Với điểm PowerIndex là 0,0712, Mỹ tiếp tục duy trì vị trí sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. (Nguồn: Linkedln) |
Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự năm 2023 của Global Firepower đánh giá 145 quốc gia, xem xét hơn 60 yếu tố riêng lẻ như quân số, trang thiết bị quân sự, sự ổn định tài chính, vị trí địa lý và các nguồn lực sẵn có. Những yếu tố này góp phần tạo nên điểm PowerIndex (chỉ số sức mạnh), với điểm càng thấp thì khả năng quân sự càng mạnh.
Đứng đầu trong bảng xếp hạng là Mỹ với mức chi tiêu quân sự lên tới 877 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,0712. Để duy trì được vị trí thống trị này, Mỹ phải vượt trội trong các mục vật chất, tài chính và tài nguyên quan trọng. Mỹ cũng dẫn đầu về tiến bộ công nghệ, y tế, hàng không vũ trụ và máy tính/viễn thông. Quốc gia này sở hữu 13.300 máy bay, trong đó có 983 chiếc là trực thăng tấn công và quân số hiện lên tới 1.832.000 người.
Tin liên quan |
Việt Nam xếp vị trí 32/100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới |
Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng là Nga, với mức chi tiêu quân sự đạt 864 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,0714. Nga hiện duy trì lực lượng quân sự hùng mạnh với tổng quân số 1.330.900 người. Nga có công nghệ tiên tiến, lực lượng quân sự đáng kể và tầm ảnh hưởng chiến lược toàn cầu.
Đứng vị trí thứ 3 là Trung Quốc với mức chi tiêu quân sự đạt 292 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,0722. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ và có tổng quân số vào khoảng 3.135.000 người. Trung Quốc chú trọng tăng cường năng lực hải quân, không quân và tác chiến trên bộ. Trung Quốc có 3.166 máy bay và 4.950 xe tăng.
Đứng vị trí thứ 4 là Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới và do đó có quân số đông nhất với 5.132.000 người - cùng mức chi tiêu quân sự là 81,4 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1025. Những năm gần đây, Ấn Độ tập trung số hóa và hiện đại hóa, cùng tổ hợp công nghiệp-quân sự nội địa hiệu quả khiến nước này trở thành một trong 5 quân đội mạnh nhất thế giới. Ấn Độ sở hữu tổng cộng 2.210 máy bay, 4.614 xe tăng và 295 khí tài hải quân.
Đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng là Vương quốc Anh với mức chi tiêu quân sự đạt 68,5 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1435, tổng quân số 231.000 người. Quốc gia châu Âu có được vị trí này là nhờ sức mạnh về nhân lực, không quân, hiệu quả hậu cần và nguồn lực tài chính. Bên cạnh đó, phi đội chở dầu hùng mạnh và các cảng sẵn có cũng chính là những lợi thế đáng kể để Vương quốc Anh được xếp vào vị trí này.
Đứng thứ 6 là Hàn Quốc với mức chi tiêu quân sự đạt 46,4 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1505, tổng quân số 1.130.000 người. Hàn Quốc sở hữu sức mạnh về phi đội máy bay, xe chiến đấu bọc thép và trực thăng. Với hơn 133.000 phương tiện và 739 máy bay trực thăng, trong đó có một phi đội gồm 112 máy bay trực thăng tấn công.
Đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng của Global Firepower là Pakistan với mức chi tiêu quân sự đạt 17,9 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1694. Pakistan sở hữu tổng quân số 1.704.000 người và có sức mạnh trong các lĩnh vực như không quân, lục quân và hải quân. Tài nguyên thiên nhiên và vị trí chiến lược của nước này dọc theo các biên giới chung đã nâng cao vị thế của Pakistan trên trường thế giới.
Đứng thứ 8 là Nhật Bản với mức chi tiêu quân sự đạt 46 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1711. Nhật Bản có nhiều các cảng lớn, thể hiện lợi thế chiến lược trên biển. Với 4 tàu sân bay trực thăng, Nhật Bản ở vị trí thứ hai trong hạng mục này, chỉ sau Mỹ. Hạm đội này được trang bị công nghệ tiên tiến cho các vai trò chuyên biệt trên chiến trường. Nhật Bản duy trì lực lượng quân sự có năng lực toàn diện với tổng quân số là 309.000 người.
Đứng vị trí thứ 9 là Pháp với mức chi tiêu quân sự đạt 53,6 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1848, tổng quân số vào khoảng 415.000 người. Pháp có lợi thế về không quân, hải quân, hậu cần và nguồn tài chính. Pháp thể hiện tính linh hoạt trong chiến tranh hiện đại với phi đội gồm 438 máy bay trực thăng, trong đó có 69 máy bay trực thăng tấn công.
Đứng thứ 10 là Italy với mức chi tiêu quân sự là 33,5 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1973, tổng quân số vào khoảng 297.000 người. Italy nổi trội về phi đội chở dầu trên không, phi đội trực thăng, phi đội máy bay tấn công cùng các tàu sân bay.
| Báo Mỹ: Vị trí thống trị của đồng USD được đảm bảo, đồng tiền của 'siêu cường đang lên' khó 'thế chân' Dù tầm quan trọng của đồng Nhân dân tệ (NDT) có thể tăng trong thời gian tới, nhưng khó có thể thay thế đồng USD ... |
| Mỹ chấm dứt 2 năm trì hoãn cử Đại sứ đến Ấn Độ, tỏ rõ quan hệ song phương quan trọng với tương lai toàn cầu? Ngày 26/4, Đại sứ mới được chỉ định của Mỹ tại Ấn Độ Eric Garcetti cho rằng, mối quan hệ giữa Washington và New Delhi ... |
| ‘Bừng tỉnh’ trước áp lực ngày càng lớn từ Trung Quốc, EU lập công thức duy trì vị trí dẫn đầu Việc tập đoàn Trung Quốc Midea mua lại nhà sản xuất robot Kuka của Đức vào năm 2016 là một hồi chuông cảnh tỉnh cho ... |
| Israel phát hiện những quan tài 1.850 năm tuổi, được trang trí bằng đá trong hang động Ngày 23/5, Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) cho biết, đã phát hiện một hang động chôn cất những chiếc quan tài được trang trí ... |
| Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc đã trở thành ‘cây cầu’ để các học giả kết nối, trao đổi, nâng cao hiểu ... |