Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải) họp với Chủ tịch đảng PPP cầm quyền Han Dong Hoon (giữa) tại Văn phòng tổng thống ở Seoul cùng Chánh văn phòng tổng thống Chung Jin-suk. (Nguồn: Yonhap) |
Trả lời báo giới, Chủ tịch PPP Han Dong-hoon nhấn mạnh: "Việc (ông Yoon) từ chức sớm là không thể tránh khỏi", đồng thời cho biết, đảng này sẽ cân nhắc và thảo luận phương án tốt nhất.
Tin liên quan |
Tổng thống Hàn Quốc dự kiến có bài phát biểu giải thích quan điểm trước cuộc bỏ phiếu kiến nghị luận tội |
Tuyên bố được đưa ra sau bài phát biểu trước quốc dân của Tổng thống Yoon, trong đó ông nói sẽ giao phó vấn đề tại nhiệm của ông cho PPP, trong bối cảnh Quốc hội do phe đối lập kiểm soát chuẩn bị bỏ phiếu về kiến nghị luận tội ông vào cùng ngày, vì ông đã ban bố thiết quân luật gây rối loạn hôm 3/12.
Trước đó, sáng 7/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình bày tỏ lời xin lỗi quốc dân vì đã gây lo ngại và những bất tiện cho người dân khi ban bố tình trạng thiết quân luật đêm 3/12.
Trong phát ngôn chính thức đầu tiên trước công chúng sau việc ban bố thiết quân luật đêm 3/12, ông Yoon khẳng định sẽ không bao giờ có tình trạng thiết quân luật thứ 2, cam kết không trốn tránh trách nhiệm pháp lý và chính trị liên quan đến việc ra quyết định thiết quân luật.
Tổng thống cùng với Đảng cầm quyền đang nỗ lực ổn định tình hình chính trị đồng thời nói thêm rằng, quyết định được đưa ra trong tình cảnh "tuyệt vọng".
Lời xin lỗi của Tổng thống Yoon được đưa ra trong bối cảnh chiều cùng ngày 7/12, phe đối lập chiếm đa số trong Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tại cơ quan này về dự luật luận tội Tổng thống. Nếu đạt đủ 200/300 phiếu tán thành, Tổng thống Yoon sẽ ngay lập tức bị đình chỉ chức vụ.
Sau khi ban bố thiết quân luật rồi phải dỡ bỏ 6 tiếng sau đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol đang đối mặt với làn sóng phản đối ngày càng tăng khi các thông tin công bố ngày càng bất lợi đối với ông. Ủy ban Hành chính và an toàn, cùng Ủy ban Y tế và phúc lợi tại Quốc hội Hàn Quốc trong 2 ngày qua đã triệu tập các phiên điều trần làm rõ quy trình ban bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Ngay sau đó, Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tại Hàn Quốc ngày 7/12 bày tỏ thất vọng với lời xin lỗi của Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan đến việc ban bố thiết quân luật khẩn cấp trong tuần này, đồng thời nhấn mạnh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ông từ chức ngay lập tức hoặc bị luận tội.
Trả lời họp báo tại Quốc hội, Chủ tịch DP Lee Jae-myung khẳng định: "Không có cách nào giải quyết tình hình ngoài việc Tổng thống từ chức ngay lập tức hoặc phải ra đi sớm sau khi bị luận tội".
Bình luận của ông Lee nhằm đáp lại phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon trước đó cùng ngày. Lãnh đạo DP cho rằng, phát biểu của ông Yoon "hoàn toàn không đáp ứng được kỳ vọng của người dân", cũng như "càng làm tăng thêm cảm giác bị phản bội và giận dữ trong công chúng".
* Thông tin cho biết, Tổng thống Yoon vào lúc 10 giờ tối ngày 3/12 đã triệu tập khẩn cuộc họp Nội các tại Văn phòng Tổng thống, ngay trước khi ban bố thiết quân luật. 11 thành viên Nội các đã tham dự và đồng loạt bày tỏ lo ngại khi được thông báo nội dung của buổi họp là về việc ban bố thiết quân luật khẩn cấp.
Thủ tướng Han Duck Soo, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Choi Sang Mok và Bộ trưởng Ngoại giao Cho Tae Yul đã phản đối ban lệnh thiết quân luật vì lo ngại ảnh hưởng lớn đến kinh tế và ngoại giao.
Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Cho Tae Yong cũng có mặt trong cuộc họp và được cho là đã phản đối việc ban bố thiết quân luật. Tuy nhiên, Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh việc ban bố thiết quân luật là quyền hợp pháp theo Hiến pháp để đối phó với hành vi của phe đối lập. Đặc biệt, ông Yoon Suk Yeol bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ việc phe đối lập xúc tiến luận tội Giám đốc Cơ quan Thanh tra và kiểm toán nhà nước.
Theo Hiến pháp và luật pháp Hàn Quốc, Nội các chỉ có quyền thẩm định về dự thảo ban bố thiết quân luật, không có quyền biểu quyết. Cuộc họp Nội các đã kết thúc sau khoảng 20 phút và Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chính thức ban bố thiết quân luật ngay sau đó.
Cục Lưu trữ quốc gia thuộc Bộ An ninh và hành chính ngày 6/12 đã gửi công văn yêu cầu Văn phòng Tổng thống, Bộ Quốc phòng, Cảnh sát quốc gia lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc ban bố tình trạng thiết quân luật. Công văn yêu cầu cá nhân và đơn vị liên quan bảo quản nghiêm các hồ sơ liên quan bao gồm biên bản cuộc họp Nội các, các hình ảnh ghi lại bởi hệ thống CCTV trước khi Tổng thống Yoon Seok Yeol tuyên bố thiết quân luật vào đêm 3/12.
Đặc biệt, văn bản của Bộ An ninh còn cảnh báo rằng, theo Luật quản lý hồ sơ công, nếu hồ sơ bị tiêu hủy, thất lạc các cá nhân liên quan có thể sẽ bị phạt tù trên 7 năm hoặc phạt tiền lên tới 30 triệu Won (21.000 USD).
| Nga-Belarus 'hứa' bảo đảm an ninh chung, Moscow 'mở lòng' chốt triển khai tên lửa Oreshnik cho đồng minh, Kursk có lãnh đạo mới Truyền thông nhà nước Nga đưa tin Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Moscow có thể triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ... |
| Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tổng thống khẳng định không sai, bị đảng cầm quyền 'lạnh nhạt' Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lần đầu tiên lên tiếng sau khi ông ban bố rồi dỡ bỏ thiết quân luật trong ... |
| Hàn Quốc: Lãnh đạo đảng cầm quyền bất ngờ kêu gọi đình chỉ quyền lực của Tổng thống Yoon Suk Yeol, Mỹ nói luận tội là việc nội bộ Chủ tịch đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền Hàn Quốc Han Dong Hoon đã thay đổi lập trường và kêu gọi nhanh chóng ... |
| Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth là ai? Lý do ông Trump bảo vệ đến cùng bất chấp nhiều cáo buộc Ngày 6/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục ủng hộ ông Pete Hegseth làm người đứng đầu Lầu Năm Góc bất chấp ... |
| Cuộc phỏng vấn của Ngoại trưởng Nga: Không NATO trước cửa nhà, cảnh báo 'lằn ranh rực lửa' và trò chơi nguy hiểm, khen ông Trump mạnh mẽ Ngày 6/12, cuộc phỏng vấn giữa nhà báo Tucker Carlson, có quan điểm ủng hộ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, với Ngoại trưởng ... |