Nhỏ Bình thường Lớn

Lý do khiến nợ liên bang Mỹ năm 2031 sẽ ở mức cao nhất mọi thời đại

TGVN. Ngay cả khi không có thêm chi tiêu hoặc cắt giảm thuế, nợ liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng lên 107% GDP vào năm 2031, mức cao nhất mọi thời đại trong lịch sử nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mỹ: Nợ liên bang năm 2031 sẽ ở mức cao nhất mọi thời đại
Ngay cả khi không có thêm chi tiêu hoặc cắt giảm thuế, nợ liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng lên 107% GDP vào năm 2031, cao nhất mọi thời đại. (Ảnh: Finnews)

Ngày 11/2, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) Mỹ cho biết tổng số nợ của chính phủ liên bang dự kiến sẽ vượt quá quy mô của nền kinh tế Mỹ trong năm nay, chưa tính gói kích thích trị giá 1.900 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất. Tuy nhiên, thâm hụt liên bang hằng năm sẽ giảm so với năm trước.

Theo đó, trong năm 2021, nợ liên bang của Mỹ sẽ lên tới khoảng 102% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng nhẹ so với năm trước. Ngay cả khi không có thêm chi tiêu hoặc cắt giảm thuế, con số này dự kiến sẽ tăng lên 107% GDP vào năm 2031, mức cao nhất mọi thời đại trong lịch sử nước Mỹ.

CBO cho rằng quy mô tiêm chủng mở rộng sẽ giảm đáng kể số ca nhiễm SARS-CoV-2 và yếu tố này thúc đẩy kinh tế nhanh chóng tăng trưởng trở lại mức trước đại dịch vào giữa năm 2021. CBO dự báo GDP sau khi giảm 3,5% trong năm 2020, sẽ tăng gần 5% vào năm 2021 trước khi chững lại với tốc độ tăng trưởng hằng năm trên 2%.

Cũng theo CBO ước tính, tỷ lệ thất nghiệp liên bang sẽ trở lại về mức trước khi xảy ra đại dịch vào năm 2024. Các dự báo của CBO cho thấy mức nợ sẽ vẫn cao trong lịch sử ngay cả khi nền kinh tế phục hồi thành công. Thâm hụt liên bang trung bình hằng năm sẽ vào khoảng 1.200 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2031.

Tuy nhiên, theo một số nhà kinh tế, chi tiêu thâm hụt nhiều hơn có thể là yếu tố trợ giúp mà nền kinh tế Mỹ cần tới.

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kiêm giáo sư Đại học Colombia Joseph Stiglitz cho biết vẫn còn khoảng cách đáng kể giữa sản lượng kinh tế thực tế của quốc gia và sản lượng kinh tế tiềm năng.

Ông Stiglitz cho rằng, các nhà lập pháp nên tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách đó để giảm tỷ lệ thất nghiệp và mở rộng nền kinh tế. Theo ông, chi tiêu thâm hụt sẽ mở rộng sản lượng và việc làm mà có thể tạo ra nhiều thu nhập từ thuế hơn và vì vậy đây không phải vấn đề quá lo lắng.

CBO đưa ra dự báo trên một ngày sau khi Chủ tịch Cục Dự dữ liên bang (Fed) Jerome H. Powell cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tiếp tục cao. Tăng trưởng việc làm ở Mỹ đã bị đình trệ ngay cả khi khoảng một nửa trong số 22 triệu việc làm bị mất trong cuộc khủng hoảng đã được phục hồi.

Dự báo trên của CBO có khả năng sẽ tác động tới các cuộc thảo luận về gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD do chính quyền của ông Biden đề xuất. Hiện hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận do đảng Cộng hòa không đồng ý với khoản tiền lớn của gói kích thích khi cho rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với gánh nặng nợ không bền vững sau khi chi hơn 4.000 tỷ USD để ứng phó với đại dịch.

TIN LIÊN QUAN
Mùa xuân mới từ Madrid, Tây Ban Nha
Cán bộ ngoại giao trẻ giữa ‘tâm bão’ Covid-19
Cập nhật Covid-19 ngày 12/2: Mỹ nói đủ vaccine tiêm cho toàn dân vào tháng 7; Phát hiện virus corona giống SARS-CoV-2 trên dơi ở Thái Lan
Bảo hộ công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Tết của y, bác sĩ tại tâm dịch Covid-19 Chí Linh: Chúng tôi vẫn đang trực chiến!
Xuất khẩu thủy sản bật tăng trở lại trước thềm năm mới Tân Sửu 2021
Covid-19 ở TP. HCM: ‘Hỏa tốc’ mở rộng xét nghiệm truy tìm ổ dịch ngoài cộng đồng
Tiết lộ nội dung cuộc điện đàm dài hiếm thấy giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tin cũ hơn

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng' Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn