Delta có phải là 'siêu biến thể cuối cùng' của đại dịch Covid-19?

Ngọc Hà
Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên cách đây hơn một năm và hiện đang chiếm ưu thế trên toàn cầu. Các nhà khoa học lo ngại rằng, một chủng mới có thể thay thế Delta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Delta có phải là 'siêu biến thể cuối cùng' của đại dịch Covid-19?
Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 chiếm 99,5% tổng số trình tự gen. (Nguồn: Alamy)

Câu hỏi chưa có lời giải

Hàng tuần, nhóm các nhà nghiên cứu bệnh dịch trên khắp khu vực Đông Bắc nước Mỹ tham gia cuộc họp trực tuyến qua nền tảng Zoom để thảo luận về những manh mối xuất hiện gần đây nhất trên thế giới liên quan đến những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

William Hanage, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng TH Chan thuộc Đại học Harvard, chia sẻ: "Trước đây, chúng ta có biến thể Gamma, rồi biến thể Alpha. Nhưng hiện tại, các ca mắc Covid-19 chủ yếu là do biến thể Delta".

Kể từ lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ hồi tháng 12/2020, biến thể Delta nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 99,5% số ca mắc Covid-19 có giải trình tự gen được công bố trên cơ sở dữ liệu công khai đều là biến thể Delta.

Mặc dù những biến thể mới như AY.4.2 (còn gọi là Delta Plus) ở Anh đã được các nhà khoa học ước tính có khả năng lây truyền cao hơn Delta 10-15%, song chúng gần giống với biến thể Delta và được xem là một biến thể phụ của chủng Delta.

Tin liên quan
Quan hệ Australia-Nhật Bản: Cần Quan hệ Australia-Nhật Bản: Cần 'diện mạo mới' để đối phó với môi trường địa chính trị khốc liệt

Tuy nhiên, ông Hanage cùng các cộng sự vẫn tiếp tục nghiên cứu và đánh giá cơ sở dữ liệu hàng tuần, đồng thời tiến hành thảo luận trực tuyến nhằm dự đoán diễn biến tiếp theo của đại dịch.

Liệu Delta là biến thể siêu lây nhiễm cuối cùng, hay sẽ có một biến thể nào đó đáng lo ngại hơn sẽ xuất hiện trong tương lai? Đây vẫn là câu hỏi mà không nhà khoa học nào có thể dám chắc câu trả lời.

Một khả năng là sau quá trình đột biến mạnh mẽ ban đầu trong trình tự di truyền, SARS-CoV-2 sẽ đột biến từ từ và ổn định, cuối cùng tiến hóa tới mức có thể vô hiệu hóa các loại vaccine, song quá trình này sẽ diễn ra trong nhiều năm.

Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền học UCL, đánh giá: "Tiến trình tiến hóa này giống như sự 'trôi' kháng nguyên, cho phép các phần tử virus thoát ra khỏi hệ thống miễn dịch. Đối với virus cúm và virus corona khác, phải mất 10 năm để virus có thể tích lũy đủ thay đổi để không bị các kháng thể trong máu phát hiện".

Một kịch bản khác là sự xuất hiện đột ngột của một chủng virus hoàn toàn mới, có khả năng lây lan, độc lực và khả năng né tránh miễn dịch được xem là mang tính chất "làm thay đổi toàn bộ tình hình đại dịch".

Giáo sư Ravi Gupta làm việc tại trường Đại học Cambridge gọi những biến chủng mới kiểu này là "siêu biến thể" và khẳng định: "Chắc chắn sẽ xuất hiện một biến chủng khác trong vòng 2 năm tới và biến chủng mới này sẽ cạnh tranh với Delta và có thể vượt xa Delta".

Siêu biến thể mới sẽ xuất hiện?

Cuối năm 2020, các nhà nghiên cứu bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu của hiện tượng tái tổ hợp virus, trong đó, những phiên bản khác nhau của SARS-CoV-2 trao đổi các đột biến và kết hợp để tạo thành một chủng hoàn toàn mới.

Giáo sư Gupta cho rằng, sự tái tổ hợp này dường như không diễn ra phổ biến, song đây vẫn là một nguồn sinh ra siêu biến thể mới, đặc biệt ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp trên thế giới.

Ông Gupta giải thích: "Hiện Delta vẫn là biến thể chủ đạo, song xu hướng này sẽ ngày càng giảm đi. Chúng ta chưa thu thập đủ mẫu dữ liệu ở nhiều nơi trên thế giới nên không biết chắc chắn điều gì thực sự sẽ xảy ra".

