Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống

Chu Văn
Năm 2024, năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đã đi được nửa chặng đường, tiếp đà cho những bước nhảy có tính đột phá trong những tháng cuối năm. Trong đó, những quyết sách quan trọng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cả nước đang đặt niềm tin vào các quyết sách và quyết tâm của cả hệ thống chính trị sớm đưa chính sách vào cuộc sống, giúp giải quyết các điểm nghẽn và tạo động lực với phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự thịnh vượng cho người dân.

Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống
Các đại biểu Quốc hội họp tại hội trường ngày 24/6 thảo luận về cải cách tiền lương. (Nguồn: TTXVN)

1. Một trong những quyết sách được mong đợi là chính sách cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, tác động đến toàn bộ người lao động trong đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và doanh nghiệp.

Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Quốc hội, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở chính thức tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6%); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Tuy nhiên, bài học từ những lần điều chỉnh lương cho thấy, tăng lương luôn đồng hành cùng tăng giá. Các chuyên gia nhận định, Chính phủ cần kiểm soát tốt giá cả thị trường, kiểm soát bằng được các mặt hàng thiết yếu như: điện, nước, xăng dầu, lương thực thực phẩm, chống độc quyền, chống nâng giá không hợp lý thì mới có thể cải thiện chất lượng sống cho mọi người dân. Để chính sách này thật sự mang lại tác động tích cực cho người lao động, rất cần các giải pháp kiểm soát tăng giá bất thường và chống lạm phát.

Có thế thấy trong 20 năm qua, chúng ta đã có 14 lần điều chỉnh mức lương cơ sở. Năm 2008, khi tăng lương cơ sở 20%, lạm phát tăng từ 6,3 lên 23%; năm 2011, khi tăng lương cơ sở lên 13,7%, lạm phát tăng từ 9,2 lên 18,6%. Từ thực tế này, nhiều đại biểu quốc hội cũng đã kiến nghị cơ quan chức năng cần quan tâm chính sách tiền tệ, cũng như giãn khoảng cách tăng giá các dịch vụ khác.

Nếu tiền lương tăng theo cách để chống lạm phát hoặc chỉ đặt mục tiêu để bảo đảm đời sống thì không khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức. Đây là vấn đề hết sức thời sự khi nhìn vào các con số của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân đã tăng 4% so cùng kỳ năm trước; chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,51% so cùng kỳ năm trước; chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 9,45%; chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,58% do trong năm học 2023-2024 một số địa phương đã tăng mức học phí; chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,07%...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận trách nhiệm việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia chậm
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giải trình vấn đề đại biểu quan tâm về việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 7/6/2023. (Nguồn: Quochoi.vn)

2. Khơi thông Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Từng là một chủ trương, chính sách nhân văn, được kì vọng làm thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của hàng triệu đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, nhưng thực tế, quá trình triển khai đã gặp nhiều điểm nghẽn, vướng mắc, chậm tiến độ.

Điều này đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thẳng thắn nhận khuyết điểm trong phiên chất vấn Quốc hội về lĩnh vực dân tộc một năm trước (ngày 7/6/2023), khi các Chương trình mục tiêu quốc gia bị liệt vào danh sách chậm tiến độ, chưa có lối thoát do tích hợp nhiều chương trình, dẫn đến chồng chéo, xung đột, manh mún, dàn trải.

Việc Quốc hội đồng ý điều chỉnh một số nội dung liên quan chủ trương đầu tư để góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, không làm phát sinh vốn, không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương, tạo cơ sở phá thế bế tắc của Chương trình. Mục tiêu cuối cùng của quyết sách không gì khác là đẩy nhanh tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện chương trình để người dân sớm được thụ hưởng chính sách ý nghĩa, nhân văn của Đảng và Nhà nước…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142,805 tỷ đồng.

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quy định trước
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng... (Nguồn: Quochoi.vn)

3. Tạo thuận lợi cho Luật sớm đi vào cuộc sống là một sáng được ghi nhận tại kỳ họp lần này. Với việc thông qua 11 luật liên quan tới lợi ích sát sườn của các cá nhân trong xã hội, tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế, được Nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi như: Luật Bảo hiểm xã hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Các tổ chức tín dụng…, cùng với đó đã được xây dựng sẵn dự thảo các Nghị định, Quyết định, Thông tư để đẩy nhanh việc đưa Luật vào cuộc sống. Dự án sửa đổi về Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng được đẩy sớm thời gian có hiệu lực ngay từ ngày 1/8/2024 thay vì 1/1/2025.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội xem xét về việc Chính phủ trình đẩy sớm thời hiệu của dự án luật. Trong 11 Luật được Quốc hội bấm nút thông qua, hầu hết đều thể hiện được việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương.

Kết thúc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đã tiếp tục nhấn mạnh đến yêu cầu “pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”.

Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được Kỳ họp thứ 7 thông qua, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần các gia đình chính sách, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn và toàn thể Nhân dân; đáp ứng với sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài.

Theo đó, sẽ giúp giải quyết các điểm nghẽn và đáp ứng được thực tế phát sinh trong các lĩnh vực, đặc biệt tạo ra động lực lớn với phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự thịnh vượng cho người dân.

Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, yếu tố con người cũng luôn là hạt nhân. Với tinh thần đổi mới, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đang được lan toả; cùng với đó là quyết tâm chính trị của Đảng trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới sẽ tạo nên những động lực và khí thế cho công cuộc phát triển đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/8

Các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/8

Quy định mới về giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cấp sổ hồng cho chung cư ...

Những điểm mới, nổi bật của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai

Những điểm mới, nổi bật của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai

Chiều 5/8, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng chia sẻ về những điểm mới ...

Kiều bào chung sức đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn

Kiều bào chung sức đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn

Nhận thức sâu sắc được vai trò đối với sự phát triển TP. Hồ Chí Minh, cộng đồng doanh nhân và trí thức kiều bào ...

Đưa chính sách trợ giúp thay đổi cuộc sống người khuyết tật

Đưa chính sách trợ giúp thay đổi cuộc sống người khuyết tật

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật khá cao trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với khoảng 7 ...

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động