TIN LIÊN QUAN | |
Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp Việt kiều | |
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Kiều châu Âu lần thứ III: Tìm đường hội nhập |
Đại biểu tham dự Diễn đàn chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: Quehuongonline) |
Diễn đàn lần này có sự tham gia của gần 300 đại biểu đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, 40 doanh nghiệp Ba Lan và 10 chính khách Ba Lan được mời tham dự Diễn đàn, trong đó có thượng nghị sĩ Grzego Napieralski – Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Ba Lan- Việt Nam, ông Janusz Piechocinski - nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Ba Lan.
Về phía các cơ quan trong nước, Diễn đàn có sự tham dự của ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Phạm Đình Nghị – Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Hoành Năm – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN, ông Hồ Anh Tuấn – nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”, cùng 10 đoàn doanh nghiệp trong nước... Diễn đàn vinh dự đón nhận Thư chúc mừng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Hoành Năm hoan nghênh và đánh giá cao việc Liên hiệp các Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Châu Âu tiếp tục tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ XI nhằm tạo cơ hội để các đại biểu trao đổi, đưa ra những kiến nghị, giải pháp, ý tưởng mới góp phần thúc đẩy hợp tác giao thương Việt Nam với các nước.
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu vừa ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) trong khi thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ, việc Diễn đàn tập trung trao đổi về các nội dung này là điều đáng hoan nghênh. Đây là những là vấn đề quan trọng và hết sức thiết thực mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước đang hết sức quan tâm.
Đồng thời, ông Nguyễn Hoành Năm tin tưởng rằng Diễn đàn cũng sẽ giúp đẩy mạnh hơn nữa kết nối, hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp kiều bào tại châu Âu cũng như giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước, giữa Việt Nam và các nước châu Âu.
Qua 2 phiên làm việc với 20 tham luận và trên 10 ý kiến phát biểu của các đại biểu, Diễn đàn xoay quanh các nội dung thiết thực đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thúc đẩy thương mại điện tử
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế toàn cầu. Thương mại được mở rộng trên phạm vi toàn cầu với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ cao từ số hóa và công nghệ thông tin (IT). Các chuỗi cung ứng truyền thống mau chóng trở thành chuỗi cung ứng thông minh. Đây là vấn đề được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
TMĐT có những ưu thế vượt trội trong việc tiêu thụ hàng hóa, như: tăng doanh thu, giảm thiểu nhân công và giấy tờ mua bán, tiết kiệm thời gian, lợi thế về so sánh giá giữa các doanh nghiệp có cùng một sản phẩm hàng hóa. Tuy vậy, theo các diễn giả đến từ Ba Lan, Đức, Italy, Hungary..., do thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, cục bộ, chủ yếu bán hàng ở chợ nên nhiều doanh nghiệp Việt kiều vẫn giữ kiểu kinh doanh truyền thống, bán hàng và giao nhận tiền trực tiếp (nhằm tránh được những rủi ro của thanh toán trên mạng, không tốn thời gian lưu kho, có thể trả giá trực tiếp). Hiện chỉ có 1/5 doanh nghiệp Việt kiều sử dụng TMĐT.
Các tham luận cũng đề cập đến những biến đổi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kiều bào trong tổng quan về sự phát triển của thương mại điện tử tại châu Âu: tình hình an ninh, an toàn trong các giao dịch trên mạng; các kinh nghiệm trong việc lập kênh tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Việt kiều (tập đoàn AZA của ông Lâm Văn Tuyển); nghiên cứu tâm lý tiêu thụ hàng hóa của thế hệ Gen Z 10-24 tuổi của diễn giả Lưu Công Minh – Ukraine; vai trò của Blockchain trong việc tiêu thụ hàng hóa (diễn giả Tony Minh) như giao dịch bằng bitcoin không mất phí giao dịch hoặc rất ít (dưới 1%) - ít hơn nhiều so với giao dịch ngân hàng, tính bảo mật cao, minh bạch và không thể làm giả.
