Đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Thủy Tiên
Duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt trong việc quản lý các tranh chấp ở Biển Đông là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa xung đột tiềm tàng tại khu vực trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
ASEAN đã hoạt động hiệu quả hơn bất kỳ diễn đàn nào khác trong việc quản lý các xung đột tiềm tàng và thúc đẩy ý thức về an ninh khu vực tại Biển Đông. Ảnh minh họa: Tàu tuần duyên Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc trong một lần hoạt động gần nhau trên Biển Đông. (Nguồn: AFP)

Trong một bài viết đăng tải trên Diễn đàn chính sách xã hội châu Á-Thái Bình Dương (APPS), PGS.TS. Dương Văn Huy, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã nêu bật tầm quan trọng của ASEAN trong giải quyết các tranh chấp khu vực, đặc biệt là tranh chấp ở Biển Đông.

Không ngừng khẳng định vai trò

Ngay từ khi Hiến chương ASEAN ra đời, vai trò trung tâm của ASEAN đã được pháp điển hóa, vừa trở thành mục tiêu, vừa trở thành nguyên tắc định hướng cho mọi hoạt động của ASEAN.

Vai trò trung tâm được hiểu là động lực chính trong quan hệ của ASEAN với các đối tác, hướng tới xây dựng một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.

Trong những năm gần đây, ASEAN đã đóng vai trò to lớn trong việc gìn giữ hòa bình cho khu vực, nỗ lực giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

ASEAN đã hoạt động hiệu quả hơn bất kỳ diễn đàn nào khác trong việc quản lý các xung đột tiềm tàng và thúc đẩy ý thức về an ninh khu vực tại Biển Đông. ASEAN đã đăng cai tổ chức các diễn đàn an ninh đa phương chính thức quan trọng nhất của khu vực.

ASEAN cũng nỗ lực đàm phán với Trung Quốc, ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002. Văn kiện này có thể đóng vai trò là nền tảng cho an ninh Biển Đông trong tương lai, ngay cả khi việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.

Vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Tại AMM-55 đầu tháng 8 vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhất trí kiến nghị các bên liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp hiện hành. (Ảnh: Tuấn Anh)

Sứ mệnh quan trọng với tương lai khu vực

Với Biển Đông, ASEAN luôn có một chỗ đứng quan trọng. An ninh của khu vực có thể được cải thiện nếu các nhà hoạch định chính sách khu vực ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Vị trí trung tâm của ASEAN cũng rất quan trọng đối với các nước bên ngoài Đông Nam Á, nhằm quản lý xung đột tiềm tàng giữa các nước lớn và trong việc xây dựng kiến ​​trúc an ninh cho phần còn lại của châu Á-Thái Bình Dương.

Nhờ sự can thiệp và việc tổ chức các diễn đàn an ninh đa phương chính thức có ý nghĩa của ASEAN, các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực đã không leo thang căng thẳng và xảy ra đối đầu quân sự.

Tuy nhiên, ASEAN đang đứng trước nguy cơ bị chia rẽ nếu không đạt được sự thống nhất trong hành động và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông.

Một ASEAN lớn mạnh là cách duy nhất để một nhóm các nước tương đối nhỏ đoàn kết lại với nhau với tư cách là một nhân tố hòa giải, trung gian của thế giới.

Do đó, tầm quan trọng của ASEAN cần được phản ánh trong các diễn đàn khu vực do ASEAN lãnh đạo nhiều hơn nhằm thúc đẩy sự gắn kết khu vực, hội nhập kinh tế và quan trọng nhất là nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế.

ASEAN cần lưu ý không để tham vọng ngoại giao của các cường quốc làm xói mòn những thành quả bấy lâu của khối trong việc hình thành một cấu trúc an ninh ở Biển Đông.

Cần phải thừa nhận rằng vai trò trung tâm của ASEAN không thể xây dựng trong một thời gian ngắn, mà có nền tảng từ những thành quả hợp tác hiệp hội đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển.

ASEAN đang tích cực quản lý tiến trình hòa bình giữa các bên xung đột tại Biển Đông. Mặc dù mức độ thành công còn khiêm tốn, nhưng ASEAN là diễn đàn tốt nhất hiện nay trong giải quyết tranh chấp trong khi vai trò trung tâm của khối cũng đang gặp nhiều thách thức.

