Nhỏ Bình thường Lớn

Dàn nhạc giao hưởng trong phòng khách

Một nhóm nhạc công trẻ của dòng nhạc cổ điển ở New York vừa sáng lập ra mô hình hoạt động nhằm mang lại sức sống mới cho nhạc giao hưởng.
TIN LIÊN QUAN
dan nhac giao huong trong phong khach Hà Nội: Đêm nhạc Kèn - Gõ giao hưởng hoành tráng diễn ra tối nay
dan nhac giao huong trong phong khach Eroica của Beethoven là bản giao hưởng hay nhất mọi thời đại

Một buổi tối thứ Tư tại vùng Brooklyn (New York, Mỹ), 40 người, chủ yếu sinh vào những năm 1980-2000, ngồi trong một phòng khách chật hẹp, vừa rút các nhạc cụ ra khỏi hộp đựng, vừa nhấm nháp chút bia. Khoảng 8 giờ tối, Sam Bodkin, một thành viên trong nhóm đứng lên tuyên bố lý do của buổi biểu diễn. Sau đó, các thành viên gồm ba người chơi violin, một người chơi cello bắt đầu trình diễn các bài tuyển chọn tứ tấu của Haydn và Brahms, hai trong 10 thiên tài âm nhạc có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền nhạc cổ điển thế giới.

Bodkin, người sáng lập công ty biểu diễn âm nhạc Groupmuse, trước kia không phải là người  yêu nhạc cổ điển. Khi lớn lên, anh có những quan niệm giống nhiều người trẻ tuổi khác: nhạc cổ điển thật buồn tẻ, nhạt nhẽo, toàn những nhạc công đeo găng tay trắng và đội tóc giả màu trắng. Tuy nhiên, sau khi nghe một người bạn chơi bản Große Fuge Opus số 133 của Beethoven tại trường đại học, anh đã bị chinh phục. “Đó là một bản nhạc lôi cuốn kỳ lạ mặc dù được viết vào năm 1820”, Bodkin nói. “Dần dần, tôi trở thành một người “truyền giáo” cho thể loại âm nhạc này. Tôi tạo ra các bản hòa âm phối khí mới cho bất cứ ai muốn nghe”.

dan nhac giao huong trong phong khach
Tứ tấu đàn dây trình diễn cho một nhóm nhỏ khán giả trong một buổi hòa nhạc do Groupmuse tổ chức.

Sau khi gặp gỡ, trao đổi và hợp tác với một nhóm người trẻ tuổi học tại Nhạc viện New England ở Boston, Bodkin đã nhận ra âm nhạc thính phòng có sức mạnh lớn đến thế nào khi công chúng được thưởng thức một buổi trình diễn trực tiếp. Anh tin rằng những người trẻ tuổi khác cũng sẽ có chung suy nghĩ này, nếu vé vào cửa các buổi biểu diễn nhạc thính phòng không phải là một rào cản. Do đó, năm 2013, Bodkin đã thành lập công ty biểu diễn Groupmuse và thuê hơn 1.200 nhạc công trẻ tuổi chơi nhạc cổ điển tại các buổi hòa nhạc nhỏ trong phòng khách trên khắp nước Mỹ.

Mỗi buổi biểu diễn của Groupmuse gồm hai bản nhạc không lời dài 25 phút: bản thứ nhất được trích từ các bản nhạc cổ điển, bản thứ hai là tùy theo người biểu diễn. “Chúng tôi biểu diễn các tác phẩm của nhạc sĩ Dvorak và sau đó là bản tứ tấu đàn dây Súng và Hoa hồng. Chúng tôi chơi các tác phẩm của Chopin trên đàn piano và sau đó là nhạc choro Brazil”, Bodkin nói.

