TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc tăng cường tự chủ kinh tế để đối phó với 'kịch bản tồi tệ nhất' | |
Hỗ trợ đà phục hồi kinh tế hậu Covid-19, Đức 'tung' gói kích thích bổ sung |
Hai quý liên tiếp GDP đi xuống, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái, chủ yếu vì Covid-19. (Nguồn: Arab News) |
Theo các quan chức Chính phủ, gói kích thích này sẽ bao gồm các biện pháp như tăng chi cho y tế, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê mặt bằng, hỗ trợ sinh viên bị mất công việc làm thêm và tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị giảm doanh thu.
Một phần gói kích thích trên sẽ được trích từ khoản ngân sách bổ sung thứ hai trị giá 31,91 nghìn tỷ Yen của Nhật Bản cho tài khóa 2020-2021 (bắt đầu từ tháng 4). Gói ngân sách bổ sung thứ hai dự kiến được Nội các thông qua trong ngày 27/5.
Chính phủ Nhật Bản sẽ phát hành bổ sung 31,9 nghìn tỷ Yen trái phiếu để huy động tài chính cho khoản ngân sách bổ sung nói trên. Trong ngân sách bổ sung thứ hai, chính phủ nước này sẽ dành 10 nghìn tỷ Yen dự trữ có thể sử dụng khi cần chi khẩn cấp.
Gói kích thích mới được soạn thảo sau khi Nhật Bản đã tung ra gói kích thích cũng có trị giá 1.100 tỷ USD vào tháng trước, đưa tổng số tiền mà nước này đã chi nhằm ứng phó với tác động của đại dịch lên 234 nghìn tỷ Yen, tương đương gần 40% GDP.
Phát biểu tại một cuộc họp của các quan chức chính phủ và các nghị sỹ đảng cầm quyền sáng 27/5, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh, Nhật Bản cần bảo vệ doanh nghiệp và việc làm bằng mọi cách đồng thời cũng phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm mới của dịch bệnh.
Chính quyền Tổng thống Abe muốn Quốc hội phê chuẩn khoản ngân sách bổ sung thứ hai vào ngày 12/6 tới, trước khi kỳ họp hiện nay kết thúc vào ngày 17/6.
Kinh tế Nhật Bản lần đầu tiên trong bốn năm rưỡi qua đã rơi vào suy thoái trong quý I/2020. Theo Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Nishimura Yautoshi, kinh tế nước này sẽ cần sự phục hồi của nhu cầu trong nước để có thể vượt qua những khó khăn nghiêm trọng.
Dịch Covid-19: Điều tồi tệ nhất với nền kinh tế vẫn đang ở phía trước, giải pháp nào cho Nhật Bản? TGVN. Theo giới phân tích, điều tồi tệ nhất đối với Nhật Bản có thể vẫn đang ở phía trước bởi những hậu quả mà dịch ... |
Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á TGVN. Nhật Bản sẽ khởi động một chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ở ... |
Hậu dịch Covid-19: Cần ít nhất 2 năm để nền kinh tế phục hồi TGVN. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Tp. Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh trăn trở về những ... |