Đến lúc xây dựng thương hiệu Việt Nam

Việt Nam ta cũng nên xây dựng một thông điệp Ngoại giao Văn hóa, một thương hiệu quốc gia riêng? Tại sao lại không? - Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường (ảnh bên), Chủ tịch UBQG UNESCO của Việt Nam đã nêu vấn đề đó trong cuộc trả lời phỏng vấn của TG&VN nhân Hội thảo quốc gia về Ngoại giao Văn hóa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa cũng như sự cần thiết của việc tổ chức Hội thảo này?

 

Hội thảo lần này có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là Hội thảo ở tầm quốc gia lần đầu tiên quy tụ các nhà ngoại giao lão thành, các nhà văn hoá có uy tín của Việt Nam và rất đông đại diện các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và báo chí, để bàn về chủ đề Ngoại giao Văn hóa.

 

Trước hết, Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền ở các cấp Bộ, Ban, ngành, địa phương, trước tiên là trong ngành ngoại giao và văn hóa, về công tác văn hoá đối ngoại và ngoại giao văn hoá. Đồng thời, đây cũng là dịp trao đổi, thảo luận nhằm xác định rõ hơn vai trò, nội hàm và phương hướng của Ngoại giao Văn hoá trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm triển khai mạnh mẽ công tác Ngoại giao Văn hoá trong tình hình mới, để Ngoại giao Văn hoá, cùng với Ngoại giao Chính trị và Ngoại giao Kinh tế, tạo thành 3 trụ cột vững chắc của nền Ngoại giao Việt Nam hiện đại.

 

Bộ Ngoại giao phát động toàn Ngành, lấy năm 2009 là Năm Ngoại giao Văn hoá. Những ý kiến và đề xuất đưa ra tại Hội thảo sẽ là cơ sở cho các cuộc thảo luận tiếp tục về  Ngoại giao Văn hoá tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 vào cuối năm nay. Trên cơ sở đó, Bộ Ngoại giao sẽ xây dựng chính sách tổng quan về Ngoại giao Văn hoá và đề ra các chương trình hành động cụ thể để các đơn vị trong Bộ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường công tác này trong năm 2009 và những năm tiếp theo.

 

Ngoại giao Văn hoá có vai trò quan trọng đối với công cuộc phát triển của Việt Nam, nhưng dường như Ngoại giao Văn hoá chưa được quan tâm nhiều. Thứ trưởng đánh giá thế nào về công tác này trong thời gian qua và kế hoạch trong những năm tới?

 

Ngoại giao Văn hoá luôn đóng vai trò quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, nhất là trong sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa về độc lập dân tộc của nhân dân ta. Cha ông chúng ta đã để lại biết bao bài học kinh nghiệm quý báu về Ngoại giao Văn hoá, “lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo”...

 

Đúng là có thời kỳ hoạt động Ngoại giao Văn hoá bị trầm lắng, nhất là khi đất nước ta bị bao vây, cấm vận. Tuy nhiên, cùng với quá trình Đổi mới, thế và lực của nước ta không ngừng được nâng cao, chúng ta có thêm những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công tác này. Có thể coi Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII về Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc (2003) là “kim chỉ nam” cho công tác Ngoại giao Văn hoá trong thời kỳ mới.

 

Với việc phát động Năm Ngoại giao Văn hoá 2009, chúng ta muốn tạo ra một luồng sinh khí mới, một “cú hích” để đưa công tác Ngoại giao Văn hoá trong năm 2009 và những năm tiếp theo lên một bình diện mới, để 3 trụ cột ngoại giao thực sự là “kiềng ba chân” của nền Ngoại giao Việt Nam hiện đại.

 

Theo Thứ trưởng, Việt Nam nên xây dựng thông điệp Ngoại giao Văn hoá như thế nào?

 

Đây là một câu hỏi thú vị. Nhiều nước cũng đã và đang xây dựng thông điệp Ngoại giao Văn hoá, thương hiệu quốc gia cho riêng mình. Phải chăng Việt Nam ta cũng nên xây dựng một thông điệp, một thương hiệu quốc gia riêng? Tại sao lại không, bởi vì đây là một cách hữu hiệu để tạo dựng và quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam, nền văn hoá có bề dày lịch sử hàng nghìn năm và các sản phẩm văn hoá khác của Việt Nam ra thế giới.

 

Tôi nghĩ, việc xây dựng “thương hiệu quốc gia” là một việc lớn, cần có sự đóng góp trí tuệ của các chuyên gia, các nhà văn hoá, sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành và địa phương… Càng có nhiều ý kiến đóng góp càng tốt. Vì lẽ đó, tôi xin gợi ý Báo TG&VN  mở một chuyên mục lấy ý kiến của bạn đọc về “thương hiệu Việt Nam”.

 

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 

Ngọc Mai(thực hiện)

“NGVH là dòng sông đẩy thuyền trôi”

 

Đó là ví von của một đại biểu tham dự Hội thảo, đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhắc lại trong lễ bế mạc Hội thảo Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc VN trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững.