Thay vì nôn nóng tìm kiếm các giải pháp khác, các nhà hoạch định chính sách an ninh trong và ngoài Đông Nam Á cần phải hỗ trợ việc ASEAN tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời đóng góp nhiều hơn nữa để giúp hiệp hội thành công trong sứ mệnh quan trọng với tương lai khu vực này.

Chile luôn coi trọng vai trò và vị thế ngày càng tăng của ASEAN

Chile luôn coi trọng vai trò và vị thế ngày càng tăng của ASEAN

Ngày 8/8, Ủy ban ASEAN Santiago (ACS), Chile đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2022).

2022 - Năm để vai trò trung tâm của ASEAN tỏa sáng

2022 - Năm để vai trò trung tâm của ASEAN tỏa sáng

2022 là một năm đặc biệt đối với ASEAN khi các thành viên của hiệp hội được đảm nhận vai trò chủ tịch ở các ...

Na Uy coi trọng vai trò và tin tưởng vào năng lực của ASEAN

Na Uy coi trọng vai trò và tin tưởng vào năng lực của ASEAN

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2022), Đại sứ Na Uy tại ASEAN Kjell Tormod Pettersen và Đại sứ Na Uy tại ...

ASEAN đẩy mạnh liên kết sáng tạo, củng cố vai trò trung tâm

ASEAN đẩy mạnh liên kết sáng tạo, củng cố vai trò trung tâm

Vai trò trung tâm của ASEAN vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc chỉ đạo hoạt động, nhưng không phải là một “đặc quyền” ...

Tài liệu quan điểm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN: Khẳng định vai trò trung tâm trong đảm bảo hòa bình, an ninh

Tài liệu quan điểm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN: Khẳng định vai trò trung tâm trong đảm bảo hòa bình, an ninh

Tài liệu quan điểm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN (AOIP) cho thấy sự uyển chuyển của ASEAN cũng như thông điệp của ASEAN ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?

Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?

Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Một quốc gia EU lên tiếng về kế hoạch sáp nhập Dải Gaza và Bờ Tây

Một quốc gia EU lên tiếng về kế hoạch sáp nhập Dải Gaza và Bờ Tây

Pháp tuyên bố nước này phản đối bất kỳ hình thức sáp nhập nào của Israel đối với Dải Gaza hoặc Bờ Tây.
Cập nhật lịch nghỉ Hè năm 2025 của một số trường đại học

Cập nhật lịch nghỉ Hè năm 2025 của một số trường đại học

Một số trường đại học đã có lịch nghỉ Hè năm 2025. Dưới đây là cập nhật chi tiết lịch nghỉ của sinh viên cả nước...
Các doanh nghiệp phương Tây đang nóng lòng trở lại, Nga 'lạnh lùng' đón tiếp?

Các doanh nghiệp phương Tây đang nóng lòng trở lại, Nga 'lạnh lùng' đón tiếp?

Các doanh nghiệp phương Tây đang đánh tín hiệu quay trở lại thị trường Nga "béo bở", tuy nhiên, trái với mong đợi của họ, tại sao Moscow tỏ ra ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/3/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 3 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/3/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 3 năm 2025

Lịch âm 22/3. Lịch âm hôm nay 22/3/2025? Âm lịch hôm nay 22/3. Lịch vạn niên 22/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Việc Ukraine đồng ý với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày của Mỹ không bất ngờ. Bất ngờ có thể xuất hiện trong cuộc gặp Mỹ-Nga và động thái của các bên liên ...
Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Quyết định tái vũ trang châu Âu cho thấy thay đổi trong chính sách an ninh của khối giữa thời điểm quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang xuất hiện nhiều rạn nứt...
Ukraine, những sự lựa chọn và suy ngẫm về Việt Nam

Ukraine, những sự lựa chọn và suy ngẫm về Việt Nam

Từ cuộc tranh luận ồn ào tại Nhà Trắng, tình hình trở nên xấu đi một cách nhanh chóng với Ukraine. Rất nhiều câu hỏi đặt ra...
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, khu vực Nam Á có thể chứng kiến sự leo thang đối đầu thời gian tới.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Phiên bản di động