Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ 8: Quan ngại về các hoạt động gây phức tạp tình hình Biển Đông

Thế Việt
TGVN. Ngày 15/12, Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ 8 (EAMF-8) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ 8: Quan ngại về các hoạt động gây phức tạp tình hình Biển Đông
Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ 8 có sự tham dự của đại diện các nước ASEAN và 8 nước đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.

Diễn đàn có sự tham dự của đại diện các nước ASEAN và 8 nước đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.

Bên cạnh đó, đại diện Đại sứ quán các nước tại Hà Nội, nhiều học giả và chuyên gia về biển có uy tín trong nước và quốc tế, cùng đại diện các Bộ ngành liên quan của Việt Nam cũng đã tham dự Diễn đàn này.

Khẳng định vai trò của hợp tác biển trong quan hệ quốc tế

Tại Diễn đàn, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian biển đối với an ninh, ổn định, phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia, theo đó chia sẻ sự cần thiết phải tăng cường hợp tác về biển.

Nhiều lĩnh vực ưu tiên đã được đề cập, trong đó bao gồm bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, ngăn ngừa sự cố, xây dựng lòng tin và môi trường thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp biển, thúc đẩy phát triển kinh tế biển cũng như bảo vệ môi trường, xử lý rác thải nhựa và chống đánh bắt cá trái phép…

Các đại biểu khẳng định, hợp tác biển cũng là một nội dung quan trọng hỗ trợ cho quá trình ứng phó và thúc đẩy phục hồi hậu dịch bệnh Covid-19, theo đó cần tiếp tục ưu tiên kết nối biển để góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng.

Trước tình hình nhiều quốc gia đang xây dựng và triển khai chiến lược, sáng kiến riêng về hợp tác biển, các đại biểu cho rằng, cần thúc đẩy sự gắn kết giữa các chiến lược sáng kiến này, cũng như bảo đảm hài hoà, bổ trợ cho các chiến lược, kế hoạch của khu vực.

Theo đó, nhiều đối tác khẳng định ủng hộ các mục tiêu, định hướng hợp tác nêu trong Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), trong đó xác định hợp tác và an ninh biển là một lĩnh vực trọng tâm, mong muốn gắn kết chiến lược của mình với AOIP.

Nhân dịp này, hội nghị đã nghe các bài trình bày của đại biểu Ấn Độ về Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPOI) do Thủ tướng Modi đưa ra tại Cấp cao Đông Á lần thứ 15 (tháng 11/2020) và của đại biểu Trung Quốc về đề xuất thiết lập Đối tác kinh tế biển xanh ASEAN-Trung Quốc.

Ghi nhận kết quả hợp tác biển thời gian qua trong các khuôn khổ của ASEAN và khu vực, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian trao đổi về những thách thức đang nổi lên trên biển, trong đó có nạn đánh bắt cá trái phép, đánh bắt cá quá mức, ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, rác thải nhựa, tội phạm trên biển, lao động cưỡng bức, buôn bán người, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực …

Quan ngại về diễn biến phức tạp trên Biển Đông

Các đại biểu tham dự Diễn đàn cũng dành sự quan tâm đến các tranh chấp trên biển đang tiếp tục diễn biến phức tạp, căng thẳng và nguy cơ xảy ra sự cố, va chạm ngày càng gia tăng, cùng với các yêu sách, hành động trái với luật pháp quốc tế, gây phương hại tới hoà bình, an ninh và trật tự pháp luật trên biển.

Theo đó, các đại biểu khẳng định vai trò của luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển, nhấn mạnh các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng và có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế.

Các đại biểu cũng đã nghe trình bày của một số học giả về những vấn đề liên quan tới luật pháp quốc tế, bao gồm quy định trong Công ước Luật biển về các hoạt động quân sự và việc giải quyết tranh chấp có liên quan, về tính ổn định và thay đổi trong Luật biển và về khả năng xây dựng bộ quy tắc nhằm ngăn ngừa sự cố trên biển.

