Để hồi sinh một làng tranh...

HÀ ANH
TGVN. Thời hưng thịnh làng Tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) có tới 17 dòng họ và hơn 150 gia đình gắn bó với nghề. Thế nhưng, đến nay cả làng tranh dân gian xưa ấy chỉ còn vỏn vẹn 3 gia đình duy trì nghề.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
de hoi sinh mot lang tranh
Con cháu nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn đang miệt mài giữ nghề tranh. (Ảnh: Hà Anh)

Những người thợ làm tranh Đông Hồ còn lại như gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn nhớ làng xưa của họ có chợ tranh tấp nập dịp tháng Chạp với 5 phiên chợ vào các ngày 6, 11, 16, 21, 26 đưa tranh theo thương lái, xuôi ngược khắp mọi nẻo đường đất nước. Đặc biệt, ngay từ tháng 7, tháng 8 âm lịch, cả làng đã rộn ràng với các sắc màu của giấy điệp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết...

Hiện nay, không khí xưa không còn nữa, nhưng trải qua 20 thế hệ, gia đình ông Chế giữ nghề truyền thống. Tất cả các con cháu của ông vẫn miệt mài duy trì nghề dù biết nguy cơ thất truyền làng tranh không còn quá xa vời...

Tìm người “giữ lửa”...

Với lịch sử phát triển hơn 600 năm cùng với các dòng tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng ở phía Bắc, tranh Làng Sình ở miền Trung và tranh dân gian Nam Bộ phía Nam, tranh dân gian Đông Hồ vẫn là sản phẩm văn hóa tinh thần giá trị của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Năm 2012, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được bảo vệ. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều giá trị của dòng tranh này đã bị phôi pha, biến dạng, nhiều tranh và bản khắc độc đáo đã không còn nguyên bản, lưu lạc, thất tán trong dân gian.

Đi tìm nguyên nhân cho thực trạng này, GS.TS. Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản Việt Nam nhận thấy là do tập quán chơi tranh và sử dụng tranh không còn phổ biến, đặc biệt tục lệ mua tranh treo ngày Tết không còn như trước. Bên cạnh đó, thách thức đáng báo động khác chính là sự truyền dạy, truyền nghề của các nghệ nhân cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa này.

Cũng theo GS.TS. Trương Quốc Bình, nghề làm giấy gió ở Yên Thế (làng Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội) đang mai một nên nguồn cung cấp nguyên liệu truyền thống chủ yếu để làm tranh dân gian cũng bị ngừng trệ. Chính sự thay đổi trong việc sử dụng vật liệu làm giấy và các loại màu vẽ công nghiệp cũng tạo nên biến đổi chất lượng màu đối với loại tranh dân gian truyền thống.

Không phủ nhận rằng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện còn đến nay chính là nhờ vào nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ nghệ nhân có lòng yêu nghề, chuyên tâm với vốn quý di sản của ông cha để lại. Trước thách thức của nguy cơ mai một, họ vẫn kiên trì “giữ lửa” truyền thống và khuyến khích các gia đình đang theo nghề hàng mã quay lại nghề truyền thống.

Có thể cảm nhận được tấm lòng ấy khi ghé thăm xưởng tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế hay nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh với hàng nghìn bản khắc gỗ cổ tranh Hứng dừa, Đám cưới chuột, Lợn âm dương, Gà mẹ gà con, Gà đàn... được lưu giữ. Mặc dù làm tranh không thu lợi nhuận cao nhưng họ vẫn quyết tâm theo nghiệp tranh và một lòng hướng cho các con trung thành với dòng tranh quý của quê hương.

... và đầu ra cho sản phẩm

Thị trường tiêu thụ của tranh Đông Hồ hiện nay chủ yếu là khách du lịch, các nhà sưu tập tư nhân, viện nghiên cứu, trung tâm văn hóa, bảo tàng... với số lượng không lớn. Trong khi thị trường tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thị trường quốc tế chưa mở rộng, người làng tranh còn thiếu vốn để đầu tư cơ sở sản xuất, nhà trưng bày để quảng bá sản phẩm...

