Theo nhận định của tờ The Korea Times số ra ngày 12/7, Hàn Quốc sẵn sàng cho sự kiện phóng tàu thăm dò Mặt Trăng đầu tiên tự sản xuất mang tên “Danuri” sử dụng tên lửa đẩy của SpaceX diễn ra ở Mỹ vào ngày 3/8.
Việc phóng thành công tàu Danuri sẽ đánh dấu bước tiến đầu tiên để Hàn Quốc tham gia nền “kinh tế vũ trụ” sau 6 quốc gia tiên tiến khác đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Với Danuri, Hàn Quốc đánh dấu bước tiến đầu tiên trong việc tham gia vào nền “kinh tế vũ trụ” sau 6 quốc gia tiên tiến khác đang hoạt động trong lĩnh vực này. (Nguồn: Korea Times) |
Sức hút của ngành kinh tế không gian
Kinh tế không gian đề cập nền kinh tế bên ngoài hành tinh của chúng ta, bao gồm khám phá không gian sâu, khai thác các nguồn tài nguyên quý hiếm trên Trái Đất và phát triển các công nghệ cần thiết cho việc khám phá không gian.
Các ngành liên quan đến vũ trụ đang thu hút nhiều sự chú ý vì tiềm năng phát triển rộng lớn của chúng. Năm 2017, Morgan Stanley dự đoán ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu sẽ tăng quy mô từ 348 tỷ USD ở thời điểm đó lên khoảng 1.000 tỷ USD vào năm 2040.
Bank of America vào năm 2020 đã dự đoán rằng ngành này sẽ tăng trưởng quy mô lên 1.400 tỷ USD vào năm 2030, một minh chứng cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành này đang rất sáng.
Tin liên quan |
Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tàu vũ trụ tương tự như của Elon Musk |
Sự tăng trưởng nhanh chóng có thể xảy ra bởi một số công ty tư nhân, chẳng hạn như người sáng lập Amazon Jeff Bezos và Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, đã thành lập các công ty phát triển không gian của riêng họ và đầu tư rất lớn vào phát triển công nghệ.
Giáo sư Ahn Jae-myung tại Khoa Hàng không vũ trụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) nói rằng: “Bảo mật các công nghệ liên quan đến không gian có thể dẫn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng và cuối cùng, chúng ta cũng có thể mong đợi thu thập các khoáng chất không có sẵn trên Trái đất”.
Đồng thời, ông nhấn mạnh: “Dự án Danuri là một chương trình thăm dò Mặt trăng và chính phủ Hàn Quốc cho rằng việc hạ cánh lên Mặt trăng sẽ được thực hiện vào đầu những năm 2030.
Nhiệm vụ của Danuri là thu thập tài nguyên ở đó và quay trở lại Trái Đất (một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với việc đơn giản là hạ cánh lên Mặt Trăng). Và mặc dù kế hoạch này cần được thực hiện trong thời gian dài song lợi ích kinh tế của việc thực hiện kế hoạch được kỳ vọng là rất lớn”.
Kỳ vọng của Hàn Quốc
Theo Giáo sư Ahn Jae-myung, ông không thể nói chính xác sẽ mất bao nhiêu năm để Hàn Quốc thu được bất kỳ lợi ích kinh tế nào, chẳng hạn như có thể sử dụng các nguồn tài nguyên được tìm thấy trong không gian, nhưng đó sẽ không phải là tương lai xa.
Ông nói thêm: “Những hoạt động này cuối cùng sẽ dẫn đến việc khám phá các tiểu hành tinh giàu kim loại. Tôi không biết sẽ mất bao lâu để đạt được mục tiêu này, nhưng tôi không nghĩ sẽ mất cả trăm năm mà thay vào đó quá trình sẽ xuất hiện trong 10 năm hoặc 20 năm”. Hơn nữa: “Tạo ra một ngôi làng thân thiện với con người trên một hành tinh ngoài Trái đất cũng là một hướng đi mà chúng ta nên theo đuổi”.