Nhiều đại biểu tiếp tục thể hiện quan ngại về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, trong đó có các hoạt động quân sự hoá, làm phức tạp tranh chấp và gia tăng căng thẳng, vi phạm luật pháp quốc tế…;

Nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, xây dựng lòng tin, thượng tôn pháp luật, các đại biểu kêu gọi không quân sự hoá, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp và đặc biệt cần tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển với vai trò khung khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương.

Hội nghị chia sẻ tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển.

Trong bối cảnh đàm phán xây dựng COC trong năm 2020 bị trì hoãn do tác động của đại dịch Covid-19, các đại biểu ASEAN và Trung Quốc khẳng định sẽ nỗ lực hết sức để nối lại đàm phán trong năm 2021.

Đánh giá cao tầm quan trọng của EAMF

Các đại biểu đánh giá cao vai trò của Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng trong việc thúc đẩy đối thoại giữa các nước ASEAN và đối tác trong những vấn đề trên biển cùng quan tâm. Với thành phần và thể thức linh hoạt, EAMF đã tạo cơ hội để các nước cùng nhau trao đổi về những vấn đề, thách thức mới nảy sinh và tìm kiếm ý tưởng, sáng kiến hợp tác.

Trên cương vị chủ trì Diễn đàn, ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Việt Nam, đã điểm lại những thành quả đã đạt của Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF) kể từ khi thành lập vào năm 2012, khẳng định EAMF đã tạo cơ hội để các nước ASEAN và đối tác thảo luận nhiều chủ đề, ưu tiên chung…

Với tầm quan trọng ngày càng tăng của hợp tác biển, Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh EAMF tiếp tục đóng vai trò phù hợp, là nơi thúc đẩy đối thoại, hợp tác xây dựng lòng tin giữa các nước trong những vần đề trên biển cùng quan tâm; khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục nỗ lực để củng cố, phát huy hơn nữa vai trò của EAMF.

Nhân dịp này, Trưởng đoàn Việt Nam đã chia sẻ về quan điểm đồng thuận của ASEAN trong năm 2020 về vấn đề Biển Đông.

Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 8 là hoạt động cuối cùng trong chuỗi hoạt động về hợp tác biển mà Việt Nam chủ trì trong năm 2020.

Trước đó, trong ngày 14/12 và sáng ngày 15/12 đã diễn ra Hội thảo ASEAN về “Cách tiếp cận gắn kết, thích ứng của ASEAN về Hợp tác biển” và Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 10. Theo kế hoạch, Brunei, nước Chủ tịch ASEAN 2021, sẽ chủ trì Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 11 và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 9 trong năm 2021.

Hội đồng Bảo an tháng 11: Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò 'kép'

Hội đồng Bảo an tháng 11: Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò 'kép'

TGVN. Trong tháng 11, dưới sự chủ trì của Saint Vincent và Grenadines (Chủ tịch tháng 11/2020), Hội đồng Bảo an (HĐBA) đã tiến hành ...

Gắn kết và chủ động thích ứng – bài học đồng hành với ASEAN trong những năm tiếp theo

Gắn kết và chủ động thích ứng – bài học đồng hành với ASEAN trong những năm tiếp theo

TGVN. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, tinh thần ‘gắn kết và chủ động thích ứng’ là bài học của quá khứ hơn ...

Tọa đàm Tổng kết Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và Kế hoạch Truyền thông ASEAN 2021-2025

Tọa đàm Tổng kết Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và Kế hoạch Truyền thông ASEAN 2021-2025

TGVN. Ngày 18/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Tọa đàm Tổng kết năm Chủ tịch ASEAN và Kế hoạch tuyên truyền ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá điểm nhấn quan trọng trong cuộc đời bạn trong năm nay. Hãy rút ngay một lá bài tarot để cùng ...
Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 25/11: XSMN 25/11/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 25/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 25/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 25/11, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động