Các nhạc công chuyên nghiệp và những ai học tại các nhạc viện đều có thể tải các mẫu đăng ký tham dự lên trang web của Groupmuse, sau đó sẽ được các quản trị viên của Groupmuse  phê duyệt. Tiếp theo, nhóm Groupmuse ghép cặp các nghệ sĩ biểu diễn với những người đăng ký tình nguyện tiếp đón những người lạ và nhạc công tại nhà họ, biến mỗi phòng khách gia đình thành một sân khấu mini: một nghệ sĩ độc tấu cho 10 người nghe; hoặc một bản tứ tấu biểu diễn trong một phòng khách gia đình với vài chục khán giả. Mỗi tuần, có khoảng 20 buổi biểu diễn của Groupmuse trên khắp đất nước, chủ yếu ở Boston, New York, Seattle và vùng vịnh San Francisco.

Tương tác với khán giả

Groupmuse đề nghị mỗi khán giả góp 10 USD cho mỗi buổi hòa nhạc. Bình quân mỗi nhạc công kiếm được 160 USD sau mỗi buổi diễn.

Đối với các nhạc công cổ điển trẻ tuổi, việc được chơi nhạc trực tiếp trước một nhóm khán giả nhỏ “mang đến không khí thân mật và vô cùng thích thú”. Jude Ziliak, một nghệ sĩ violin thường xuyên chơi nhạc tại Groupmuse từ năm 2014, đã chia sẻ như vậy.

Ziliak, tốt nghiệp Trường Juilliard năm 2013 và từng chơi nhạc tại Hội trường Alice Tully và Nhà hát Lớn thành phố New York, coi các buổi biểu diễn của Groupmuse là cơ hội để thực hành và lắng nghe ý kiến phản hồi của khán giả. Theo Ziliak, ở hầu hết các địa điểm biểu diễn hòa nhạc, nghệ sĩ được đưa lên một sân khấu có ánh đèn mờ, tách biệt khỏi khán giả và không cảm nhận được những gì mọi người đang trải qua. Còn với mô hình sân khấu nhỏ của Groupmuse, nhóm khán giả gồm 15 người ngồi trên nền phòng khách ngay trước mặt bạn, do đó bạn dễ dàng cảm nhận được họ cảm thụ âm nhạc của bạn đến đâu.

Đối với các nghệ sĩ như Ziliak, việc biểu diễn cho những khán giả không am hiểu nhạc cổ điển lại thú vị và bổ ích. “Họ không có cùng định kiến. Nhiều khi đánh giá của họ còn thú vị hơn đánh giá chung của đám đông về âm nhạc”, anh nói.

Khán giả của Groupmuse có thành phần khác với đám đông thường thấy của các nhà hát sang trọng: 70% khán giả của Groupmuse sinh vào những năm 1980 và 1990. Điều này cực kỳ hấp dẫn các tổ chức như Hiệp hội Âm nhạc Thính phòng của Trung tâm Lincoln, nơi phân nửa khán giả trên 65 tuổi. “Mọi dàn nhạc giao hưởng đều lo ngại rằng  khán giả cao tuổi có ngày sẽ ra đi mãi mãi,” Katherine Johnson, Giám đốc Truyền thông của Hội yêu âm nhạc New York, chia sẻ.

Từ đầu tháng 11 này, Groupmuse sẽ phối hợp với các hội và các học viện âm nhạc cổ điển khác. Bodkin hy vọng các mối quan hệ hợp tác này có thể biến những người đam mê nhạc cổ điển mới thành những khán giả lâu dài.

dan nhac giao huong trong phong khach Moxie - làn gió ấm giữa đêm Đông Hà Nội

Tiếng đàn accordion, đàn banjo đặc sắc, tiếng trống dập dìu cùng hòa âm tạo nên màn trình diễn sôi động của ban nhạc Moxie. ...

dan nhac giao huong trong phong khach "Tan chảy" với bữa tiệc âm nhạc châu Âu 2016

Khán giả ở Việt Nam sẽ được đắm mình trong một bữa tiệc âm nhạc với một chuỗi các buổi biểu diễn hấp dẫn trong ...

dan nhac giao huong trong phong khach Nấc thang cho thị hiếu âm nhạc của công chúng

Vừa qua, công chúng yêu nhạc Việt được dịp mãn nhãn với những màn trình diễn tại Monsoon Festival - Lễ hội âm nhạc Gió ...

Trung Hiếu (theo Wired)