Dân binh biển Trung Quốc - Lực lượng 'vùng xám' ở Biển Đông (phần I)

Đinh Anh
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Thời gian qua, tâm điểm chú ý ở Biển Đông là căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây. Tàu Trung Quốc nhiều lần tìm cách ngăn cản, đâm va, thậm chí phun vòi rồng vào các tàu Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dân binh biển Trung Quốc - Lực lượng 'vùng xám' ở Biển Đông (phần I)
Tàu dân binh biển Trung Quốc ngăn chặn tàu cảnh sát biển Philippines tiếp cận Bãi Cỏ Mây ngày 10/11/2023. (Nguồn: AP News)

Việc Trung Quốc tăng cường triển khai lực lượng dân quân biển ở Biển Đông đã và đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.

Trong vài tháng qua, tâm điểm chú ý ở Biển Đông là căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây. Tàu Trung Quốc nhiều lần tìm cách ngăn cản, đâm va, thậm chí phun vòi rồng vào các tàu Philippines thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho binh sĩ trên con tàu cũ BRP Sierra Madre mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây.

Trong các vụ việc trên, lực lượng dân binh biển Trung Quốc luôn sát cánh cùng với tàu hải cảnh ở thực địa. Philippines nhiều lần chỉ trích các hành động của tàu hải cảnh và dân binh biển là nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế đối với các hoạt động tiếp tế thường lệ của nước này[1]. Dân binh biển Trung Quốc rõ ràng đóng vai trò ngày càng quan trọng để thúc đẩy yêu sách ở Biển Đông.

Sự phát triển dân binh biển Trung Quốc

Sự hình thành dân binh biển Trung Quốc có thể bắt đầu từ năm 1950 khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và chú trọng nhiệm vụ kiểm soát vùng ven biển. Từ những năm 1960, hải quân Trung Quốc bắt đầu huấn luyện dân binh biển và sử dụng để hỗ trợ trong nhiều nhiệm vụ.

Từ những năm 1980, nhiều diễn biến mới như Trung Quốc chuyển đổi lực lượng bảo vệ bờ biển thành các chi đội dân binh biển; thành lập dân binh biển ở Đàm Môn năm 1985; thiết lập các căn cứ đầu tiên tại Trường Sa vào năm 1988… đã tạo điều kiện để thúc đẩy vai trò của dân binh biển.

Dân binh biển là lực lượng thuộc các doanh nghiệp, hội đoàn, cơ sở có hoạt động liên quan tới biển ở các tỉnh, thành, địa phương (như đánh bắt, chế biến hải sản, đóng tàu, xây dựng công trình cảng). Ngoài lực lượng nòng cốt trên, Trung Quốc còn tuyển dụng các cựu binh Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có kinh nghiệm vào dân binh biển.

Theo học giả Erickson và Kennedy thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, dân binh biển Trung Quốc gồm hai loại: thông thường và chủ chốt. Trong khi dân binh thông thường là lực lượng dự bị, dân binh biển chủ chốt được huấn luyện thường xuyên và có kỹ năng cao hơn để tiến hành các nhiệm vụ trên biển.

Việc Trung Quốc nâng vị thế biển trong chiến lược phát triển, với mục tiêu thành cường quốc biển là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của dân binh biển. Sau chuyến thăm biểu tượng của Chủ tịch Tập Cận Bình tới thị trấn Đàm Môn năm 2013, lực lượng này được quan tâm đầu tư và là thành tố quan trọng trong tổng thể tầm nhìn của Bắc Kinh về cường quốc biển.

Cộng đồng quốc tế lo ngại

Việc Bắc Kinh tăng cường triển khai lực lượng dân quân biển ở Biển Đông đã và đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. "Những người lính áo xanh nhỏ bé" (Little Blue Men) - như cách gọi của Phó Giáo sư Andrew Erickson - đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các chiến dịch không tên của Trung Quốc ở Biển Đông. Giới phân tích cho rằng, lực lượng này có thể có hàng trăm tàu thuyền và hàng nghìn thành viên.

Dân binh biển Trung Quốc - Lực lượng 'vùng xám' ở Biển Đông (phần I)
Giới phân tích cho rằng, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc có thể có hàng trăm tàu thuyền và hàng nghìn thành viên. (Nguồn: Reuters)

Mặc dù Trung Quốc không thừa nhận sự tồn tại của họ, nhưng các chuyên gia cho rằng dân quân biển là một phần không thể thiếu trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định các yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông và hơn thế. Đáng chú ý, lực lượng này giúp Trung Quốc tăng cường hiện diện trái phép xung quanh các bãi đá ngầm và các đảo mà không khơi mào xung đột quân sự.

Năm 2021, Lực lượng dân quân biển Trung Quốc đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận quốc tế sau khi hơn 200 tàu Trung Quốc tập trung neo đậu tại Đá Ba Đầu (ở cụm đảo Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của việt Nam) từ ngày 7/3/2021. Sự kiện này được hai nhà phân tích của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Singapore (IISS) là Samir Puri và Greg Austin cho là hoạt động triển khai lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực từ trước đến nay.

Philippines đã gửi công hàm ngoại giao phản đối "sự hiện diện ồ ạt và mang tính đe dọa" của hơn 200 tàu cá này của dân quân hàng hải Trung Quốc. Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25/3/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó là Lê Thị Thu Hằng cũng đã nhấn mạnh rằng hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

-----------------------

[1] https://www.france24.com/en/live-news/20231023-manila-says-chinese-vessels-intentionally-hit-philippine-boats

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Định vị Việt Nam trên bản đồ công nghệ

Định vị Việt Nam trên bản đồ công nghệ

Công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo đang ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội trên toàn thế giới và trở thành mặt trận cạnh tranh ...
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chủ trì Lễ tôn vinh tiếng Việt tại thành phố Brno và vùng Nam Morava

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chủ trì Lễ tôn vinh tiếng Việt tại thành phố Brno và vùng Nam Morava

Bà Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã thăm vùng Nam Morava và ...
Top 10 xe MPV bán chạy nhất 6 tháng đầu năm 2024: Mitsubishi Xpander tiếp tục lập đỉnh

Top 10 xe MPV bán chạy nhất 6 tháng đầu năm 2024: Mitsubishi Xpander tiếp tục lập đỉnh

Top 10 xe MPV bán chạy nhất 6 tháng đầu năm 2024, Mitsubishi Xpander giữ vững vị thế dẫn đầu với 7.773 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Toyota ...
Bài phát biểu truyền cảm hứng của bà Melinda French Gates tại lễ tốt nghiệp Đại học Stanford

Bài phát biểu truyền cảm hứng của bà Melinda French Gates tại lễ tốt nghiệp Đại học Stanford

Trong lễ tốt nghiệp của các sinh viên Trường Đại học Stanford năm 2024, vợ cũ của tỷ phú Bill Gates đã có những chia sẻ gây xúc động.
Lịch thi đấu Olympic Paris 2024 ngày 28/7 của Đoàn thể thao Việt Nam

Lịch thi đấu Olympic Paris 2024 ngày 28/7 của Đoàn thể thao Việt Nam

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật lịch thi đấu ngày 28/7 của Đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024.
Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh cuối tuần; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh cuối tuần; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025 vì lý do này...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động