Delta có phải là 'siêu biến thể cuối cùng' của đại dịch Covid-19?
Mức độ lây lan cao của virus SARS-CoV-2 làm tăng khả năng xuất hiện các biến thể nguy hiểm. (Nguồn: The Guardian)

Kịch bản thứ hai là sự xuất hiện của một loạt những đột biến lớn, dẫn đến sự xuất hiện một phiên bản nguy hiểm hơn rất nhiều so với Delta hoặc một chủng virus hoàn toàn khác biệt so với Delta.

Gideon Schreiber, Giáo sư khoa học phân tử tại Viện Khoa học Weizmann của Israel đánh giá: "Mặc dù những biến thể mới xuất hiện gần đây là biến thể phụ của Delta, song virus có khả năng đột biến rất lớn trong tương lai. Các đột biến phức tạp hơn có thể phát triển và điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn”.

Gần đây đã xuất hiện những quan ngại về việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19 dạng uống, đặc biệt thuốc của hãng dược phẩm Merck, có thể là nhân tố kích thích SARS-CoV-2 tiến hóa.

Mặc dù một số chuyên gia cho rằng, mối quan ngại này cần được theo dõi, song cũng không nên từ chối việc sử dụng thuốc điều trị dạng viên đối với những bệnh nhân mắc Covid-19 trong tình trạng nghiêm trọng.

Theo Giáo sư Gupta, vấn đề đáng quan ngại hơn và nhiều khả năng dẫn đến sự xuất hiện của một siêu biến thể chính là tỷ lệ lây nhiễm cao, kéo dài dai dẳng do biến thể Delta có thể lây nhiễm giữa những người đã được tiêm vaccine.

Kinh tế Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc 'thấm mệt' bởi chính sách Zero Covid?

Cuộc đua chế tạo vaccine

Các nhà nghiên cứu về dịch Covid-19 đang nỗ lực xác định mô hình của siêu biến thể mới.

Theo nhà khoa học Hanage, lý do vì sao biến thể Delta gây ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy là vì chủng virus này phát triển với tốc độ cực nhanh bên trong tế bào của con người, trước khi hệ thống miễn dịch bắt đầu hoạt động.

Do đó, những người bị nhiễm biến thể Delta có thể mang lượng virus ở mũi cao gấp gần 1.200 lần so với người nhiễm chủng SARS-CoV-2 nguyên thủy.

Đây là kết quả của quá trình lựa chọn tự nhiên. Các biến thể mới luôn được tạo ra. Tuy nhiên, những biến thể tồn tại lâu và phổ biến hơn sẽ có khả năng lây lan cao hơn.

Mặc dù điều này gây chút lo ngại song không hẳn là một tin xấu.

Vì các loại vaccine ngừa Covid-19 được chế tạo thông qua việc tính đến sự biến hóa của virus, nên các nhà khoa học cho rằng, không một loại siêu biến thể mới nào có thể vô hiệu hóa hoàn toàn vaccine.

Do đó, khó có khả năng siêu biến thể mới sẽ gây ra những đợt bùng dịch nghiêm trọng như những gì đã xảy ra trong vòng hai năm qua.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang phát triển những loại vaccine ngừa Covid-19 thế hệ thứ hai.

Những loại vaccine này đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại những biến thể mới có thể xuất hiện trong tương lai.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu bệnh dịch cho rằng, chỉ dựa vào vaccine không thôi là chưa đủ. Giáo sư Gupta nêu rõ, vẫn cần áp dụng một số biện pháp hạn chế nhất định nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan và giảm thiểu những điều kiện thuận lợi giúp virus biến đổi.

Số ca mắc Covid-19 mới tại Nhật Bản bất ngờ giảm nhanh, biến thể Delta đã tự hủy diệt?

Số ca mắc Covid-19 mới tại Nhật Bản bất ngờ giảm nhanh, biến thể Delta đã tự hủy diệt?

Tại sao làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 5 và lớn nhất của Nhật Bản từ 20.000 ca mỗi ngày (tháng 8) đột ngột giảm ...

Biến thể phụ Delta Plus ít có khả năng gây triệu chứng bệnh hơn

Biến thể phụ Delta Plus ít có khả năng gây triệu chứng bệnh hơn

Ngày 18/11, Đại học Hoàng gia London công bố kết quả nghiên cứu rằng biến thể phụ AY.4.2 từ Delta (còn gọi là Delta Plus) ...

(theo The Guardian)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động