Nhỏ Bình thường Lớn

Dầu Nga mang lại nguồn thu béo bở cho Ấn Độ, châu Âu cũng được 'thơm lây'

Vịnh Kutch ở Ấn Độ là nơi có nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Kiev tháng 2/2022, những chiếc tàu chở đầy dầu Nga ngày càng phổ biến tại Vịnh nhỏ này.
Dầu Nga
Công nhân sắp xếp các thùng dầu tại một nhà máy ở Chennai, Ấn Độ. (Nguồn: AFP)

Dữ liệu mà New York Times thu được từ Công ty phân tích dữ liệu vệ tinh SynMax cho thấy, có hàng chục tàu chở dầu từ Nga đến Vịnh Kutch mỗi tháng.

Hơn 16 tháng qua, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Moscow. Trong nỗ lực làm tổn thương Nga nhưng vẫn giữ ổn định nguồn cung toàn cầu, phương Tây áp đặt mức trần đối với giá dầu xuất khẩu của nước này.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), loại dầu rẻ hơn này đã tìm thấy các thị trường mới, trong đó có Ấn Độ - nước hiện mua gần 2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 45% lượng dầu nhập khẩu.

Tin liên quan
Khủng hoảng triền miên bủa vây nền kinh tế, đã đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ Khủng hoảng triền miên bủa vây nền kinh tế, đã đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ 'quay xe'?

Ngoài việc thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ, dầu giá rẻ của Nga mang lại nguồn thu béo bở cho các doanh nghiệp lọc dầu thô và xuất khẩu sản phẩm này sang nước khác.

Ấn Độ tiết kiệm hàng tỷ USD

Nga là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba thế giới. Trong số dầu xuất khẩu hàng năm, có khối lượng nhất định được chuyển đi thông qua các đường ống, nơi không thể thay đổi đích đến, nếu không có những khoản đầu tư lớn.

Phần dầu còn lại được vận chuyển bằng đường biển, có thể dễ dàng định tuyến. Dòng chảy dầu này thường đến Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước đã mua gần 80% lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga trong tháng 5/2023.

Hai quốc gia kể trên hiện đang mua nhiều dầu của Nga đến nỗi Moscow đang bán nhiều dầu thô hơn so với trước khi chiến dịch quân sự bắt đầu, dù phải đối mặt với rất nhiều lệnh cấm.

Trước xung đột Nga-Ukraine, dầu nhập khẩu của Ấn Độ chủ yếu đến từ Trung Đông. Giá của các lô hàng dao động dựa trên điều kiện thị trường toàn cầu. Nước này bắt đầu tăng cường nhập khẩu dầu Nga từ tháng 4/2022, chỉ 2 tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Trong năm tính đến tháng 3/2023, Ấn Độ nhập trung bình 1,02 triệu thùng dầu thô của Nga/ngày. Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ xác nhận, con số này lớn gấp 11 lần so với năm trước và chiếm khoảng 20% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ.

Theo hai công ty nghiên cứu hàng hóa Kpler và Argus Media, sau khi chuyển hướng nhập dầu Nga, Ấn Độ đã thu được lợi nhuận lớn nhờ những lô hàng giảm giá.

Phân tích của New York Times cho thấy, đã có 357 lô hàng được vận chuyển từ Moscow tới New Delhi trong khoảng 9 tháng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Giá trung bình mỗi thùng dầu từ Nga ở mức 78 ​​USD.

Sau khi các nước phương Tây áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng với dầu thô Nga từ ngày 5/12/2022, tốc độ vận chuyển mặt hàng này đến Ấn Độ đã tăng tốc. Giá dầu trung bình của Nga giảm mạnh xuống còn 51 USD/thùng, giúp tiết kiệm hàng tỷ USD cho người mua hàng Ấn Độ.

Dầu Nga đi muôn nơi

Phần lớn dầu thô từ Nga đến Ấn Độ cập cảng gần Jamnagar ở bang Gujarat, Ấn Độ và được dẫn đến các nhà máy lọc dầu gần đó. Nhà máy lọc dầu Jamnagar, thuộc sở hữu của Reliance Industries, là nhà máy lớn nhất thế giới, với khả năng xử lý hơn 1,2 triệu thùng/ngày.

