Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu bế mạc Diễn đàn cao cấp OECD-Đông Nam Á 2022. (Ảnh: Quang Hoà) |
Tới dự lễ bế mạc còn có Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Tim Ayre, cùng các vị Bộ trưởng, Trưởng đoàn, Đại sứ các nước thành viên Chương trình Đông Nam Á của OECD.
Phát biểu bế mạc, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho cho biết, sau 2 phiên thảo luận sôi nổi và thực chất, Diễn đàn cao cấp OECD-Đông Nam Á 2022 đã thành công tốt đẹp và thực sự là điểm hẹn của các ý tưởng về tầm nhìn hợp tác mới, với các đánh giá đa chiều, các khuyến nghị có tính thực tiễn cao trong định hình và kết nối chuỗi cung ứng giữa khu vực OECD và Đông Nam Á.
Thứ trưởng cũng cho rằng, chủ đề xây dựng chuỗi cung ứng tự cường và bền vững vừa có tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với hai khu vực mà với cả nền kinh tế toàn cầu.
Với tầm quan trọng đó, Thứ trưởng tin tưởng rằng những trao đổi tại Diễn đàn cao cấp OECD-Đông Nam Á 2022 rất có ý nghĩa, sẽ đóng góp thiết thực vào quá trình định hình các khuôn khổ hợp tác mới và xây dựng chính sách của các nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển theo hướng tự cường hơn, xanh hơn và bền vững hơn.
Toàn cảnh các đại biểu dự lễ bế mạc Diễn đàn cao cấp OECD-Đông Nam Á 2022. (Ảnh: Quang Hoà) |
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh thêm 3 điểm chung nổi lên từ các phát biểu của Diễn đàn. Thứ nhất, bối cảnh kinh tế thế giới gia tăng rủi ro, phân tách, cạnh tranh đã và đang tác động sâu rộng đến sự vận hành của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Áp lực gián đoạn chuỗi cung đã làm bộc lộ những “điểm yếu” của sản xuất khu vực. Điều này đặt ra yêu cầu cấp mạng lưới thiết là các quốc gia phải xây dựng được năng lực chống chịu, khả năng thích ứng nhanh và động lực phục hồi bền vững.
Thứ hai, tiêu chí quan trọng để xây dựng, vận hành và kết nối các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu trong giai đoạn tới là bảo đảm tính ổn định và tính bền vững. Nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh việc củng cố mang lưới chuỗi cung ứng phải dựa trên nền tảng của khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, các nỗ lực xanh hoá và số hoá nền kinh tế với vai trò của doanh nghiệp vừa nhỏ.
Thứ ba, vai trò của hệ thống thương mại đa phương, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các khuôn khổ hợp tác mới về kinh tế số, chuyển đổi xanh, tài chính bao trùm tiếp tục được đề cao. Đây sẽ vẫn là phương thức, công cụ quan trọng để các quốc gia xây dựng các chuỗi cung ứng tự cường và bền vững trong tương lai.
Thứ trưởng cũng bày tỏ hy vọng Diễn đàn năm nay đã đóng vai trò cầu nối hiệu quả, không chỉ trong trao đổi chính sách, kinh nghiệm phát triển, mà còn thực sự kết nối các dự án hợp tác cụ thể, thực chất giữa các nước OECD và Đông Nam Á.
Thứ trưởng khẳng định, trên cương vị Đồng Chủ tịch, Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng OECD và Australia xây dựng định hướng tiên, lộ trình hợp tác của Chương trình SEARP phù hợp với ưu tiên và quan tâm của khu vực.
| Phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Diễn đàn Cao cấp OECD – Đông Nam Á Báo TG&VN trân trọng giới thiệu Phát biểu chỉ đạo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Diễn đàn Bộ trưởng ... |
| Phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á 2022 Báo TG&VN trân trọng giới thiệu Phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Diễn đàn Bộ trưởng OECD – ... |
| Hôm nay (17/10), chính thức khai mạc Diễn đàn cao cấp OECD-Đông Nam Á Hôm nay (17/10), Diễn đàn Cao cấp OECD-Đông Nam Á chính thức khai mạc tại Hà Nội. Việt Nam chủ trì Diễn đàn, với tư ... |
| Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2022: Tăng tính tự chủ, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu Chiều 18/9, Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam năm 2022 tiến hành họp Phiên toàn thể với chủ đề “Củng cố nền kinh tế ... |
| Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022: Hoàn thiện chính sách đất đai trong ngữ cảnh mới và quan tâm chuyển dịch cơ cấu lao động Cải cách thể chế-hoàn thiện chính sách về đất đai, thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao ... |