ro chính trị.
Vòng đàm phán thương mại cấp cao Trung - Mỹ lần thứ 12 vừa kết thúc mới đây có thể được cho là đã tạo ra một cục diện mới và nếu đi theo tín hiệu tích cực, thì đây là sự lựa chọn sáng suốt hơn là theo cách nghĩ tiêu cực. Dư luận tin tưởng rằng, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới không thiếu chìa khóa để mở ra cánh cửa phá vỡ thế bế tắc hiện nay.
Thiếu “thành ý” khó hàn gắn rạn nứt
Trong khi đó, THX mới đây cũng đăng bài bình luận khẳng định, từ điểm hẹn Thượng Hải cần nhận rõ tính quanh co, phức tạp ở chặng đường đàm phán trong tương lai. Để làm tan băng, xóa bỏ mọi ngăn cách giữa Bắc Kinh và Washington thì cần đến một quá trình.
Gần đây phía Mỹ thường lên tiếng gây sức ép, cho thấy từ sự đồng thuận về nguyên tắc đi đến thỏa thuận là một quá trình gian khó. Chặng đường đàm phán trong tương lai cần nhiều thời gian, nghị lực và sự kiên nhẫn, đồng thời cũng thử thách trí tuệ chính trị của hai bên.
Để có thể thúc đẩy được đàm phán, hai nước cần nắm lấy thời cơ, quan trọng là dùng hành động thực tiễn để thực hiện nhận thức chung quan trọng mà nguyên thủ hai nước đạt được trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka (Nhật Bản) hồi tháng 6.
Còn để tiếp tục đàm phán thì hai bên cần giữ chữ tín, nguyên tắc, giới hạn, cùng đi về một hướng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, xem xét đến các mối quan tâm cốt lõi của nhau.
Đàm phán thương mại: Thành ý Mỹ - Trung hay tiếp tục thăm dò khả năng chịu đựng. (Nguồn: Milkbusiness) |
Ngày 31/7, trước vòng đàm phán thứ 12, truyền thông Trung Quốc đưa tin, với việc vòng đàm phán thương mại mới được tổ chức tại Thượng Hải, phía Mỹ bắn tin rằng, chính sách thuế quan của Washington sẽ khiến Trung Quốc thụt lùi, còn Mỹ phát triển tốt và cho rằng, Trung Quốc thường sửa nội dung thỏa thuận vào phút chót vì lợi ích của mình.
Nhận định về động thái này họ cho rằng, những bày tỏ của phía Mỹ không thể hiện thành ý cần thiết để giải quyết vấn đề đàm phán thương mại, đi ngược lại nhận thức chung giữa lãnh đạo hai nước tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, hòng tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc để đạt được lợi ích tối đa trong đàm phán song phương.
Qua 11 vòng đàm phán, hai bên đã đạt được đồng thuận về phần lớn nội dung, nhưng cũng trải qua nhiều sóng gió vì phía Mỹ thích gây sức ép tối đa, đưa ra những đòi hỏi mà phía Bắc Kinh cho là gây tổn hại đến chủ quyền, khiến hai bên chưa thể hàn gắn bất đồng.
Còn tờ Globaltimes cũng đăng bài bình luận khẳng định phía Mỹ thường đưa ra những phát biểu thiếu tính xây dựng trong bối cảnh hai bên tiến hành đàm phán thương mại. Rằng, ngày 30/7, Nhà Trắng than phiền Bắc Kinh không giữ đúng cam kết, không có động thái tích cực nào khi mua nông sản của Mỹ đã bắt đầu.
Trong khi đó, ngày 28/7, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc bày tỏ đang đẩy mạnh xúc tiến mua nông sản Mỹ.
Nhà Trắng còn cho rằng, Bắc Kinh đang tính toán kéo dài thời gian đàm phán để chờ đợi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020, với mong muốn cựu Phó Tổng thống Joe Biden của Đảng Dân chủ thắng cử, sau đó tiếp tục hưởng lợi từ Mỹ. Đây chỉ là phán đoán thiếu căn cứ từ phía Mỹ. Trung Quốc đàm phán thương mại với Mỹ chứ không phải đàm phán với Đảng Cộng hòa hay Dân chủ.
Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 31/7 cũng đăng bài bình luận có tính chất tương tự, trong đó kêu gọi phía Mỹ cần tỉnh táo, tự tôn trọng và giữ chữ tín. Theo báo này, nếu muốn đàm phán với Trung Quốc, Mỹ cần có thành ý, chứ không nên gây sự. Muốn có kết quả đàm phán tốt thì cần xem xét việc giữa hai bên tồn tại lợi ích đan xen to lớn. Bài bình luận cho rằng, việc hai bên nỗ lực làm đối tác tốt, nghiêm túc giải quyết vấn đề, mới đạt được kết quả lợi cả đôi bên.
Tờ Globaltimes mới đây đưa ra bình luận, phía Mỹ rất quan tâm đến vấn đề Trung Quốc mua nông sản Mỹ. Trong vòng đàm phán này, Trung Quốc đã đáp lại mối quan tâm này, nhưng Bắc Kinh cũng khẳng định việc đó phải được tiến hành dựa trên nhu cầu thực tế của nước này, đây cũng là một trong những mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc.
Trung Quốc có thể chủ động thể hiện sự chân thành, nhưng để điều đó tiếp diễn, trở thành một trạng thái thường xuyên thì điều quan trọng nhất là Mỹ cần không ngừng làm như vậy với Trung Quốc, tạo ra sự tương tác thể hiện thành ý mang tính ổn định giữa hai bên cho đến khi chốt được thỏa thuận.
Theo truyền thông Trung Quốc,kể từ khi tiến hành cuộc chiến thương mại đến nay, sách lược chủ yếu của Mỹ là gây áp lực tối đa với Trung Quốc. Bởi Mỹ cần dỡ bỏ hoặc nới lỏng các sức ép liên quan, không ngừng đáp lại việc Trung Quốc mua nông sản Mỹ.
Hôm nay Mỹ - Trung đàm phán thương mại: Sức ép từ hai ‘chiến tuyến’, triển vọng mịt mù TGVN. Hôm nay (30/7), Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và các quan chức hàng đầu Trung ... |
Cách ‘bảo vệ’ nước Mỹ của Tổng thống Trump và số phận 'con bài mặc cả' Huawei TGVN. Tổng thống Donald Trump đúng hay sai khi sử dụng Tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như một “con bài mặc ... |
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Địa điểm mới, kết quả cũ? TGVN. Ngày 24/7, Nhà Trắng cho biết, các nhà đàm phán của Mỹ sẽ đến Thượng Hải vào tuần tới để tiến hành đàm phán thương ... |