 

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã tóm lược tổng kết những ý kiến xoay quanh 6 vấn đề đã được trình bày tại HT. Thứ nhất, việc mở ra hội thảo hôm nay không phải vì bây giờ chúng ta mới có NGVH mà vì cho đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ và đầy đủ về nó. VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia và cũng đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, việc VN gia nhập với thế giới cũng giống như đưa con thuyền VN ra đại dương. Có ý kiến nói rằng: Ngoại giao Chính trị và Ngoại giao Kinh tế là những con thuyền, còn NGVH là dòng sông đẩy con thuyền trôi.

 

Theo Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, khái niệm NGVH được hiểu theo hai khía cạnh là thông qua văn hóa làm tốt công tác ngoại giao và ngược lại, thông qua ngoại giao để thúc đẩy phát triển văn hóa, thúc đẩy giao lưu văn hóa để nâng cao hình ảnh, đất nước VN trên trường quốc tế. Chúng ta phải tiến tới làm rõ hơn nội hàm của NGVH và phải phân công được từng vai diễn cụ thể. Song, để hiểu tường tận về khái niệm này, câu hỏi còn đang để ngỏ.

 

Thứ hai là việc ai sẽ làm chủ đạo trong các hoạt động NGVH? Qua các ý kiến, làm NGVH không phải chỉ có Bộ Ngoại giao  hay Bộ VH-TT-DL. Các doanh nhân cũng làm văn hóa. Mọi người dân đều làm văn hóa.

 

Thứ ba là về mô hình NGVH. Có rất nhiều mô hình đã được đưa ra, như thông qua Ngày VN ở nước ngoài, qua kênh truyền hình đối ngoại, các triển lãm hội họa, lịch sử VN hay biểu diễn nghệ thuật… Có ý kiến nêu cần phải “chuẩn hóa”. Vậy chúng ta chọn mô hình nào là tiêu biểu?...

 

Thứ tư là về thông điệp văn hóa. BNG đưa ra 4 thông điệp chung: Đất nước tươi đẹp, Con người thân thiện, Văn hóa độc đáo và Lịch sử huyền thoại.

 

Thứ năm là văn hóa được coi là sản phẩm độc đáo, là thương hiệu. Có ý kiến nói rằng chỉ thông qua bóng đá mà người ta nhìn quốc kỳ là biết Croatia, Doremon là nói đến Nhật Bản. Vậy sản phẩm gì là của VN? Chúng ta có phở, nem, cà phê hay áo dài... Áo dài VN rất đẹp, được thế giới rất thích. Nói đến chuẩn hóa, VN thực tế cũng chưa có “quốc phục”.

 

Cuối cùng là vấn đề cơ chế chính sách, cần phải có hành lang pháp lý; Cơ chế tài chính. Chúng ta có quỹ Ngoại giao Kinh tế, có quỹ hoạt động văn hóa, tại sao không xây dựng quỹ NGVH? Đặc biệt, vấn đề cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề. Người làm NGVH vừa phải giỏi ngoại giao vừa phải giỏi văn hóa. Vì vậy, BNG đã giao Học viện Ngoại giao phối hợp với Bộ VH-TT-DL lên kế hoạch mở khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại từ năm tới…  


Hạnh Thúy


Vài định nghĩa về Ngoại giao văn hóa

- Là tổng hòa của quan hệ văn hóa đối ngoại mà Chính phủ một nước theo đuổi. Hàm nghĩa cụ thể của NGVH là hoạt động của ngoại giao quốc gia có chủ quyền lấy việc duy trì lợi ích văn hóa nước mình và thực thi mục tiêu chiến lược văn hóa đối ngoại quốc gia làm mục đích, dưới sự chỉ đạo của một chính sách đối ngoại nhất định, triển khai dựa vào thủ đoạn hòa bình bao gồm cả thủ đoạn văn hóa. (Bành Tân Lang, Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm - Trung Quốc).

- Là sự giao lưu về tư tưởng, thông tin, nghệ thuật và các hình thức văn hóa khác được tiến hành nhằm thúc đẩy sự hiểu biết hai bên giữa các quốc gia và dân tộc. (Milton Kamins, Đại học Hopskin, Mỹ).

- Là sự đầu tư mang tính lâu dài, được tiến hành nhằm thúc đẩy quan hệ giữa chúng ta với nhân dân các nước trên thế giới... để thúc đẩy hiểu biết hai bên, để nhân dân các nước khác hiểu biết tốt hơn về lợi ích và chính sách quốc gia của chúng ta. (Zhulite Sarborosi, ĐH Georetown, Mỹ).

- Là một trong những thành tố chính trong quan hệ ngoại giao của thế kỷ XXI, bởi nó có khả năng giải quyết những thách thức lớn của thời đại theo hướng bền vững, đó là những thách thức về sự bất bình đẳng, bất công bằng, nghèo đói và xung đột... NGVH có thể được nhìn nhận dựa trên việc chuyển đổi những định kiến truyền thống về các nền văn hóa thành sự hiểu biết và hợp tác. Văn hóa là cái phân biệt các quốc gia và các nhóm dân tộc với nhau, nhưng cũng nhờ văn hóa mà chúng ta có thể hiểu biết nhau hơn. (Vibeka Jensen, Trưởng đại diện VP UNESCO tại Việt Nam)

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết quả bóng đá hôm nay 26/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 26/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 26/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Barcelona vs Brest; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal
Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Phiên bản di động