📞

Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương và hành trình làm phim qua điện thoại đầy thách thức

15:11 | 17/11/2023
Âm thầm tự mình tìm tòi nghiên cứu giải pháp tối ưu cho người có cùng đam mê nhưng chưa đủ điều kiện. 20 năm một hành trình, lặng lẽ - đơn độc, từng bị dư luận công kích, chỉ trích bởi phát ngôn tiên đoán về xu hướng thời đại và bị xem như nhân tố “lạc loài” giữa dòng xã hội đầy định kiến. Phạm Vĩnh Khương bây giờ đã trở thành cái tên có sức ảnh hưởng lớn, nắm giữ vị trí quan trọng trong việc khai sáng, châm ngòi, tạo ra đế chế trường tồn cho ngành “True SmartPhone Film” toàn cầu.
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chia sẻ trong chương trình Khoảnh khắc cuộc đời của đài HTV.

Vốn được xem là tượng đài trong giới làm phim bằng điện thoại, danh xưng “ông trùm” chắc chắn chẳng phải tự nhiên mà có, cái tên không thể lung lay theo thời gian khẳng định mình đã “bỏ túi” 20 năm tập tành, tiếp xúc với điện thoại cầm tay, mà trong đó đạo diễn Phạm Vĩnh Khương có đến 7 năm đào sâu, khai thác thông tin, trải nghiệm thực tiễn chức năng camera từ việc chụp ảnh đến quay phim dù chỉ với chất lượng cực thấp, chức năng “thô sơ” trên các dòng điện thoại tích hợp camera thời trước và hơn 13 năm kinh nghiệm, sáng tác, sáng tạo nội dung với các dòng điện thoại thông minh từ hệ điều hành Windows Phone, BlackBerry OS, Android và IOS…

Con số tuổi nghề trên khẳng định “sự già dặn” dày năm đối với người trẻ đầy nhiệt huyết, tiên phong tìm tòi học hỏi trong mọi nghịch cảnh, bỏ qua tất cả ánh mắt dị nghị, xem thường, ngờ vực,… để sớm tìm ra giải pháp, hướng đi đúng đắn, biến con đường chông gai mình chọn trở thành hệ tư tưởng cho các bạn trẻ hướng theo, để rồi bây giờ mọi lời khẳng định của cậu bé bị cho là ngớ ngẩn “tư tưởng trên mây” ngày đấy, đã đạt thành tựu đáng kinh ngạc.

Từ các global brand đình đám như Tavat, Armani, Ferragamo, Lanvin, Marcelo, Loew, Nike, Adidas, Reebok,… đến các tập đoàn danh giá như VinGroup, SunGroup, SAPGroup… các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nghệ sĩ… được thể hiện chuyên nghiệp, độc đáo chỉ bằng chiếc smartphone đơn giản, minh chứng cho câu nói: “Tôi sẽ dùng thiết bị không chuyên để làm ra những tác phẩm chuyên nghiệp mang dấu ấn của tôi, mà về sau sẽ khó ai tin điều đó là sự thật, dù mắt họ trông thấy”. Chính câu nói này đã khơi màu bức tranh toàn diện, bắt đúng nhịp với xu thế thị trường và dòng chảy thời đại, dòng chảy công nghệ số, thời đại Camera Smartphone lên ngôi.

Khi còn ngồi ghế học đường, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương sớm nhìn ra tiềm năng công nghệ cận tương lai khi được tiếp xúc với điện thoại có tích hợp camera sau, thay vì mượn bạn bè để sử dụng như món đồ giải trí đơn thuần, đạo diễn luôn cố gắng tranh thủ tự mình mò mẫm, trau dồi liên tục các thao tác bắt hình, nắm bắt khoảnh khắc qua nhiều không gian khác nhau để đưa ra giải pháp tối ưu, rút ngắn khoảng cách giữa điện thoại và các thiết bị bán chuyên hoặc máy quay gia đình.

Đạo diễn thổ lộ: “Tôi từng dùng chiếc Nokia giá rẻ của người nhà để tác nghiệp. Thời còn học cấp 2, trên lớp chỉ có vài đứa bạn là con nhà giàu sở hữu điện thoại di động, còn để mà nói cái điện thoại đó có camera phía sau thì cái đứa mỗi ngày chỉ được mẹ cho 1000 đồng để mua khoai ăn vẫn là ước mơ xa vời dù gia cảnh của tôi thời điểm đó khá giả hơn rất nhiều bạn bè đồng trang lứa. Có mấy lần, nhanh trí mượn được điện thoại từ người thân, tôi phải ba chân bốn cẳng năn nỉ thằng em họ chở xe đạp chạy lòng vòng loanh quanh khu vực xóm khi vắng xe. Tôi ngồi phía sau, tư thế xoay ngược lại cầm điện thoại thực hiện thử nghiệm các cú máy do mình đã thấy đâu đó trên tivi thay vì phải lắp ray trượt như các ekip vẫn làm trong sản xuất MV. Phương pháp này đã giúp tôi thực hiện in-out hoặc camera di chuyển quanh nhân vật dễ dàng hơn, hạn chế rung lắc, ít ra chúng tôi không phải dùng chân để vừa cắm đầu chạy vừa quay phim. Tôi cũng hay tận dụng nguồn sáng có sẵn từ đèn đường, đèn treo tường, thậm chí đèn bàn để chủ thể trở nên rõ ràng, nếu có thể đầu tư bài bản cho mình dàn đèn chuyên hoặc bán chuyên tại thời điểm đó , tôi đã không phải mất thời gian loay hoay vật vã với mấy cái nắp gập mượn từ người này sang người rồi.”

