Đề xuất tài xế ô tô không lái xe liên tục quá 3 giờ ban đêm
Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Luật Đường bộ quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
TẢI VỀ: TOÀN VĂN DỰ THẢO LUẬT ĐƯỜNG BỘ
Theo đó, đối với quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ, Bộ Giao thông vận tải có đề xuất như sau:
- Thời gian làm việc của người lái xe phải đảm bảo theo quy định của Bộ Luật lao động.
- Thời gian lái xe liên tục không quá 4 giờ; trong khoảng thời gian từ 22h00 ngày hôm trước đến 06h00 ngày hôm sau, thời gian lái xe liên tục không quá 3 giờ. Trong một ngày không lái xe quá 8 giờ.
- Thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục
+ Tối thiểu là 05 phút đối với lái xe taxi, xe buýt;
+ Tối thiểu là 15 phút đối với lái xe vận tải nội bộ, lái xe các loại hình kinh doanh vận tải khác.
- Thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục trong khoảng thời gian từ 22h00 ngày hôm trước đến 06h00 ngày hôm sau tối thiểu 30 phút.
Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ và người lái xe chịu trách nhiệm thực hiện các quy định nêu trên nếu đề xuất được thông qua.
Trong khi đó, pháp luật hiện hành quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ; người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định này.
Như vậy: Nếu đề xuất nêu trên được thông qua, thì tài xế xe ô tô kinh doanh vận tải (bao gồm xe có biển số màu vàng) sẽ không được lái xe liên tục quá 3 giờ trong khoảng thời gian từ 22h00 ngày hôm trước đến 06h00 ngày hôm sau (hiện hành quy định không được lái xe liên tục quá 4 giờ)
Trong đó, thời gian từ 22h00 ngày hôm trước đến 06h00 ngày hôm sau được xem là ban đêm.
Đề xuất mới về hoạt động vận tải đường bộ
Tại dự thảo Luật Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải cũng có đề xuất mới về hoạt động vận tải đường bộ như sau:
(1) Hoạt động vận tải đường bộ là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để vận chuyển người, hàng hoá trên đường bộ trong nước, quốc tế. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận tải nội bộ.
(2) Hoạt động vận tải đường bộ trong nước là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để vận chuyển người, hàng hoá trên đường bộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
(3) Hoạt động vận tải đường bộ quốc tế là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô để vận chuyển người, hàng hoá qua lại giữa Việt Nam với các nước. Hoạt động vận tải đường bộ quốc tế phải tuân thủ các quy định Dự thảo này và phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế của nước khác không được vận chuyển người, hàng hóa có điểm bắt đầu và điểm kết thúc cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
(4) Kinh doanh vận tải đường bộ là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để cung cấp dịch vụ vận chuyển người, hàng hoá trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
(5) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc tổ chức, cá nhân thực hiện ít nhất một trong các công đoạn gồm: điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe ô tô.
(6) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm: kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới.
(7) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô khách để vận chuyển hành khách có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
(8) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt là kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô khách thành phố hoặc xe ô tô khách để vận chuyển hành khách có các điểm dừng đón, trả khách, biểu đồ chạy xe và hành trình trong phạm vi nhất định; bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh, tuyến xe buýt liên tỉnh và tuyến xe buýt kết nối sân bay. Trong đó:
- Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tuyến xe buýt kết nối sân bay là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn tối đa 03 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; có điểm đầu hoặc điểm cuối tại cảng hàng không.
(9) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô con để thực hiện vận chuyển theo yêu cầu của hành khách, phương thức tính tiền cước chuyến đi do hành khách lựa chọn theo một trong các phương thức sau đây:
- Tiền cước được tính thông qua đồng hồ tính tiền;
- Tiền cước được tính qua phần mềm tính tiền có kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử;
- Tiền cước được tính theo chuyến đi trên cơ sở quãng đường và thời gian vận chuyển.
(10) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô khách để thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
(11) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô tải, xe ô tô chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa trên đường bộ trừ các hoạt động vận tải nội bộ được quy định tại mục (11).
(12) Hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô là hoạt động vận tải không kinh doanh để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.
- Hoạt động vận chuyển người nội bộ bằng xe ô tô là việc cơ quan, tổ chức sử dụng xe ô tô khách để vận chuyển cán bộ công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của cơ quan, tổ chức đó;
- Hoạt động vận chuyển hàng hoá nội bộ bằng xe ô tô là việc cơ quan, tổ chức sử dụng xe ô tô tải, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô kéo rơ mooc, xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc để vận chuyển sản phẩm, hàng hóa do cơ quan, tổ chức đó sản xuất hoặc trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, nhiên liệu để phục vụ quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của đơn vị mà chi phí vận tải đã được tính vào giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
(13) Trong thời gian xảy ra thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được ban hành quy định về công tác tổ chức hoạt động vận tải bằng xe ô tô và các thủ tục hành chính có liên quan theo trình tự, thủ tục rút gọn để đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa.
(14) Chính phủ quy định cụ thể về loại hình kinh doanh vận tải; quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh, trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; quy định về quản lý hoạt động vận tải nội bộ.
Bổ sung nguyên tắc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức từ ngày 15/9/2023 Bổ sung nguyên tắc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức từ ngày 15/9/2023 là nội dung tại Nghị định 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023. |
Mức trợ cấp tinh giản biên chế bằng tiền từ ngày 20/7/2023 Các mức trợ cấp tinh giản biên chế bằng tiền từ ngày 20/7/2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tinh giản biên ... |
Hồ sơ đăng ký thường trú mới nhất 2023 Hồ sơ đăng ký thường trú năm 2023 được quy định tại Quyết định 4088/QĐ-BCA-C06. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây. |
Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2023 với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2023 với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày? Mời độc giả tham ... |
Lương hưu có giảm khi thời gian đóng BHXH tối thiểu còn 15 năm? Tôi được biết sẽ giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu còn 15 năm. Vậy lương hưu có giảm khi giảm thời gian đóng BHXH ... |