Nhỏ Bình thường Lớn

Để quyền con người được bảo đảm toàn diện và bình đẳng

Thông qua việc ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam có thể phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực, tiếp nối và lan tỏa sáng kiến, ưu tiên, thúc đẩy cách tiếp cận lấy con người, người dân làm trung tâm, nhất là trong các nỗ lực phục hồi hậu Covid-19 và ứng phó với biến đổi khí hậu cùng với thế giới.
Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khai mạc ngày 28/2. (Nguồn: Gchragd)
Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khai mạc ngày 28/2. (Nguồn: Gchragd)

Kiên trì, nhất quán phương châm đặt người dân vào trung tâm các quyết sách, Việt Nam đã và đang nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế định hình một tương lai tốt đẹp nơi quyền con người được bảo đảm một cách toàn diện trên tất cả các khía cạnh.

Hiện nay vấn đề bảo đảm quyền con người đang ngày càng trở nên cấp thiết trước bối cảnh thế giới đầy biến động với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang tác động tới mọi quốc gia, dân tộc.

Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, tác động nhiều chiều đến khả năng thụ hưởng quyền con người và tác động mạnh tới các nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo đảm quyền của người dân.

Trong khi đó, bạo lực và xung đột gia tăng và diễn biến phức tạp ở nhiều nơi. Điều này không chỉ đe dọa hòa bình, an ninh và phát triển mà còn cản trở khả năng phục hồi của kinh tế thế giới vốn còn đang mong manh sau đại dịch.

Cùng với đó, thiên tai, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường tiếp tục tác động nặng nề tới đời sống của từng người dân. Bất bình đẳng tại mỗi quốc gia và giữa các quốc gia vẫn tiếp tục trở nên trầm trọng hơn.

Trong bối cảnh đầy thử thách đó, Việt Nam luôn kiên định chủ trương xuyên suốt, nhất quán về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Việt Nam ưu tiên thúc đẩy quyền sức khỏe trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Việt Nam ưu tiên thúc đẩy quyền sức khỏe trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Lấy người dân là động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh: “Không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần” ; hay “lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất”.

Có thể thấy, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người luôn là trọng tâm trong Hiến pháp, pháp luật và các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở chính sách nhất quán đó, Việt Nam đã nghiêm túc triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có các khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR).

Đối với đại dịch Covid-19, Việt Nam xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe người dân. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung tay của người dân.

Tính đến ngày 8/3, sau đúng một năm triển khai, Việt Nam đã tiêm gần 198,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19 và trở thành một trong sáu nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới.

Con số này cho thấy những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19, góp phần hiệu quả trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch bệnh, qua đó bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và đưa đất nước dần trở lại cuộc sống bình thường mới.

Về kinh tế, bất chấp những khó khăn do dịch, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 2,58% năm 2021 và được Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo có thể trở lại mức từ 6,5-7% từ năm 2022 trở đi.

Trong bối cảnh thế giới đang dần mở cửa, phục hồi sau đại dịch, Việt Nam cũng xác định theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm, bảo đảm quá trình tăng trưởng toàn diện và bền vững, qua đó xây dựng một xã hội công bằng cho tất cả mọi người, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và là động lực của phát triển.

Mong muốn đóng góp vào nỗ lực chung

Khẳng định những giá trị mà Việt Nam luôn phấn đấu mang lại cho người dân nước mình cũng chính là những giá trị Liên hợp quốc cam kết mang lại cho nhân loại, Việt Nam đã ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025 và được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho nhiệm kỳ này.

Tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tái khẳng định mong muốn đóng góp vào nỗ lực chung bảo đảm quyền con người cho tất cả mọi người dân trên thế giới thông qua việc ứng cử làm thành viên.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để thúc đẩy các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền thông qua đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Quan tâm đến việc bảo đảm quyền con người một cách toàn diện trên tất cả các khía cạnh, Việt Nam đặc biệt quan tâm bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới; bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, Việt Nam cũng ưu tiên thúc đẩy quyền sức khỏe trong bối cảnh phòng chống đại dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm, quyền được có việc làm tử tế gắn với thực hiện SDGs, quyền giáo dục có chất lượng dựa trên công bằng về cơ hội và tiếp cận.

Thông qua việc ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam có thể phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực, tiếp nối và lan tỏa sáng kiến, ưu tiên, thúc đẩy cách tiếp cận lấy con người, người dân làm trung tâm, nhất là trong các nỗ lực phục hồi hậu Covid-19 và ứng phó với biến đổi khí hậu cùng với thế giới.

Với mục tiêu và cam kết rõ ràng, Việt Nam bày tỏ mong muốn cùng cộng đồng quốc tế chung tay định hình một tương lai tốt đẹp như thông điệp mà Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh: “Tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại và Hợp tác. Bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người”.

Việt Nam từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với nhiều sáng kiến, dấu ấn tích cực.

Hiện Việt Nam là thành viên của Nhóm Nòng cốt về Biến đổi khí hậu và Quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền.

Việt Nam chính thức thông báo ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tại Phiên thảo luận cấp cao Khóa họp 46 (tháng 2/2021).

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì một tương lai bền vững

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì một tương lai bền vững

Cùng với đại dịch Covid-19, phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác là biến đổi khí hậu và ...

Tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người

Tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, bảo đảm tất cả quyền con người cho tất cả mọi người

Ngày 2/3, trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ...