Một tàu chở dầu neo đậu gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. (Nguồn: Reuters) |
Lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Nga trong tháng trước đạt tổng cộng 8,342 triệu tấn, tương đương 1,96 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với mức kỷ lục gần 2 triệu thùng/ngày hồi tháng 5. Trung Quốc là thị trường dầu mỏ lớn nhất của Nga. Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc tiếp tục mua dầu từ các nhà cung cấp giá rẻ của Nga, khiến các đối thủ từ Tây Phi và Brazil không thể cạnh tranh được.
Nhà phân tích Emma Li tại Vortexa Analytics cho rằng, dầu của Nga có thể có chất lượng tương đương với dầu của Saudi Arabia, với khối lượng mà Trung Quốc nhập khẩu là gần 8,5 triệu tấn.
Trung Quốc có thể nhập nhiều hơn Nga khi lượng dầu mà nước này cung cấp cho châu Âu giảm do cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Tuy nhiên, lượng dầu Trung Quốc mua của Saudi Arabia vẫn tăng trong tháng trước, lên 8,475 triệu tấn, hay 1,99 triệu thùng/ngày, vượt 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Saudi Arabia cũng vẫn là nước cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc kể từ đầu năm đến hết tháng 8, với 58,31 triệu tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi con số này của Nga là 55,79 triệu tấn, tăng 7,3%.
Về vấn đề dầu Nga, ngày 20/9, các thượng nghị sỹ Mỹ thuộc cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đã đề xuất chính quyền của Tổng thống Joe Biden áp dụng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng quốc tế nhằm tăng cường giới hạn về giá mà các nước thuộc Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) có kế hoạch áp đặt đối với dầu mỏ của Nga.
Thượng nghị sỹ Dân chủ Chris Van Hollen và Thượng nghị sỹ Cộng hòa Pat Toomey, thành viên Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ, cơ quan giám sát chính sách trừng phạt đã công bố khung pháp lý để áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp, nhằm vào các tổ chức tài chính liên quan đến tài trợ thương mại, bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới mua bán dầu mỏ và các sản phẩm xăng dầu của Nga được bán với giá vượt quá giới hạn.
Họ cho rằng, khả năng nhằm vào các ngân hàng sẽ khiến Nga khó né tránh giới hạn về giá dầu thông qua các giao dịch với các nước không chính thức tham gia kế hoạch của G7.
Phát biểu với các phóng viên, ông Van Hollen nói: "Nếu bạn muốn ấn định giới hạn giá trên toàn thế giới đối với dầu của Nga, bạn cần đảm bảo rằng nó được áp dụng một cách thống nhất. Và để làm điều đó, chúng tôi tin rằng bạn cần dự phòng các lệnh trừng phạt thứ cấp".
Về phần mình, Thượng nghị sĩ Toomey cho hay: "Tôi nghĩ rằng Tổng thống cần có thẩm quyền mới từ Quốc hội để thực thi giới hạn giá đối với bất kỳ ai mua dầu từ Nga với mức giá cao hơn mức giới hạn đã ấn định hoặc với khối lượng tăng đáng kể".
| Vụ dầu Nga bị áp giá trần: Australia cam kết ủng hộ G7, tối đa hóa sức ép lên Moscow Chính phủ Australia cam kết ủng hộ kế hoạch của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong việc áp ... |
| Áp giá trần dầu Nga - Tung đòn 'chưa từng có tiền lệ', Phương Tây đã nắm chắc phần thắng? Cơ chế áp giá trần đối với dầu Nga còn chưa chính thức triển khai nhưng đã bị nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, "động ... |
| Lượng LNG Nhật Bản mua từ Nga tăng 211,2% Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 8, nước này đã tăng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng ... |
| Hãng tin Bloomberg ngày 12/9 dẫn lời một thành viên Đảng Dân chủ xã hội của Đức cho hay, Berlin đang xem xét can thiệp ... |
| Indonesia cân nhắc cùng Ấn Độ và Trung Quốc mua dầu Nga Tờ Financial Times số ra ngày 12/9 đưa tin, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang xem xét cùng Ấn Độ và Trung Quốc mua dầu ... |