Mới đây, tại Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống đương đại”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đề xuất hai giải pháp cho việc phát triển đầu ra cho sản phẩm của tranh dân gian Đông Hồ là đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu mới của thị trường và phát triển du lịch tại làng nghề. Để làm được điều này thì cần phải xây dựng thương hiệu cho nghệ nhân, bởi nếu tranh của họ có thương hiệu, giá sẽ nâng cao theo giá trị của sản phẩm.

Chia sẻ kinh nghiệm này, ông Ishii Seiki – một học giả đến từ Nhật Bản cũng cho rằng, nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản đã được thay đổi theo lối sống hiện đại. Mặc dù sản xuất hàng loạt là điều khó khăn, nhưng họ có thể cung cấp số lượng cần thiết ở mức giá tối ưu để có thể phát triển một doanh nghiệp chuyên sản xuất về các sản phẩm truyền thống.

May mắn là việc bảo tồn và phát triển làng nghề tranh dân gian Đông Hồ đang được UBND tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm, trong đó có việc đảm bảo đầu ra cho tranh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Phong cho biết, Tỉnh đã xây dựng đề án bảo tồn và phát huy làng nghề tranh dân gian Đông Hồ giai đoạn 2014–2020 và sẽ có những biện pháp quyết liệt hơn trong việc mua sản phẩm ở các làng nghề để tặng bạn bè trong nước và quốc tế, nhằm tăng thêm thu nhập, khuyến khích người dân gắn bó với làng nghề.

Theo ông Nguyễn Văn Phong, công việc cấp thiết mà tỉnh Bắc Ninh cần làm là quảng bá tranh Đông Hồ đến các nước trên thế giới; đưa nghệ nhân tham gia các lễ hội, trình diễn tại các tỉnh để quảng bá nghề tranh; tổ chức cho các nghệ nhân tham gia khóa nghiên cứu và học nghề làm tranh; lập hồ sơ công nhận nghệ nhân cấp tỉnh và trung ương, hỗ trợ kinh phí để các nghệ nhân sưu tập những bản khắc tranh dân gian Đông Hồ cổ truyền... Tất cả biện pháp trên đều nằm trong dự án xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia trình UNESCO để đưa tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cũng cho rằng vấn đề quan trọng nhất để khôi phục làng nghề chính là đầu ra sản phẩm. “Nếu Nhà nước và tỉnh quan tâm động viên về cả vật chất lẫn tinh thần và quảng bá làng nghề với bạn bè thế giới thì tôi chắc chắn làng nghề sẽ dần được khôi phục”, ông Chế nói.

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Xem tử vi 7/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 7/1. Lịch âm 7/1/2025? Âm lịch hôm nay 7/1. Lịch vạn niên 7/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thời gian tới, đội ngũ làm đối ngoại nhân dân cần củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tham gia đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển ...
Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025, Giá vàng thế giới nhích nhẹ trong khi trong nước lao dốc. Armenia trở thành thị trường xuất khẩu chính của vàng Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào ra thông cáo về chuyến thăm Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ trình chiếu độc quyền màn trình diễn cuối cùng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto.
Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản...
Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025 tại Việt Nam không chỉ mang lại những tác phẩm điện ảnh đặc sắc, mà còn tôn vinh mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước.
Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Với người sống xa nhà, những món ăn trong mâm cỗ đoàn viên vào dịp Tết cổ truyền luôn mang hương vị đặc trưng, nhớ mãi không quên.
Tôn vinh nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Tôn vinh nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Triển lãm & Art talk ‘Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương’, sẽ được tổ chức nhân 100 năm ngày thành lập Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Chiều 31/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giao lưu với người Chăm: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay".
Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới'.
Nghệ thuật múa Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển

Nghệ thuật múa Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển

Tọa đàm '50 năm nghệ thuật múa Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất – Thành tựu và phát triển' đã thu hút đông đảo các chuyên gia trong cả nước.
Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu lần thứ hai giai đoạn 2024-2027.
Phiên bản di động