Dịch Covid-19 ở Pháp: Đỉnh dịch có thể diễn ra trong 5 đến 8 ngày tới

TGVN. Theo Hội đồng khoa học tư vấn cho Tổng thống và Chính phủ Pháp, đỉnh dịch Coviod-19 tại Pháp có thể diễn ra trong 5 đến 8 ngày tới. Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh tại quốc gia này là do tiếp xúc và di chuyển của con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dich covid 19 o phap dinh dich co the dien ra trong 5 den 8 ngay toi Chuyến bay 'bất đắc dĩ' lập kỷ lục dài nhất thế giới do ảnh hưởng dịch Covid-19
dich covid 19 o phap dinh dich co the dien ra trong 5 den 8 ngay toi Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp thông tin về tình hình dịch Covid-19
dich covid 19 o phap dinh dich co the dien ra trong 5 den 8 ngay toi
Pháp chính thức cho phép thử nghiệm 4 liệu pháp điều trị Covid-19. (Nguồn: French Entre)

Tính đến 18h ngày 22/3, Pháp ghi nhận 16.018 ca xét nghiệm dương tính Covid-19, trong đó có 674 ca tử vong và 2.200 ca hồi phục.

Hội đồng khoa học tư vấn cho Tổng thống và Chính phủ Pháp cho biết, thời hạn phong toả 15 ngày đã được ban bố từ ngày 17/3 chỉ là khoảng thời gian tối thiểu để ngăn chặn dịch bệnh. Trước diễn tiến nhanh chóng của dịch Covid-19, sẽ không thể tránh khỏi việc phải kéo dài thời gian này lên 4 hoặc thậm chí là 6 tuần.

Ngày 23/3, Hội đồng sẽ họp với chính phủ để đề xuất kéo dài lệnh phong toả. Theo Hội đồng này, đỉnh dịch tại Pháp có thể diễn ra trong 5 đến 8 ngày tới. Bộ Y tế Pháp cũng khẳng định, việc lan truyền lây nhiễm là do tiếp xúc và di chuyển của con người.

Tại tỉnh Vendée, số lượng người lây nhiễm tăng vọt do người dân từ các đô thị đổ dồn về tránh dịch. Đây cũng là một mối lo ngại rất lớn khi nhiều gia đình từ Paris, một trong những tâm dịch đã di chuyển về các tỉnh. Nouvelle-Calédonie, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương cũng chính thức tuyên bố lệnh phong toả bắt đầu từ 0h ngày 23/3.

Nghị viện Pháp tối ngày 22/3 đã thông qua dự luật thiết lập tình trạng khẩn cấp dịch tễ, cho phép Chính phủ áp đặt các biện pháp hạn chế các quyền tự do công cộng không thông qua quốc hội.

Về các biện pháp kiểm soát và chế tài, chính quyền Pháp cho biết, kể từ ngày 17/3 đã tiến hành khoảng 1.738.907 lượt kiểm tra và hơn 91.824 lần phạt. Đáng lưu ý, tại Paris đã có một trường hợp bị truy tố. Chính quyền nước này cũng nâng mức phạt lên 1500 Euro đối với hành vi tái phạm trong vòng 15 ngày, 6 tháng - 1 năm tù và 15000 Euro tiền phạt với 4 lần vi phạm. Ít nhất có 6 thành phố ven Địa Trung Hải và giáp biên giới với Tây Ban Nha đã áp đặt lệnh giới nghiêm về đêm. Tại Paris, tập đoàn RATP thông báo, sẽ thiết lập 20 tuyến miễn phí nhằm phục vụ việc di chuyển của nhân lực y tế.