Từ góc độ đó, chính phủ Hàn Quốc đặt nhiều kỳ vọng vào Danuri, hy vọng tàu thăm dò Mặt trăng này sẽ trở thành bước đệm cho các kế hoạch phát triển không gian của "Xứ Kim chi".
Ngoài việc chỉ hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu liên quan đến không gian, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cam kết rằng chính phủ nước này “sẽ mở ra kỷ nguyên của nền kinh tế vũ trụ”, đồng thời giúp các khu vực công và tư nhân tạo ra lợi ích kinh tế thông qua nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp vũ trụ, các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến không gian.
Phát biểu nhân chuyến thăm quan Văn phòng Daejeon của Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI) ngày 6/7 vừa qua, Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết: “Không quá lời khi nói rằng tương lai của chúng ta phụ thuộc vào không gian, vốn là lĩnh vực then chốt của năng lực cạnh tranh quốc gia”.
Sau khi tặng bánh pizza và cà phê cho các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan giám sát chương trình không gian của Hàn Quốc (KARI), những người đã thành công trong việc phóng tên lửa đẩy Nuri do Hàn Quốc tự sản xuất ngày 21/6 vừa qua, Tổng thống Yoon Suk-yeol nhấn mạnh: “Chính phủ sẽ đầu tư hào phóng và thành lập Cục Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc để hỗ trợ ngành công nghiệp vũ trụ.
Bắt đầu với việc phóng tàu quỹ đạo Mặt trăng vào tháng Tám năm nay, chúng ta sẽ phát triển tàu đổ bộ Mặt Trăng vào năm 2031 và mở rộng sự tham gia vào Chương trình Artemis” (Dự án thám hiểm mặt trăng do con người đảm nhiệm của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) thực hiện).
Trong khi đó, KARI cho rằng việc phóng thành thành công Danuri sẽ là điểm khởi đầu quan trọng cho một kế hoạch như vậy.
Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra hồi tháng Sáu vừa qua, Chủ tịch KARI Lee Sang-ryool nhấn mạnh: “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức chuẩn bị cho việc phóng và vận hành tàu quỹ đạo Mặt trăng đầu tiên của Hàn Quốc Danuri.
Thông qua Danuri, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo công nghệ sẽ là trụ cột trong việc khám phá không gian của đất nước và đưa Hàn Quốc trở thành một trong bảy cường quốc không gian của thế giới”.
KARI cho biết tàu Danuri đã được chuyển đến Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Florida và hiện đang trải qua đợt kiểm tra kéo dài khoảng một tháng tại bãi phóng. Tàu Danuri được trang bị 5 thiết bị quan sát sử dụng công nghệ được phát triển tại Hàn Quốc và thiết bị ShadowCam của NASA để quan sát những phần tối nhất trên bề mặt Mặt trăng.
Nếu lần phóng ngày 3/8 tới diễn ra suôn sẻ, tàu Danuri sẽ đi qua không gian trong khoảng 4 tháng rưỡi và ổn định trong quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 12/2022.
Bay vòng quanh Mặt trăng 100 km, tàu Danuri sẽ thực hiện các sứ mệnh khoa học, bao gồm tìm địa điểm hạ cánh cho tàu vũ trụ trên Mặt trăng, đo từ trường và tia gamma đồng thời thử nghiệm giao tiếp Internet trên không gian từ tháng 2 đến tháng 12/2023.
| Tàu Starliner của Boeing đã ghép nối với Trạm Vũ trụ quốc tế Tàu Straliner đã liên lạc lúc 0h28 GMT ngày 21/5 (7h28 giờ Việt Nam), khoảng 24 giờ sau khi xuất phát từ Trung tâm Vũ ... |
| Hàn Quốc sẽ tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu Ngày 19/5, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, nước này đã quyết định tham gia sáng kiến kinh tế ... |