Để hồi sinh một làng tranh...

HÀ ANH
TGVN. Thời hưng thịnh làng Tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) có tới 17 dòng họ và hơn 150 gia đình gắn bó với nghề. Thế nhưng, đến nay cả làng tranh dân gian xưa ấy chỉ còn vỏn vẹn 3 gia đình duy trì nghề.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
de hoi sinh mot lang tranh
Con cháu nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn đang miệt mài giữ nghề tranh. (Ảnh: Hà Anh)

Những người thợ làm tranh Đông Hồ còn lại như gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn nhớ làng xưa của họ có chợ tranh tấp nập dịp tháng Chạp với 5 phiên chợ vào các ngày 6, 11, 16, 21, 26 đưa tranh theo thương lái, xuôi ngược khắp mọi nẻo đường đất nước. Đặc biệt, ngay từ tháng 7, tháng 8 âm lịch, cả làng đã rộn ràng với các sắc màu của giấy điệp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết...

Hiện nay, không khí xưa không còn nữa, nhưng trải qua 20 thế hệ, gia đình ông Chế giữ nghề truyền thống. Tất cả các con cháu của ông vẫn miệt mài duy trì nghề dù biết nguy cơ thất truyền làng tranh không còn quá xa vời...

Tìm người “giữ lửa”...

Với lịch sử phát triển hơn 600 năm cùng với các dòng tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng ở phía Bắc, tranh Làng Sình ở miền Trung và tranh dân gian Nam Bộ phía Nam, tranh dân gian Đông Hồ vẫn là sản phẩm văn hóa tinh thần giá trị của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Năm 2012, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được bảo vệ. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều giá trị của dòng tranh này đã bị phôi pha, biến dạng, nhiều tranh và bản khắc độc đáo đã không còn nguyên bản, lưu lạc, thất tán trong dân gian.

Đi tìm nguyên nhân cho thực trạng này, GS.TS. Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản Việt Nam nhận thấy là do tập quán chơi tranh và sử dụng tranh không còn phổ biến, đặc biệt tục lệ mua tranh treo ngày Tết không còn như trước. Bên cạnh đó, thách thức đáng báo động khác chính là sự truyền dạy, truyền nghề của các nghệ nhân cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa này.

Cũng theo GS.TS. Trương Quốc Bình, nghề làm giấy gió ở Yên Thế (làng Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội) đang mai một nên nguồn cung cấp nguyên liệu truyền thống chủ yếu để làm tranh dân gian cũng bị ngừng trệ. Chính sự thay đổi trong việc sử dụng vật liệu làm giấy và các loại màu vẽ công nghiệp cũng tạo nên biến đổi chất lượng màu đối với loại tranh dân gian truyền thống.

Không phủ nhận rằng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện còn đến nay chính là nhờ vào nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ nghệ nhân có lòng yêu nghề, chuyên tâm với vốn quý di sản của ông cha để lại. Trước thách thức của nguy cơ mai một, họ vẫn kiên trì “giữ lửa” truyền thống và khuyến khích các gia đình đang theo nghề hàng mã quay lại nghề truyền thống.

Có thể cảm nhận được tấm lòng ấy khi ghé thăm xưởng tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế hay nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh với hàng nghìn bản khắc gỗ cổ tranh Hứng dừa, Đám cưới chuột, Lợn âm dương, Gà mẹ gà con, Gà đàn... được lưu giữ. Mặc dù làm tranh không thu lợi nhuận cao nhưng họ vẫn quyết tâm theo nghiệp tranh và một lòng hướng cho các con trung thành với dòng tranh quý của quê hương.

... và đầu ra cho sản phẩm

Thị trường tiêu thụ của tranh Đông Hồ hiện nay chủ yếu là khách du lịch, các nhà sưu tập tư nhân, viện nghiên cứu, trung tâm văn hóa, bảo tàng... với số lượng không lớn. Trong khi thị trường tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thị trường quốc tế chưa mở rộng, người làng tranh còn thiếu vốn để đầu tư cơ sở sản xuất, nhà trưng bày để quảng bá sản phẩm...

Mới đây, tại Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống đương đại”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đề xuất hai giải pháp cho việc phát triển đầu ra cho sản phẩm của tranh dân gian Đông Hồ là đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu mới của thị trường và phát triển du lịch tại làng nghề. Để làm được điều này thì cần phải xây dựng thương hiệu cho nghệ nhân, bởi nếu tranh của họ có thương hiệu, giá sẽ nâng cao theo giá trị của sản phẩm.

Chia sẻ kinh nghiệm này, ông Ishii Seiki – một học giả đến từ Nhật Bản cũng cho rằng, nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản đã được thay đổi theo lối sống hiện đại. Mặc dù sản xuất hàng loạt là điều khó khăn, nhưng họ có thể cung cấp số lượng cần thiết ở mức giá tối ưu để có thể phát triển một doanh nghiệp chuyên sản xuất về các sản phẩm truyền thống.

May mắn là việc bảo tồn và phát triển làng nghề tranh dân gian Đông Hồ đang được UBND tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm, trong đó có việc đảm bảo đầu ra cho tranh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Phong cho biết, Tỉnh đã xây dựng đề án bảo tồn và phát huy làng nghề tranh dân gian Đông Hồ giai đoạn 2014–2020 và sẽ có những biện pháp quyết liệt hơn trong việc mua sản phẩm ở các làng nghề để tặng bạn bè trong nước và quốc tế, nhằm tăng thêm thu nhập, khuyến khích người dân gắn bó với làng nghề.

Theo ông Nguyễn Văn Phong, công việc cấp thiết mà tỉnh Bắc Ninh cần làm là quảng bá tranh Đông Hồ đến các nước trên thế giới; đưa nghệ nhân tham gia các lễ hội, trình diễn tại các tỉnh để quảng bá nghề tranh; tổ chức cho các nghệ nhân tham gia khóa nghiên cứu và học nghề làm tranh; lập hồ sơ công nhận nghệ nhân cấp tỉnh và trung ương, hỗ trợ kinh phí để các nghệ nhân sưu tập những bản khắc tranh dân gian Đông Hồ cổ truyền... Tất cả biện pháp trên đều nằm trong dự án xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia trình UNESCO để đưa tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cũng cho rằng vấn đề quan trọng nhất để khôi phục làng nghề chính là đầu ra sản phẩm. “Nếu Nhà nước và tỉnh quan tâm động viên về cả vật chất lẫn tinh thần và quảng bá làng nghề với bạn bè thế giới thì tôi chắc chắn làng nghề sẽ dần được khôi phục”, ông Chế nói.

Đọc thêm

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp minh chứng cho tinh thần vì sự hợp tác phát triển giữa hai nước, hai dân tộc.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/5/2024.
Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quyết tâm tuyên truyền nhằm chấm dứt hoàn toàn hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Serie A vòng 35 - Udinese ...
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động