Trước sức ép của các bệnh viên, nhân viên y tế, nhân viên nhà dưỡng lão do tình trạng thiếu khẩu trang và trang bị phòng lây nhiễm, Bộ Y tế Pháp tuyên bố đã chuyển các kho cung ứng khẩu trang tới gần các bệnh viện và sẵn sàng bổ sung cho các lực lượng có nguy cơ trong tiếp xúc với bệnh nhân, nhất là các nhân viên y tế làm việc trong các bệnh viện.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran cho biết, đã xuất hiện nhiều vụ trộm khẩu trang tại các kho dẫn đến thiếu hụt. Do đó, Bộ Y tế nước này khẩn cấp yêu cầu các nhà máy sản xuất tăng năng lực đảm bảo nhu cầu đồng thời đã đặt hàng 250 triệu khẩu trang ở nước ngoài để đưa tới các bệnh viện trong tuần tới.

Tại Pháp đã bắt đầu đưa vào thử nghiệm khoảng 40 mẫu khẩu trang mới đảm bảo có thể sản xuất tại chỗ, không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Về năng lực xét nghiệm, Bộ trưởng Olivier Véran thông tin, đã nâng năng lực từ 5.000 lên 8.000 ca/ngày.

Bắt đầu từ ngày 22/3, Pháp chính thức cho phép thử nghiệm 4 liệu pháp điều trị Covid-19 trong khuôn khổ chương trình Discovery do Viện INSERM Lyon dẫn đầu với sự tham gia của các bệnh viện Bichat và AP-HP tại Paris, Lille, Nantes, Strasbourg, các đối tác tại Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đức và Tây Ban Nha. Tổng cộng có 4.000 bệnh nhân sẽ được tham gia thử nghiệm. Mục tiêu của chương trình là thử nghiệp khả năng chữa trị Covid-19 của 4 loại thuốc bao gồm: remdesivir, kết hợp lopinavir và ritonavir, kết hợp lopinavir với ritonavir và interféron, hyroxychloroquine.

Từ ngày 21/3, quân đội Pháp chính thức được huy động tham gia chống dịch. Trước đó, chỉ lực lượng hiến binh tham gia giám sát lệnh phong toả. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho rằng, quân đội sẽ hỗ trợ về hậu cần và tham gia điều trị thông qua việc thiết lập khẩn cấp một bệnh viện quân y tại vùng Grand hiện đang là vùng lãnh thổ có lượng người nhiễm bệnh lớn thứ hai sau Ile-de-France (Paris). Bệnh viện dã chiến sẽ được thiết lập bằng không vận các thiết bị tới một căn cứ quân sự cũ và sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhận không chỉ từ vùng Grand Est của Pháp mà còn từ các nước láng giềng.

Hiện nhiều bệnh viện của Đức và Thuỵ Sĩ cũng đang tiếp nhận các bệnh nhân từ Pháp do tình trạng quá tải tại khu vực này. Quân đội cũng điều tàu sân bay trực thăng tiếp nhận các bệnh nhân từ Đảo Corse về Marseille điều trị. Tuy nhiên, Bộ trưởng Florence Parly nhấn mạnh, năng lực điều trị của quân đội chỉ chiếm 1% năng lực của hệ thống bệnh viện công và hiện trong quân đội cũng có hàng chục ca lây nhiễm đang được điều trị.

dich covid 19 o phap dinh dich co the dien ra trong 5 den 8 ngay toi

Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp mở hệ thống đăng ký bảo hộ công dân trực tuyến

TGVN. Trước diễn biến nghiêm trọng của dịch Covid-19, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp mở hệ thống đăng ký bảo hộ công dân ...

dich covid 19 o phap dinh dich co the dien ra trong 5 den 8 ngay toi

Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp theo dõi sát tình hình công dân Việt Nam

TGVN. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cảnh báo công dân Việt Nam chú ý theo dõi diễn biến dịch Covid-19, thực hiện các biện ...

dich covid 19 o phap dinh dich co the dien ra trong 5 den 8 ngay toi

Dịch Covid-19 tại Pháp: Tổng thống lên sóng truyền hình trước thềm bầu cử địa phương

TGVN. Tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, tính đến ngày 12/3, Pháp ghi nhận 2.876 ca nhiễm Covid-19 trong đó có 61 ...

QT. (theo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp cuộc trao đổi với hai nhà ngoại giao trong chương trình: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động