Hành trình theo đuổi đam mê với không ít chông gai của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương.

Phạm Vĩnh Khương cũng kể lại rằng, nhiều người biết, ngưỡng mộ anh qua kỹ thuật Handheld Oneshot, nhưng lại ít ai biết xuất phát điểm của kỹ thuật ấy đối với anh ra làm sao. Tuổi thơ của anh không được bất kỳ sự ủng hộ, hậu thuẫn từ gia đình, việc anh phải cố gắng kể câu chuyện của mình bằng 1 cú máy duy nhất là do bất đắc dĩ. Anh hoàn toàn không biết cách hậu kỳ, dựng phim trong thời điểm đó, thậm chí cũng chẳng có máy vi tính riêng, nên việc phải xây dựng chặt chẽ kịch bản quay ở phần tiền kỳ cũng là điều vô cùng dễ hiểu.

Thử thách lớn nhất của đạo diễn là anh bị mắc phải hội chứng Parkinson bẩm sinh, tay chân lúc nào cũng rơi vào trạng thái mất tự chủ, mất kiểm soát và run rẩy. Là người đam mê quay phim, theo đuổi kỹ thuật handheld nhưng phải mang theo căn bệnh bất thường này rõ ràng là một bất lợi to lớn. Đã có lúc anh muốn dừng lại, muốn chuyển sang hướng khác, nhưng không muốn nhìn bản thân như “kẻ bại trận” nên Phạm Vĩnh Khương đã quyết tâm ngày đêm kiên trì, vận dụng sự sáng tạo của mình để khắc phục tối đa bất lợi này.

Anh tập cách giữ trọng tâm, cách giải phóng cơ thể, ngôn ngữ hình thể để cầm nắm di chuyển nhẹ nhàng, linh hoạt, uyển chuyển. Đồng thời, nhịp thở, cách điều phối hơi thở cũng là kỹ thuật liên tục được đạo diễn đề cập tới khi chia sẻ. Sự sáng tạo của anh không bị giới hạn bởi thách thức về sức khỏe, việc đối mặt với Parkinson nhưng vẫn tìm ra cách thủ pháp trong quay phim là một minh chứng rõ ràng về sức mạnh của tinh thần và ý chí. Khi biến cố ập đến, cuộc sống của anh bị đảo lộn hoàn toàn, anh phải sống lam lũ với đủ thứ ngành nghề phổ thông nhưng vẫn một mực ôm ấp hoài bão trở thành nhà làm phim chuyên nghiệp. Mỗi ngày đi làm về, anh ra tiệm net up video, album hình chụp bằng điện thoại lên mạng cộng đồng để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, vô tình lại lọt vào tầm nhìn của Nhiếp ảnh gia quốc tế Hoàng Trung Thủy - Nghệ sĩ có ý muốn đào tạo chuyên biệt về nghề nhiếp ảnh thực thụ cho anh. Tuy cơ hội lớn gõ cửa, anh cũng đành bỏ cuộc từ đầu do hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình phải di chuyển về Long An sống tạm bợ trong căn chòi lá xung quay bãi đất bùn lầy chưa đắp phẳng thì lấy đâu ra tiền mà mua máy DSLR đặng nối gót thầy.

Nhà thờ đá Nha Trang được đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chụp bằng điện thoại iPhone 5s.

Đúng là cái duyên, cái nợ. Chính hoàn cảnh éo le mới khiến con người ta tìm ra giới hạn của chính mình. Đôi khi, mọi sự cứ diễn tiến thuận lợi thì chúng ta lại trở nên lười nhác. Anh quyết định vui vẻ sử dụng chiếc điện thoại mình được tặng làm cần câu. Bắt đầu hành trình vượt thử thách từ những thứ đơn giản nhất. Anh tin quyết rằng: “Ý chí là nguồn động viên nội tâm, giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thách thức, và duy trì sự kiên trì trong đạt được mục tiêu. Nó là sức mạnh tinh thần giúp chúng ta đối mặt với những trở ngại, không bao giờ từ bỏ, và tìm ra giải pháp sáng tạo trong mọi tình huống khó khăn. Ý chí cũng giúp xây dựng kỷ luật bản thân và tạo nên sự nhất quán trong hành động và quyết định của mỗi người.” Nếu ngày đó vội vàng chấp nhận buông bỏ, thì ngày nay sẽ chẳng bao giờ có một Phạm Vĩnh Khương tràn đầy năng lượng, luôn truyền cho mọi người nguồn cảm hứng bất tận với điều mình đang theo đuổi.

“Thành quả của tôi hiện tại không dựa trên nguồn động lực nào cả, mà nó là cách tôi tự tạo ra kỷ luật cho chính mình. Kỷ luật sẽ đưa tôi đến nơi mà động lực không thể. Ngày hôm nay, tôi buộc phải làm tốt hơn tôi của ngày hôm qua, cho đến khi chạm tới mục tiêu. Khi ai đó trao cho tôi 1 cơ hội, tôi luôn xem nó là cơ hội cuối cùng, vì chỉ có như vậy, tôi mới thật sự nỗ lực, quyết tâm vượt qua mọi rào cản giới hạn. Bất kì ngành nghề nào cũng sẽ có khó khăn, thử thách nhất định. Nhưng khi chúng ta đặt ra mục tiêu và hiểu rõ giá trị của mục tiêu ấy, chúng ta sẽ không dễ dàng từ bỏ.” - Ông trùm làm phim bằng điện thoại chia sẻ.