Cách đó chưa đầy 10 dặm là nhà máy lọc dầu lớn thứ hai của Ấn Độ - khu phức hợp Vadinar thuộc sở hữu của Nayara Energy. Nayara thuộc sở hữu một nửa của Rosneft - công ty dầu khí nhà nước của Nga - và một nhóm doanh nhân Moscow có cổ phần trong nửa còn lại. Vì vậy, khi thương mại trong khu vực này phát triển, các công ty Nga cũng đang gặt hái một số lợi ích.

Một phần dầu Nga qua xử lý được sử dụng tại thị trường nội địa của New Delhi. Phần còn lại được chuyển đến thị trường toàn cầu, bắt đầu từ Đông Nam Á, châu Phi, châu Âu và Mỹ. Sau đó, họ bán tất cả các sản phẩm này theo giá thị trường, mang lại doanh thu cho các công ty trong nước và tăng dự trữ ngoại tệ của đất nước bằng đồng USD và EUR.

Dầu Nga
Một tàu chở dầu ở Novorossiysk, Nga, vào tháng 10/2022. (Nguồn: New York Times)

Báo cáo công bố trong tháng 4/2023 của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch-nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Phần Lan nhấn mạnh vai trò của một số quốc gia có thể tinh chế dầu Nga và tiếp tục bán cho các nước khác. Đứng đầu các quốc gia có tên trong báo cáo này là Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Singapore.

Báo cáo cho biết, cảng Sikka, nơi phục vụ Nhà máy lọc dầu Jamnagar vừa là điểm nhập khẩu lớn nhất toàn cầu đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, vừa là điểm xuất khẩu dầu lớn nhất duy nhất sang các quốc gia đã áp đặt mức trần.

Từ tháng 12/2022 đến tháng 2/2023, nhà máy lọc dầu này đã xuất khẩu gần 3 tỷ USD các sản phẩm tinh chế sang các quốc gia tuân thủ giá trần.

Châu Âu cũng hưởng lợi

Bên cạnh các nước kể trên, trong năm 2022, sản phẩm xăng dầu từ Ấn Độ còn xuất khẩu mạnh sang Hà Lan. Cụ thể, lượng xuất khẩu đã tăng 70% trong năm, đưa quốc gia châu Á trở thành nhà cung cấp sản phẩm dầu hàng đầu của Hà Lan - trung tâm thương mại dầu của châu Âu.

Theo các nhà phân tích, các sản phẩm xăng dầu của Ấn Độ dường như đã bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga cho EU.

Trang Nikkei Asia nhận định, Mỹ và phương Tây có lẽ không lạ lẫm việc Ấn Độ nhập dầu thô Nga sau đó bán thành phẩm sang châu Âu.

Tuy nhiên, mối lo ngại giá dầu lên tới 200 USD/thùng đã ngăn các biện pháp trừng phạt quốc gia đông dân nhất thế giới. Điều này cũng cho thấy, vị thế quan trọng của đất nước này trong việc bảo đảm thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể hoạt động ổn định.

Cả Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và EU đều không thừa nhận vai trò của Ấn Độ trong việc ổn định giá cả. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của nước này trong việc ngăn chặn khủng hoảng năng lượng, yếu tố có thể gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Bà Mika Takehara, giám đốc nghiên cứu và phân tích tại Tổ chức An ninh năng lượng và kim loại Nhật Bản, nhận định: “Năm qua đã kiểm chứng thành công một điều rằng, thị trường dầu toàn cầu có thể đối phó với những biến động địa chính trị nghiêm trọng thông qua cơ chế điều chỉnh năng động. Cơ chế này sẽ không hoạt động nếu không có Ấn Độ”.

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức 'tuyên chiến' với bên thứ ba, quyết chặn huyết mạch cuối của kinh tế Nga?

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức 'tuyên chiến' với bên thứ ba, quyết chặn huyết mạch cuối của kinh tế Nga?

Sau nhiều ngày trì hoãn vì những vấn đề nhạy cảm, EU cuối cùng đã quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt đối ...

GS. TS. Andreas Stoffers: Xu hướng tăng trưởng nhanh của Việt Nam vẫn chưa kết thúc

GS. TS. Andreas Stoffers: Xu hướng tăng trưởng nhanh của Việt Nam vẫn chưa kết thúc

Sáng 22/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo công bố báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2023: Liên kết và phát ...