Đáng chú ý, các bài tham luận của các diễn giả đến từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) được các doanh nghiệp kiều bào hưởng ứng do giải đáp đầy đủ và dễ hiểu các thắc mắc về vấn đề TMĐT trong nước; đồng thời đưa ra được những giải pháp cũng như truyền đạt kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước trong việc áp dụng TMĐT trong kinh doanh.
Diễn giả của Công ty ACCess Trade nêu xu hướng digital marketing và nhấn mạnh 5 ý chính về TMĐT thành công, đó là: Multi channel (bán hàng đa kênh); D2C (Direct To Customer - bán trực tiếp đến khách hàng); AI, Chatbot, Automation (giảm thiểu nhân công); App (sử dụng các ứng dụng) và Social Commerce (toàn dân bán hàng – thuê những người có tầm ảnh hưởng quảng cáo hàng hóa).
Diễn đàn thu hút gần 300 đại biểu. (Nguồn: Quehuongonline) |
EVFTA và những cơ hội
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết là cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng là sự thách thức để các doanh nghiệp Việt kiều tại châu Âu phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Các tham luận ngoài việc chỉ ra nhiều cơ hội, cũng mong muốn có sự gắn kết giữa doanh nghiệp các nước tại châu Âu với các doanh nghiệp Việt Nam. Các đại biểu cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ tích cực từ phía thương vụ của các Đại sứ quán và Bộ Công Thương.
Ông Janusz Piechocinski - Chủ tịch Phòng Thương mại Ba Lan – châu Á và các chính khách Ba Lan cho rằng EVFTA được ký kết sẽ là cơ hội quý báu để các doanh nghiệp Việt kiều tại Ba Lan nói riêng và toàn châu Âu nói chung nắm bắt thời cơ tái cơ cấu tổ chức, phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất và tiếp cận các thị trường mới.
Theo các diễn giả trong nước, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ, các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên, thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều khó khăn, chiến tranh thương mại Trung – Mỹ ngày càng gia tăng, EVFTA sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hoá và dịch vụ của EU, các rào cản thương mại, yêu cầu khắt khe về chất lượng của thị trường này.
Các đại biểu nhận thức sâu sắc rằng, bên cạnh những thế mạnh hàng Việt Nam thâm nhập vào châu Âu và khu vực đã đạt được, cũng đang còn nhiều thách thức như: kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm; các yêu cầu về quy tắc xuất xứ; sức ép về cạnh tranh từ hàng hóa như chất lượng, giá trị, thương hiệu đang là những vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm sâu sắc khi vào thị trường châu Âu.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã giới thiệu về tiềm năng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang EU và mong rằng mỗi doanh nghiệp kiều bào sẽ là một kênh tiêu thụ, là cầu nối thúc đẩy mạnh mẽ việc đưa hàng Việt Nam vào thị trường châu Âu. Chủ tịch Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam Hồ Anh Tuấn đã phát động Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tới các doanh nghiệp kiều bào.
Tại Diễn đàn, Ban tổ chức đã thông báo kết quả bầu cử hiệp thương Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp Việt kiều tại châu Âu khóa tới gồm 19 ủy viên và ông Hoàng Mạnh Huê tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội. Sau khi hội ý, Ban chấp hành cũng thống nhất sẽ tổ chức Diễn đàn lần thứ XII tại thành phố Saint-Peterburg, Nga.
Liên hiệp Doanh nghiệp Việt kiều châu Âu: Cơ hội và thách thức TGVN. Hội nghị Doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ XI dự kiến được tổ chức từ ngày 13 - 14/9 tại Warsaw (Ba Lan). Hội ... |
Khai trương lớp học tiếng Việt cho con em kiều bào tại Ekaterinburg Mới đây, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam phối hợp cùng Hội Người Việt Nam tỉnh Svetlop tổ chức khai giảng Lớp học tiếng Việt ... |
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 10 tại Hungary Từ ngày 16-18/9, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 10 diễn ra tại thủ đô Budapest của Hungary. Diễn đàn quy ... |