Nhỏ Bình thường Lớn

Dấu chấm hết cho đặc quyền tối cao của đồng USD?

TGVN. Một sự sụp đổ của đồng USD có khả năng cao sẽ xảy ra do sự suy giảm của tiết kiệm nội địa và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Dấu chấm hết cho đặc quyền tối cao của đồng USD?
Dấu chấm hết cho đặc quyền tối cao của đồng USD?

Câu hỏi này, từng được đặt ra vào thập niên 1960 bởi cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp (sau này là Tổng thống Pháp) Valéry Giscard d’Estaing, đang dần có lời giải. Giscard chỉ trích Mỹ đã tận dụng vị thế đặc quyền của mình như là đồng tiền dự trữ thống trị của thế giới và thu hút dòng tiền tự do từ phần còn lại của thế giới để hỗ trợ mức sống xa hoa của mình. Và đặc quyền đó có thể sắp bị tước đi. Đồng USD đang suy giảm và rất có thể sẽ giảm tới 35% vào cuối năm 2021.

Lý do chính là tác động qua lại giữa suy giảm tiết kiệm trong nước và thâm hụt tài khoản vãng lai. Trong quý 2 năm 2020, tiết kiệm ròng trong nước – mức tiết kiệm được điều chỉnh theo khấu hao của hộ gia đình, doanh nghiệp và khu vực chính phủ - lần đầu tiên đã giảm về mức âm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ở mức -1,2% trong quý thứ hai, tiết kiệm ròng trong nước tính theo thu nhập quốc dân thấp hơn 4.1% so với quý đầu tiên, mức lao dốc hàng quý mạnh nhất kể từ năm 1947.

Cũng không hề bất ngờ khi thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng ngay sau đó. Thiếu hụt tiết kiệm trong nước và mong muốn đạt được tăng trưởng, Mỹ đã tận dụng đặc quyền tối cao của mình để vay thặng dư tiết kiệm nước ngoài. Việc làm này đẩy thâm hụt tài khoản vãng lai lên đến -3,5% tổng sản phẩm quốc nội trong quý II - thấp hơn 1.4% so với quý I và cũng là mức độ xói mòn hàng quý mạnh nhất được ghi nhận.

Mặc dù sự bùng phát ngân sách dành cho các vấn đề liên quan đến Covid-19 là nguồn gốc tức thời dẫn đến thâm hụt ngân sách liên bang, thực tế thì hiểm họa đã chờ sẵn để xảy ra từ trước. Trong thời kỳ đại dịch, tỷ lệ tiết kiệm nội địa ròng trung bình chỉ đạt 2,9% tổng thu nhập quốc dân từ năm 2011 đến 2019, chưa bằng một nửa so với mức trung bình 7% từ năm 1960 đến năm 2005. Lớp đệm mỏng này khiến Mỹ dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cú sốc nào chứ chưa nói đến Covid.

Khi thâm hụt ngân sách chồng chất trong những năm tới, áp lực từ sự sụt giảm tiết kiệm trong nước và tài khoản vãng lai sẽ tăng lên. Các ước tính mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội đưa mức thâm hụt liên bang ở mức 16% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2020 trước khi giảm xuống “chỉ” 8.6% vào năm 2021. Giả sử Quốc hội Mỹ cuối cùng đồng ý với một vòng cứu trợ tài khóa khác, con số thâm hụt lớn hơn nhiều cho năm 2021 là có thể xảy ra.

Điều đó sẽ đưa tỷ lệ tiết kiệm ròng của Mỹ âm sâu hơn so với thời kỳ khủng hoảng toàn cầu. Và nó vô cùng đáng ngại cho tương lai của nước Mỹ. Trên thực tế, sau khi trích hết khấu hao từ hàng loạt tòa nhà và cơ sở hạ tầng cũ, Mỹ sẽ cần khoản tiết kiệm ròng cần thiết để mở rộng năng lực sản xuất. Nếu không vay vốn tiết kiệm thặng dư từ nước ngoài, tăng trưởng trở nên bất khả thi. Và tài khoản vãng lai sẽ tiếp tục thâm hụt nặng nề hơn là hệ quả tất yếu.

Và đó sẽ là lúc đồng USD mất đi đặc quyền tối cao. Với vị thế của Mỹ là đồng tiền dự trữ thống trị của thế giới đang dần bị xói mòn kể từ năm 2000, các tổ chức cho vay nước ngoài có thể sẽ yêu cầu nhiều điều khoản đối với khoản tài trợ khổng lồ từ bên ngoài. Các điều khoản này thường tồn tại dưới 2 dạng – lãi suất hoặc điều chỉnh tỷ giá. Fed gần đây đã điều chỉnh chiến lược theo mức trung bình của lạm phát thay cho một mục tiêu cụ thể, cam kết sẽ giữ lãi suất chính sách gần mức 0 trong vài năm tới. Điều đó có nghĩa là kênh lãi suất đã đóng lại. Và kết quả là tài khoản vãng lai sẽ bị điều chỉnh thông qua đồng USD suy yếu hơn.

Giá trị cao của đồng USD khiến nó đặc biệt dễ bị tổn thương. Bất chấp những đợt sụt giảm gần đây, tỷ giá thực (REER) của đồng USD vẫn cao hơn mức thấp nhất vào tháng 7/2011. Điều này khiến đồng bạc xanh trở thành đồng tiền được định giá cao nhất thế giới, cũng như Mỹ bị cuốn vào vòng xoáy tiết kiệm – tài khoản vãng lai chưa từng có.

Giá trị của tiền tệ là tương đối. Đồng USD luôn được hưởng lợi từ cái gọi là TINA (There is no alternative) – không có đồng tiền nào có thể thay thế. Tuy nhiên điều đó cần được xem xét lại. Thỏa thuận ngày 21/07 về quỹ Next Generation tại EU trị giá 750 tỷ Euro cuối cùng đã thiết lập lại chính sách tài khóa toàn châu Âu. Điều đó sẽ là bàn đạp cho đồng Euro bị định giá thấp. Đồng Nhân dân tệ, vàng và các đồng tiền kỹ thuật số cũng sẽ là lựa chọn thay thế cho đồng USD bất khả chiến bại một thời.

Chỉ số đồng USD đã giảm 33% trên giá trị thực ở cả thập niên 1970, giữa thập niên 1980 và giảm thêm 28% trong giai đoạn 2002 tới 2011. Trong 3 giai đoạn đó, tỷ lệ tiết kiệm trong nước ròng trung bình là 4,9% (so với -1,2% ngày nay) và thâm hụt tài khoản vãng lai là -2,5% tổng sản phẩm quốc nội (so với -3,5% hiện nay). Với việc Mỹ đang phung phí đặc quyền tối cao của mình, đồng USD sẽ càng dễ chịu tổn thương hơn trước một đợt điều chỉnh mạnh. Một mùa đông dài và lạnh lẽo đang đến gần.

Tin cũ hơn

Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh? Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?
Giá cà phê hôm nay 15/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm 20%, dao động mạnh trong vụ thu hoạch, doanh nghiệp và nông dân nên làm gì? Giá cà phê hôm nay 15/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm 20%, dao động mạnh trong vụ thu hoạch, doanh nghiệp và nông dân nên làm gì?
Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 5/11: Tăng nhẹ cả 3 miền; chỉ còn 4 tỉnh miền Trung giao dịch dưới 60.000 đồng/kg
Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác
Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế? Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế?
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