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/6): Nga đẩy mạnh giao dịch đồng tiền quốc gia, công ty Mỹ giúp tái thiết Ukraine, Pháp-Đức bất đồng

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/6): Nga đẩy mạnh giao dịch đồng tiền quốc gia, công ty Mỹ giúp tái thiết Ukraine, Pháp-Đức bất đồng

Fed có thể phải tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu dầu của Nga, công ty ...

Khủng hoảng triền miên bủa vây nền kinh tế, đã đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ 'quay xe'?

Khủng hoảng triền miên bủa vây nền kinh tế, đã đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ 'quay xe'?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gần đây báo hiệu rằng, Ankara sẽ tăng lãi suất để chống lạm phát, cải tổ các ...

BRICS: Nga bình luận về việc Ai Cập, Bangladesh đề nghị gia nhập; Tổng thống Pháp gây bất ngờ

BRICS: Nga bình luận về việc Ai Cập, Bangladesh đề nghị gia nhập; Tổng thống Pháp gây bất ngờ

Ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Nga cho hay, nước này hoan nghênh việc Ai Cập và Bangladesh đề nghị gia nhập Nhóm các nền kinh ...

(theo New York Times/Nikkei Asia)

Tin cũ hơn

EU sắp họp bàn về 'đòn' quyết định với xe điện Trung Quốc, Bắc Kinh thiện chí đàm phán giải quyết bất đồng EU sắp họp bàn về 'đòn' quyết định với xe điện Trung Quốc, Bắc Kinh thiện chí đàm phán giải quyết bất đồng
Tổng thống Putin thừa nhận một điều về ngành công nghiệp khí đốt Nga Tổng thống Putin thừa nhận một điều về ngành công nghiệp khí đốt Nga
Chuyên gia Kazakhstan lý giải: Không nên tin tưởng một cách mù quáng vào bất kỳ sản phẩm nào có nhãn Halal Chuyên gia Kazakhstan lý giải: Không nên tin tưởng một cách mù quáng vào bất kỳ sản phẩm nào có nhãn Halal
Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ' Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'
Tiêu dùng giảm kỷ lục, thủ đô thương mại của Trung Quốc tung gói kích cầu 'siêu khủng' Tiêu dùng giảm kỷ lục, thủ đô thương mại của Trung Quốc tung gói kích cầu 'siêu khủng'
Phát hiện kênh kiếm tiền 'bạc tỷ' của các công ty Hàn Quốc Phát hiện kênh kiếm tiền 'bạc tỷ' của các công ty Hàn Quốc
Giá vàng hôm nay 26/9/2024: Giá vàng nhẫn cao chưa từng có, đà tăng tiếp tục kéo dài, nên mua hay không? Giá vàng hôm nay 26/9/2024: Giá vàng nhẫn cao chưa từng có, đà tăng tiếp tục kéo dài, nên mua hay không?
'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng 'Gồng mình' tài trợ ngân sách Ukraine, EU đã có cách kiếm tiền từ tài sản Nga bị đóng băng
Giá vàng hôm nay 25/9/2024: Giá vàng gặp 'sóng thần', đã vượt qua mọi bài kiểm tra khó nhằn, thị trường 'đón chào' đợt tăng mới Giá vàng hôm nay 25/9/2024: Giá vàng gặp 'sóng thần', đã vượt qua mọi bài kiểm tra khó nhằn, thị trường 'đón chào' đợt tăng mới
Giá vàng hôm nay 24/9/2024: Giá vàng nhẫn cao nhất mọi thời đại, thế giới ngược chiều, cường quốc châu Á tăng tích trữ, chuyên gia nói gì? Giá vàng hôm nay 24/9/2024: Giá vàng nhẫn cao nhất mọi thời đại, thế giới ngược chiều, cường quốc châu Á tăng tích trữ, chuyên gia nói gì?
Đây là lý do Thái Lan ‘nghiễm nghệ’ trong top đầu bảng xếp hạng về Halal Đây là lý do Thái Lan ‘nghiễm nghệ’ trong top đầu bảng xếp hạng về Halal
Giá vàng hôm nay 23/9/2024: Giá vàng 'cưỡi sóng', không gì có thể ngăn cản, thị trường tươi sáng nhưng vẫn nên 'đứng ngoài' Giá vàng hôm nay 23/9/2024: Giá vàng 'cưỡi sóng', không gì có thể ngăn cản, thị trường tươi sáng nhưng vẫn nên 'đứng ngoài'