Đếm ngược thời khắc 'chốt hạ' thỏa thuận Nga-Ukraine, EU đã chuẩn bị tốt, một nước Đông Âu chọn cách đối đầu

Linh Chi
Hôm nay (31/12), thỏa thuận vận chuyển khí đốt hiện tại giữa Nga-Ukraine sẽ hết hạn. Gần đây, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố không còn thời gian để gia hạn hợp đồng này và ở phía Đông, các thành viên Liên minh châu Âu đang "ngồi trên đống lửa".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khi thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Ukraine kết thúc, nỗi lo lắng gia tăng ở phía Đông EU
Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga. (Nguồn: Intellinews)

Hiện tại, khí đốt của Nga vẫn đang chảy qua mạng lưới đường ống của Ukraine đến EU, tạo ra doanh thu cho Điện Kremlin. Moscow từng tuyên bố rằng, nếu không có khí đốt Nga, khối 27 thành viên sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng của mình.

Ngược lại, đối với Ukraine, thỏa thuận trung chuyển khí đốt sẽ làm đầy ngân sách của Nga, giúp nước này duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt. Với Kiev, nước này vẫn thu được tiền phí trung chuyển khí đốt nhờ hợp đồng với Moscow.

Dù vậy, Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga. Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói rằng, sẽ không còn cho phép Moscow "kiếm thêm hàng tỷ USD" từ đường ống này.

Tổng thống Nga cũng xác nhận việc chấm dứt hợp đồng, phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo trên truyền hình vào ngày 26/12 rằng: "Không thể ký kết hợp đồng mới trong vòng 3-4 ngày". Ông Putin đổ lỗi hoàn toàn cho Ukraine vì đã từ chối gia hạn thỏa thuận.

Tuy nhiên, việc chấm dứt thỏa thuận đặt ra câu hỏi về nguồn cung khí đốt ở các nước Đông Âu không giáp biển - những nước không thể nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) bằng đường biển.

Áo, Hungary và Slovakia vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga thông qua Ukraine, đó là lý do tại sao các chính phủ đó mong muốn tiếp tục mua khí đốt từ xứ bạch dương.

Châu Âu dần "quay lưng" với khí đốt Nga

Tin liên quan
Ukraine kêu gọi EU Ukraine kêu gọi EU 'chặn đường' LNG Nga; Slovakia lo lắng liên quan đến khí đốt qua Kiev, sợ châu Âu tổn hại nhiều hơn

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga là nước xuất khẩu thiên nhiên lớn nhất thế giới và châu Âu là thị trường quan trọng nhất của Moscow.

Mối quan hệ cùng có lợi này bắt đầu từ hơn 50 năm trước, khi Liên Xô cũ cần tiền và thiết bị để phát triển các mỏ khí đốt Siberia. Vào thời điểm đó, phía Tây của nước Đức vẫn còn chia rẽ đã tìm kiếm nguồn năng lượng giá cả phải chăng cho nền kinh tế đang phát triển và đã ký thỏa thuận ống dẫn khí đốt với Moscow.

Theo đó, các nhà sản xuất Tây Đức cung cấp hàng nghìn km đường ống để vận chuyển khí đốt của Nga đến Tây Âu.

Mối quan hệ năng lượng này vẫn tiếp diễn vì các nhà nhập khẩu châu Âu thường bị ràng buộc bởi các hợp đồng dài hạn, khó có thể chấm dứt.

Theo tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels, lượng nhiên liệu hóa thạch mà EU nhập khẩu từ xứ bạch dương lên tới khoảng 1 tỷ USD/tháng vào cuối năm 2023, giảm so với mức 16 tỷ USD/tháng vào đầu năm 2022.

Năm 2023, Moscow chiếm 15% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối 27 thành viên, đứng sau Na Uy (30%) và Mỹ (19%). Phần lớn lượng khí đốt này của Nga chảy qua đường ống qua Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nước tiêu thụ chính bao gồm Áo, Slovakia và Hungary. Ngoài ra, các nước như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ và Hà Lan vẫn nhập khẩu LNG của Moscow bằng đường biển.

Biến động thị trường khí đốt gây ra giá tăng đột biến.

Sau chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2/2022, giá khí đốt tăng mạnh, buộc một số nhà máy ở châu Âu phải cắt giảm sản lượng và nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa.

Giá đã giảm kể từ đó, nhưng vẫn cao hơn mức trước chiến dịch quân sự, khiến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng - đặc biệt là ở Đức - lao đao.

Người tiêu dùng châu Âu cũng đang phải chịu giá năng lượng cao. Nhiều hộ gia đình phải cắt giảm mức tiêu thụ trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt nghiêm trọng. Các khoản chi phí bổ sung là gánh nặng đáng kể. Số liệu từ Ủy ban châu Âu cho thấy, gần 11% hộ gia đình ở EU phải vật lộn để đủ khí đốt sưởi ấm vào năm 2023.

Khi thỏa thuận khí đốt giữa Nga và Ukraine kết thúc, nỗi lo lắng gia tăng ở phía Đông EU
Người tiêu dùng châu Âu cũng đang phải chịu giá năng lượng cao. (Nguồn: The Aussie Flashpacker)

EU không tuyệt vọng

Theo phân tích của Ủy ban châu Âu, việc chấm dứt thỏa thuận Ukraine-Nga đã được đưa vào dự báo của thị trường khí đốt và khối 27 thành viên tự tin vào khả năng đảm bảo nguồn cung thay thế.

Ủy ban châu Âu cho biết: "Với hơn 500 tỷ mét khối LNG được sản xuất mỗi năm trên toàn cầu, việc thay thế khoảng 14 tỷ mét khối khí đốt của Nga quá cảnh qua Ukraine sẽ có tác động không đáng kể đến giá khí đốt tự nhiên của EU".

EU từ lâu đã lập luận rằng, các quốc gia thành viên vẫn nhập khẩu khí đốt của Nga qua tuyến đường Ukraine - đặc biệt là Áo và Slovakia - có thể "quay lưng" mà không cần những chuyến giao hàng này. Do đó, Ủy ban châu Âu sẽ không tham gia đàm phán để giữ tuyến đường này.

Cụ thể, các quốc gia thành viên đã có thể giảm 18% lượng khí đốt tiêu thụ kể từ tháng 8/2022. Hơn nữa, nền kinh tế lớn nhất thế giới dự kiến ​​sẽ tăng công suất LNG trong hai năm tới và nguồn cung này có thể giúp EU giải quyết vấn đề.

"Kịch bản thực tế nhất là sẽ không còn khí đốt của Nga chảy qua Ukraine nữa và khối này đã chuẩn bị tốt cho kết quả này", đại diện Ủy ban châu Âu nhấn mạnh.

Đông Âu "run"

Bất chấp sự đảm bảo của Ủy ban châu Âu, Hungary và Slovakia vẫn lo lắng về nguồn cung cấp khí đốt và hai nước này đang tăng cường đàm phán với Nga. Ví dụ, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đang tìm cách duy trì việc cung cấp khí đốt thông qua Ukraine, mặc dù lượng nhập khẩu hiện tại của nước này phần lớn phụ thuộc vào đường ống TurkStream.

Ông Orban đã đưa ra ý tưởng rằng, Budapest sẽ mua khí đốt của Moscow trước khi nó đi vào Kiev. "Vì vậy, khí đốt đi vào Ukraine sẽ không còn là khí đốt của Nga nữa mà sẽ là khí đốt của Hungary", Thủ tướng Orban nói.

Trong khi đó, Slovakia có cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn khi đe dọa sẽ có biện pháp đối phó với Ukraine.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đề xuất dừng cung cấp điện khẩn cấp cho Ukraine sau ngày 1/1/2025.

Đáp lại lời đe dọa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cáo buộc Thủ tướng Fico hành động theo lệnh của Nga.

Dù vậy, hôm nay đã là ngày cuối cùng khí đốt Nga được chảy qua đường ống ở Ukraine đến các nước châu Âu. Việc bàn luận về tương lai thỏa thuận trung chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ phải chờ sang năm tới!

'Một mình một ngựa', quốc gia châu Âu đã 'phá rào', quyết không từ bỏ sự hợp tác tốt đẹp với Nga

'Một mình một ngựa', quốc gia châu Âu đã 'phá rào', quyết không từ bỏ sự hợp tác tốt đẹp với Nga

Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này và Nga đã giải quyết hầu hết các vấn đề thanh toán ...

