Nhỏ Bình thường Lớn

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động về phòng, chống mua bán người

TGVN. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nạn mua bán người là ý kiến được nhiều đại biểu địa phương nêu tại các Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự do Bộ Ngoại giao tổ chức trong các ngày 20/8 tại Hà Nội, 27/9 tại Đà Lạt và 11/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
TIN LIÊN QUAN
tao chuyen bien trong nhan thuc va hanh dong ve phong chong mua ban nguoi Khai mạc Hội nghị phổ biến Thoả thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự khu vực miền Trung
tao chuyen bien trong nhan thuc va hanh dong ve phong chong mua ban nguoi Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự
tao chuyen bien trong nhan thuc va hanh dong ve phong chong mua ban nguoi
Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự có sự góp mặt của đông đảo đại diện đến từ các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam. (Nguồn: TTXVN)

Trong các phiên thảo luận về nạn mua bán người trong di cư quốc tế và công tác phòng, chống mua bán người của Việt Nam, đại diện các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho biết, địa phương đã nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ nêu tại Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 nhằm thực hiện mục tiêu chung là “giảm nguy cơ mua bán người, giảm tội phạm mua bán người, thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”.

Mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp

Ông Lê Hồng Vương, Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Tây Ninh chia sẻ, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm (138/CP) của tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch, đề án phòng, chống mua bán người theo định hướng chung của Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020.

Các lực lượng chức năng đã phối hợp chặt chẽ trong việc nắm tình hình, điều tra tội phạm mua bán người, nhất là tại khu vực biên giới, thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông phòng ngừa nâng cao nhận thức của người dân cũng như tích cực hợp tác quốc tế. Tuy vậy, tình hình tội phạm mua bán người tại Tây Ninh vẫn diễn biến phức tạp do các đối tượng tội phạm với các thủ đoạn tinh vi đã lợi dụng sự nhẹ dạ, mất cảnh giác, hoàn cảnh khó khăn của người dân để lừa bán nạn nhân ra nước ngoài, chủ yếu sang Campuchia.

Theo thống kê của tỉnh Tây Ninh, trong giai đoạn từ 2016-2018 đã có 91 nạn nhân bị lừa bán ra nước ngoài; nạn nhân được phát hiện và giải cứu có cả người nước ngoài.

tao chuyen bien trong nhan thuc va hanh dong ve phong chong mua ban nguoi
Đại biểu tỉnh Tây Ninh Lê Hồng Vương phát biểu tại Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự ngày 11/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hân Chi)

Trong bối cảnh phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, các địa điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh tập trung đông người di cư đến như bến xe hay nhà ga… cũng có thể sẽ bị tội phạm mua bán người lợi dụng để tìm kiếm và lừa bán nạn nhân ra nước ngoài.

Theo đó, trong thời gian vừa qua, lực lượng chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện một số đường dây mua bán người, mua bán nội tạng thu lợi hàng chục tỷ đồng. Tiêu biểu là vụ việc của Tôn Nữ Thị Huyền, trú tại Thành phố Hồ Chí Minh – người đã tổ chức và cầm đầu đường dây mua bán thận hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh, thành trong cả nước.

Theo số liệu của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), từ năm 2016 đến tháng 6/2019, toàn quốc đã xảy ra gần 1.100 vụ, với hơn 1.400 đối tượng, lừa bán gần 2.700 nạn nhân; 9 tháng đầu năm phát hiện 148 vụ với 238 nạn nhân.

Cục Cảnh sát hình sự cho biết, tội phạm mua bán người đã tiếp tục sử dụng các phương thức như không tiếp cận nạn nhân trực tiếp mà thông qua các trang mạng xã hội; không trực tiếp đi cùng mà hướng dẫn nạn nhân di chuyển đến khu vực biên giới, xuất cảnh trái phép, sau đó lừa bán vào động mại dâm, làm vợ bất hợp pháp; tìm đến phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn rồi dụ dỗ đưa ra nước ngoài, nhất là Trung Quốc, sinh con sau đó bán trẻ sơ sinh cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, nguy cơ mua bán người thông qua di cư trái phép, di cư lao động hoặc di cư kết hôn vẫn còn tiềm ẩn.

Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính có 40,3 triệu người là nạn nhân của mua bán người trên thế giới. Trong khi đó, số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy, khoảng 5,5 triệu trẻ em đã bị mua bán, còn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, mỗi năm có khoảng gần 10.000 ca ghép nội tạng trái phép có sự tham gia của các tổ chức tội phạm mua bán người.

Đẩy mạnh truyền thông phòng ngừa xã hội

Trong bối cảnh công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài ngày càng tăng, để hạn chế nguy cơ mua bán người trong di cư quốc tế, đại diện các Bộ, ngành, địa phương cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về di cư hợp pháp, an toàn, phòng, chống tội phạm mua bán người.

Theo đó, việc tuyên truyền cần được thực hiện có trọng điểm, chiều sâu và rộng rãi tới cấp cơ sở nhằm thu hút sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân, qua đó tạo sự chuyển biến rộng rãi trong nhận thức và hành động của cả người dân và chính quyền các cấp. Việc thực hiện chủ trương này là nhằm huy động sức mạnh tập thể trong đấu tranh, ngặn chặn nạn mua bán người - một trong bốn loại hình tội phạm nguy hiểm nhất thế giới theo nhận định của Liên hợp quốc.

tao chuyen bien trong nhan thuc va hanh dong ve phong chong mua ban nguoi
Các đại biểu tham gia trao đổi, thảo luận về các vấn đề quan trọng như di cư hợp pháp, an toàn, và phòng, chống tội phạm mua bán người. (Ảnh: Hân Chi)

Không chỉ vậy, tuyên truyền còn là một nội dung quan trọng của mục tiêu số 10 “Ngăn chặn, đấu tranh và xóa bỏ nạn mua bán người trong di cư quốc tế” thuộc Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Theo đó, các quốc gia cần đầu tư cho các chiến dịch tuyên truyền với sự tham gia của các bên liên quan, nhằm nâng cao nhận thức của người di cư và những người di cư tiềm năng về các rủi ro khi di cư ra nước ngoài cũng như hiểm họa của nạn mua bán người. Điều này là vô cùng cần thiết để người dân có lựa chọn và quyết định đúng đắn khi di cư ra nước ngoài thông qua các kênh di cư hợp pháp, tránh các rủi ro trong quá trình di cư như bị ép buộc lao động, bị bóc lột…

Với kết quả thảo luận được thống nhất tại các Hội nghị phổ biến Thỏa thuận GCM, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai Thỏa thuận để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Dự thảo Kế hoạch sẽ bao gồm các nhiệm vụ và giải pháp quyết liệt có sự tham gia của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế, tạo môi trường di cư minh bạch, tôn trọng nhân phẩm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người di cư.

Thỏa thuận GCM ra đời trên cơ sở Tuyên bố New York về người tị nạn và di cư vào tháng 9/2016 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Một trong những mục tiêu quan trọng của Thỏa thuận GCM là đấu tranh và xóa bỏ nạn mua bán người trong di cư quốc tế.

Việt Nam đã thông qua Thỏa thuận GCM vào tháng 12/2018 và đang tích cực xây dựng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận phù hợp với luật pháp và điều kiện của Việt Nam. Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang trong quá trình lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan và địa phương đối với dự thảo Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM.

tao chuyen bien trong nhan thuc va hanh dong ve phong chong mua ban nguoi “Ai cũng có thể là nạn nhân mua bán người. Nếu nghi ngờ, hãy trình báo"

TGVN. Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward cho rằng, với thực trạng mua bán người đang diễn ra như hiện nay, chúng ta cần nỗ ...

tao chuyen bien trong nhan thuc va hanh dong ve phong chong mua ban nguoi Bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy hợp tác phòng chống mua bán người trong ASEAN

Sáng 21/6, hội thảo “Chiến lược phòng chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em: Tăng cường tiếp cận thông tin và hệ ...

tao chuyen bien trong nhan thuc va hanh dong ve phong chong mua ban nguoi Phó Thủ tướng: Đẩy mạnh “4 tự” trong phòng, chống tội phạm

Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo hướng xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt trong nhân ...

Hân Chi