Một bệnh nhân mắc Covid-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Hồi sức. (Nguồn: BVCR) |
ThS. BS Trần Thị Hoa Vi - Giảng viên Bộ môn Y học gia đình Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ tư vấn Tổng dài 1022, đã đưa ra một số lời khuyên các các F0 đang cách ly, điều trị tại nhà.
Trước lo lắng của một số người dân về việc nếu F0 điều trị tại nhà có triệu chứng trở nặng và không gọi được lực lượng y tế, ThS. BS Trần Thị Hoa Vi chia sẻ: “Nếu chẳng may trong gia đình có nhiều người nhiễm Covid-19, cần phân loại người có yếu tố nguy cơ cao, bệnh dễ chuyển nặng để có kế hoạch theo dõi sát hơn cho những người này”.
Xác định người có nguy cơ cao bệnh trở nặng
Theo ThS. BS Trần Thị Hoa Vi, những người có yếu tố nguy cơ cao gồm: người lớn tuổi - trên 65 tuổi; người có bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, xơ gan…); bệnh nhân béo phì; phụ nữ mang thai.
Sau khi xác định những đối tượng nguy cơ cao trong gia đình, bạn nên gọi y tế địa phương thông báo tình trạng gia đình mình có bao nhiêu người thuộc diện nguy cơ cao (Trạm y tế, Tổ phản ứng nhanh của địa phương nơi mình sinh sống – tra cứu trên trang web của Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật HCDC hay Google).
Tại TP. Hồ Chí Minh, nếu gọi không được, bạn nên bình tĩnh và gọi lại sau. Tiếp theo, bạn có thể gọi Tổng đài 1022, bấm phím “3” theo các khung giờ trong tất cả các ngày (8-10h; 14-16h, 19-21h), sẽ có đội ngũ y bác sĩ tư vấn từ xa của Hội Y học TP. Hồ Chí Minh và Sở Y tế hỗ trợ theo dõi bệnh nhân tại nhà.
Thành phố cũng mở rộng rất nhiều kênh để có thể theo dõi F0 tại nhà như Tổ y tế từ xa – Taxi chuyển bệnh – 115 của nhóm sinh viên, giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch...
Bệnh nhân Covid-19 thường trở nặng giai đoạn nào?
Theo ThS. BS Trần Thị Hoa Vi, bệnh sẽ thường trở nặng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 của bệnh, từ chuyên môn hay gọi thời điểm này là thời điểm có thể xảy ra cơn bão cytokine, bệnh nhân trở nặng do chính phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Khi có cơn bão cytokine, dấu hiệu sớm để xác định là bệnh nhân cảm giác hụt hơi thoáng qua. Ví dụ như cảm giác hụt hơi khi leo cầu thang, khi làm việc nhà như quét nhà, đau ngực khi hít sâu… Nếu có máy đo SpO2 lúc này, SpO2 của F0 sẽ tụt khoảng 93% đến 95%, ngồi nghỉ lại hết triệu chứng và SpO2 đo về bình thường (>96%).
Người thân có thể giúp theo dõi giai đoạn phát hiện triệu chứng chuyển nặng này là đếm nhịp thở bệnh nhân. Trong quá trình đếm, người chăm sóc không để bệnh nhân biết là mình đang đếm nhịp thở cho họ. 1 lần lồng ngực phình lên xẹp xuống là 1 nhịp thở, đếm nhịp thở bệnh nhân trong 1 phút. Nếu > 20 lần/ phút, bệnh nhân đã có dấu hiệu thiếu Oxy máu (dù bệnh nhân vẫn thấy mình khỏe).
Khi có các dấu hiệu sớm này, người thân và bệnh nhân F0 cần liên hệ ngay với các đường dây nóng của Trạm y tế địa phương, Tổ phản ứng nhanh của địa phương để được hướng dẫn cho thuốc điều trị tại nhà. Lúc này, F0 sẽ cần dùng đến các thuốc kháng viêm liều cao, kháng đông, hay kháng sinh phối hợp nếu có bội nhiễm vi trùng.
Việc dùng thuốc đúng thời điểm giúp giảm chuyển độ nặng và giảm biến chứng bệnh.
Tìm oxy, tập thở cho F0 trong lúc chờ liên hệ lực lượng y tế
Trong lúc chờ liên hệ được với y tế địa phương, người thân có thể hướng dẫn F0 tập thở. Cách tập như sau: Tập hít sâu một cách nhẹ nhàng từ từ rồi thở ra bằng miệng từ từ.
Khi tập thở, F0 cũng chỉ nghĩ đến hơi hít vào, thở ra, không nghĩ những vấn đề khác để cơ thể thư giãn, tập liên tục 15 phút cho mỗi lần. F0 tập như vậy ở nhiều tư thế: nằm ngửa, nằm nghiêng trái, nằm nghiêng phải, nằm sấp.
Ví dụ tập hít sâu thở chậm ở tư thế nằm ngửa 15 phút, sau đó nếu không mệt thì tập tiếp 15 phút ở tư thế nằm nghiêng trái, nghiêng phải, nằm sấp, nếu thấy mệt thì ngưng tập, khi nào khỏe lại tập tiếp.
Việc tập thở ở nhiều tư thế rất quan trọng vì bệnh Covid-19 gây bất tương xứng thông khí tưới máu giữa các vùng phế nang. Vì vậy khi tập thở ở nhiều tư thế giúp cải thiện vấn đề này và việc thông khí của bệnh nhân tốt hơn, giảm tổn thương các phế nang nhiều hơn. Việc tập thở này nên duy trì liên tục trong thời gian mắc bệnh.
Trường hợp theo dõi F0 tại nhà, thấy bệnh nhân thở nhanh trên 30 lần/phút, SpO2 tụt liên tục dưới 93%, gia đình gọi ngay 115 hay 1055 và các đường dây nóng của y tế địa phương để được chuyển bệnh nhân nhập viện điều trị.
ThS. Bs Hoa Vi nhấn mạnh: “Đường dây nóng của Trạm y tế địa phương, Tổ phản ứng nhanh địa phương, 115, 1055 có thể bận do quá tải, nhưng bạn nên kiên trì gọi nhiều lần. Trong lúc chờ gọi được, người nhà xử trí như hướng dẫn F0 tập thở để cải thiện tình hình”.
| Covid-19 ở Việt Nam sáng 18/8: 620 ca nặng và nguy kịch, F0 cộng đồng tăng đột biến ở TP. Hồ Chí Minh; thông tin toa thuốc điều trị F0 tại nhà Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 293.301 ca mắc Covid-19, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với ... |
| Đi đầu trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19, Tây Ban Nha còn luyến tiếc điều gì? Trở thành quốc gia đi đầu trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 ở châu Âu, Tây Ban Nha vẫn đang tạo điều kiện tốt nhất ... |
| Covid-19 ở Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh có hơn 41.000 F0 điều trị tại nhà; Bệnh viện Phổi Hà Nội đón bệnh nhân trở lại Hiện nay, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà ở TP. Hồ Chí Minh là 41.209 người, trong đó ... |