Thủ tướng một nước EU: Muốn bình thường hóa với Nga, không bao giờ cho phép Ukraine gia nhập NATO, phương Tây đã thất bại...

Thủ tướng một nước EU: Muốn bình thường hóa với Nga, không bao giờ cho phép Ukraine gia nhập NATO, phương Tây đã thất bại...

Ngày 11/12, Thủ tướng Slovakia Robert Fico nhận định, Ukraine sẽ mất 1/3 lãnh thổ do xung đột với Nga, nhưng sẽ không nhận được ...

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga ...

Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Ngày 26/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, không còn thời gian trong năm nay để ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt ...

Xung đột Ukraine: Nga gật đầu với một nước EU về đàm phán, thẳng thừng gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn, tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu

Xung đột Ukraine: Nga gật đầu với một nước EU về đàm phán, thẳng thừng gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn, tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu

Nga khẳng định sẵn sàng chấp nhận đề xuất của Slovakia về việc đăng cai tổ chức cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine để ...

(theo DW)

Bài viết cùng chủ đề

Năng lượng xanh

Đọc thêm

Phát hiện mới, một số loài cá voi có thể sống hơn 100 năm

Phát hiện mới, một số loài cá voi có thể sống hơn 100 năm

Đề tài nghiên cứu quốc tế được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances cho thấy nhiều loài cá voi lớn có khả năng sống thọ hơn 100 ...
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Indonesia có 'lá chắn' an ninh mới

Indonesia có 'lá chắn' an ninh mới

Cơ quan chống khủng bố quốc gia (BNPT) Indonesia có kế hoạch thành lập Trung tâm chống cực đoan quốc gia tại Tây Jakarta trong năm nay.
Tàu USS Carl Vinson cập cảng Malaysia, cam kết một điều về an ninh khu vực

Tàu USS Carl Vinson cập cảng Malaysia, cam kết một điều về an ninh khu vực

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson đến Malaysia cách đây vài ngày, đánh dấu một điểm dừng quan trọng trong quá trình hoạt động tại Biển Đông.
Hé lộ thông tin về smartphone màn hình gập giá rẻ của Samsung

Hé lộ thông tin về smartphone màn hình gập giá rẻ của Samsung

Samsung được cho là sẽ ra mắt chiếc smartphone màn hình gập giá rẻ Galaxy Z Flip FE ngay trong năm 2025.
GRDP năm 2024 vùng Tây Nguyên đạt 484,58 nghìn tỷ đồng

GRDP năm 2024 vùng Tây Nguyên đạt 484,58 nghìn tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, các chỉ tiêu quan trọng của vùng Tây Nguyên đều tăng so với năm 2023.
'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Năm 2024 không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 175 về quản lý hoạt động xây dựng

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 175 về quản lý hoạt động xây dựng

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng vừa được Chính phủ ban hành.
Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu?
Giá tiêu hôm nay 3/1/2025: Thị trường giảm nhẹ, nhiều lý do để kỳ vọng vào đà tăng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 3/1/2025: Thị trường giảm nhẹ, nhiều lý do để kỳ vọng vào đà tăng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 3/1/2025 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 2/1/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh ngày đầu năm, 2025 - năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng thâm hụt nguồn cung?

Giá cà phê hôm nay 2/1/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh ngày đầu năm, 2025 - năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng thâm hụt nguồn cung?

Giá cà phê hôm nay 2/1/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh ngày đầu năm, 2025 rất có thể là năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng thâm hụt nguồn cung?
Giá xăng dầu hôm nay 2/1: Sắc xanh bao trùm; giá xăng trong nước chiều nay sẽ theo đà tăng?

Giá xăng dầu hôm nay 2/1: Sắc xanh bao trùm; giá xăng trong nước chiều nay sẽ theo đà tăng?

Giá xăng dầu hôm nay 2/1, đầu phiên giao dịch ngày 2/1, cả dầu Brent và WTI cùng duy trì sắc xanh.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Tính cả năm 2024, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng 11,4% so với đồng Yen Nhật trong năm nay.
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những kênh hỗ trợ tài chính quan trọng.
Phiên bản di động