Để trẻ em được sống trong tình thương và sự bảo vệ

Thu Trang
Được tổ chức vào tháng 6 hàng năm, Tháng hành động vì trẻ em nhắc nhở chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em để bảo đảm tất cả các em đều có quyền sống, phát triển và phát huy hết tiềm năng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Để trẻ em được sống trong tình thương và sự bảo vệ
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Việt Nam luôn nỗ lực để bảo đảm tất cả trẻ em đều có quyền sống, phát triển và phát huy hết tiềm năng. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xác định là một sự nghiệp vô cùng lớn lao, hệ trọng, quyết định vận mệnh dân tộc; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Với chủ đề “Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”, Tháng hành động vì trẻ em năm nay nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Khai mạc hè năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải cùng nhau hành động để trẻ em là những người đầu tiên được hưởng thành quả phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chúng ta quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ em”.

Điều này cũng khẳng định sự quan tâm, sát sao của Lãnh đạo với công tác bảo vệ quyền trẻ em, lấy trẻ em làm đối tượng trung tâm, ưu tiên bảo vệ hàng đầu trong mọi chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Bảo vệ trẻ em một cách toàn diện, hài hòa với luật pháp quốc tế

Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý và hiện thực hóa đầy đủ quyền trẻ em; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế; ứng phó kịp thời với tình hình mới nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã gia nhập, thực hiện các điều ước, công ước quốc tế liên quan đến quyền trẻ em.

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 7,8 triệu trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 8% dân số; 27,2 triệu trẻ dưới 18 tuổi. Những năm qua, 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí, gần 100% các cháu đến độ tuổi được đến trường, 95% trẻ dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine.

Hiến pháp Việt Nam từ năm 1959 cho đến nay đều có nội dung về trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (UNCRC) vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và luật pháp quốc gia.

Đáng chú ý, Việt Nam là một trong 15 quốc gia đi đầu trong Liên minh toàn cầu 8.7 nhằm xóa bỏ lao động trẻ em phù hợp với Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) 8.7. Việc mở rộng các Tòa án gia đình và người chưa thành niên cũng là yếu tố quan trọng để bảo đảm tất cả trẻ em được tiếp cận công lý.

Cùng với đó, Việt Nam cũng tăng cường và đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình, Chiến lược cấp quốc gia, trong đó lồng ghép các nội dung nhằm ưu tiên giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương và nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có trẻ em.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các chương trình, đề án về trẻ em giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm bảo đảm thực hiện quyền chăm sóc, bảo vệ trẻ em và phát triển toàn diện trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Ngoài hệ thống luật pháp, một điểm quan trọng mà các tổ chức đánh giá cao khi nhìn nhận về nỗ lực bảo đảm quyền trẻ em ở Việt Nam là sự quan tâm, tham gia của toàn xã hội để bảo vệ, giúp cho trẻ em có cuộc sống an toàn và phát triển.

Hiện nay, hầu hết tất cả các cơ sở các cấp từ trung ương đến địa phương đều có hệ thống bảo vệ trẻ em, có đến 57/63 tỉnh thành nhóm liên ngành bảo vệ trẻ em.

Nhờ những cam kết chính trị cũng như sự quan tâm, chỉ đạo và dành nhiều nguồn lực cho công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em của Đảng và Nhà nước, cuộc sống hàng triệu trẻ em đã được cải thiện trong những năm gần đây. Các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn đồng thời những vấn đề phát sinh về trẻ em được chú trọng giải quyết. Nhận thức về công tác trẻ em của các cấp, các ngành, toàn xã hội được quan tâm và ngày càng nâng cao.

Để trẻ em được sống trong tình thương và sự bảo vệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc Hè năm 2022 ngày 31/5. (Nguồn: TTXVN)

Dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất trong đại dịch

Hai năm qua, đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, xã hội, trong đó có vấn đề thực hiện quyền trẻ em, làm gia tăng nguy cơ quyền trẻ em bị vi phạm, đặt ra nhiều vấn đề, yêu cầu mới phức tạp hơn đối với công tác bảo vệ trẻ em, việc triển khai các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc tốt nhất trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tinh thần dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.

"Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực để bảo đảm việc học tập được duy trì qua trực tuyến, qua truyền hình, qua phát thanh… Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng hiểu rõ và quyết tâm bù đắp lại những lỗ hổng kiến thức mà học tập trực tuyến không thể thay thế trực tiếp. Chúng tôi rất mừng là Bộ Giáo dục & Đào tạo, thậm chí là Thủ tướng, đã kêu gọi mở lại trường học cho tất cả các lứa tuổi, kể cả lứa tuổi nhỏ".

Bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam

Từ tháng 7/2020-12/2021, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 2 Luật, ban hành 12 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 Nghị quyết, 2 Chỉ thị, 15 Quyết định, 1 Công điện về bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, đặc biệt bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch và đẩy mạnh thực hiện việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em; điều trị và chăm sóc trẻ em bị nhiễm Covid-19 và ảnh hưởng bởi Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách, các nguồn vận động để kịp thời hỗ trợ dinh dưỡng, đồ dùng thiết yếu, thuốc và các vật phẩm y tế cho trẻ em gặp khó khăn; vận động các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ, chăm sóc và đỡ đầu trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng phối hợp nhằm củng cố hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em; tăng cường truyền thông để phát huy vai trò xã hội và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhất là trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nhằm bảo đảm quyền được giáo dục, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế đứt gãy các hoạt động giáo dục và việc thụ hưởng giáo dục của trẻ em, như chuyển sang hình thức học trực tuyến để thích nghi với điều kiện mới, tạo thuận lợi cho việc học tập, bảo đảm tiến độ và chất lượng chương trình giáo dục, triển khai hỗ trợ máy tính và các thiết bị công nghệ cho các em có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường học.

Việt Nam cũng đã ban hành Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác, sáng tạo và lành mạnh trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025 nhằm bảo vệ thông tin cá nhân, đời sống riêng tư của trẻ em; ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi lạm dụng, xâm hại trẻ em.

Sau nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh của Chính phủ cùng các cấp các ngành và toàn dân, thành quả rõ ràng nhất là hiện nay trẻ em Việt Nam đã được trở lại trường học trong “bình thường mới” và thụ hưởng đầy đủ các quyền của mình.

Có thể thấy rõ, bất chấp bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, Việt Nam vẫn nỗ lực để bảo vệ tốt nhất và hạn chế tối đa tác động xấu của đại dịch tới trẻ em, bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và mối quan hệ xã hội của các em.

Thời gian tới, tình hình trẻ em và việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới phức tạp hơn do ảnh hưởng của hậu đại dịch Covid-19, thiên tai, biến đổi khí hậu.

Các cấp, ngành cũng như các tổ chức xã hội và gia đình cần nâng cao nhận thức và hành động để bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển thể chất và tinh thần. Điều này cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: "Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động”.

Đại sứ Na Uy Grete Lochen: Việt Nam ngày càng tiến bộ và cởi mở về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới

Đại sứ Na Uy Grete Lochen: Việt Nam ngày càng tiến bộ và cởi mở về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới

Bản thân là người đồng tính nữ, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen cảm nhận rất rõ sự tiến bộ và cởi ...

Dịch Covid-19 khiến lao động trẻ em có xu hướng gia tăng

Dịch Covid-19 khiến lao động trẻ em có xu hướng gia tăng

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), lần đầu tiên sau 20 năm, lao động trẻ em có xu hướng gia tăng. Điều này ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động