Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đề cao thực thi 'Hiến pháp' của đại dương

Thu Trang
Thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm (UNCLOS) 1982 và các văn kiện pháp lý quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển là chủ đề tại Hội thảo Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội thảo ARF lần ba về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Hội thảo ARF lần thứ 3 về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 tổ chức từ ngày 1-2/6 chủ yếu theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thách thức mới, bối cảnh mới

Các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức hàng hải to lớn, gồm các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, như đại dịch Covid-19. Đồng thời, cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc càng làm trầm trọng thêm những thách thức này.

Trong bối cảnh đó, những diễn biến gần đây đang góp phần gia tăng nguy cơ về an toàn, an ninh, tự do hàng hải và hàng không cũng như việc quản lý bền vững, bảo tồn tài nguyên biển.

Tại Hội thảo ARF lần thứ 3, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh nếu không được giải quyết thoả đáng, những thách thức trên có thể đe doạ trật tự trên biển dựa trên luật lệ và tác động đến hòa bình và an ninh trong khu vực.

Đồng chủ tọa Hội thảo, Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Paul cũng chia sẻ về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và Hoa Đông, đồng thời phản đối tất cả các hành động đơn phương có thể làm leo thang căng thẳng và ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực.

Về phần mình, Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie đánh giá đại dịch Covid-19 vẫn là thách thức chung với thế giới. Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực duy trì đối thoại về các vấn đề hàng hải thiết yếu, bất chấp những thách thức của đại dịch.

Hội thảo do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao các nước Ấn Độ, Australia, Canada và Liên minh châu Âu (EU) tổ chức từ ngày 1-2/6 chủ yếu theo hình thức trực tuyến.

Hội thảo nằm trong các hoạt động triển khai Kế hoạch hành động Hà Nội II giai đoạn 2020-2025 và Tuyên bố ARF về tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển, được thông qua năm 2016 theo sáng kiến của Việt Nam.

Tham dự Hội thảo có khoảng 200 đại biểu từ 27 nước ARF, các tổ chức khu vực và quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan đến việc thực thi UNCLOS.

Vai trò quan trọng và trung tâm của UNCLOS

Được ví như “Hiến pháp” của đại dương, UNCLOS là khuôn khổ pháp lý cho việc giải quyết các thách thức trên biển trong khu vực, bao gồm các thách thức xuất hiện sau khi Công ước được thông qua.

Tại các Nghị quyết về các đại dương và Luật Biển, Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định UNCLOS đặt ra khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương cũng như cơ sở cho các hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực biển.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc duy trì và tuân thủ UNCLOS, tôn trọng đầy đủ các quyền và lợi ích của các quốc gia khác được quy định trong UNCLOS.

Hội thảo ARF lần ba về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại Hội thảo ARF lần thứ 3 về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, Việt Nam tin tưởng mạnh mẽ rằng hợp tác thiện chí trên cơ sở UNCLOS sẽ góp phần tăng cường tin cậy giữa các bên, thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng kết luận: “Tất cả các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS”.

Đồng tình với phát biểu của phía Việt Nam, Đại sứ Australia cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng và trung tâm của UNCLOS. Theo Đại sứ Robyn Mudie, UNCLOS đặt ra khuôn khổ pháp lý mà mọi hoạt động trên biển phải tuân thủ.

Trong bối cảnh mới, Đại sứ Australia tin rằng vai trò của UNCLOS càng trở nên quan trọng: “UNCLOS càng phù hợp hơn bao giờ hết để đối mặt với các vấn đề trên biển đầy thách thức, bao gồm cả an ninh hàng hải”.

Đại sứ Canada khẳng định lại cam kết hợp tác với ASEAN nhằm tăng cường an ninh hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế. Theo Đại sứ Deborah Paul, luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, là những nguyên tắc cần thiết cho một khu vực hàng hải an toàn, ổn định và thịnh vượng.

Bà Deborah Paul nhấn mạnh: “Chúng tôi ủng hộ nỗ lực của các quốc gia nhằm quản lý và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

4 phiên thảo luận thiết thực

Được thành lập năm 1994 với khẩu hiệu “Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương”, ARF là một trong những diễn đàn chủ chốt về đối thoại và hợp tác an ninh ở khu vực, tích cực đóng góp vào tăng cường đối thoại, hợp tác xây dựng lòng tin và thực thi ngoại giao phòng ngừa ở khu vực.

Tiếp nối thành công của hai kỳ Hội thảo trước được tổ chức tại Nha Trang và Hà Nội trong năm 2019, Hội thảo lần này tạo diễn đàn để các chuyên gia, học giả và quan chức các nước thành viên ARF trao đổi, thảo luận cụ thể hơn về phương hướng hợp tác nhằm giải quyết các thách thức trong quản lý biển tại khu vực, trên cơ sở vận dụng và thực thi UNCLOS 1982 và các văn kiện quốc tế liên quan.

Hội thảo lần này gồm 4 phiên thảo luận chính, bao gồm: các thách thức đang nổi lên trên biển; quyền và nghĩa vụ hợp tác theo UNCLOS và các văn kiện liên quan; hợp tác bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên biển; và hợp tác khu vực về an ninh, an toàn hàng hải.

Hội thảo ARF lần ba về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Trong hai ngày làm việc, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và hiệu quả về nhiều chủ đề khác nhau. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu bế mạc Hội nghị, bà Lê Đức Hạnh, Quyền Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, cho biết trải qua 4 phiên thảo luận sôi nổi và hiệu quả về nhiều chủ đề khác nhau, Hội thảo không chỉ cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm mà còn đưa ra những ý tưởng sáng tạo cho hợp tác về an ninh hàng hải trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Trong hai ngày làm việc, các đại biểu đã thảo luận về các thách thức đang đặt ra và các vấn đề hàng hải mới nổi khác nhằm cung cấp một nền tảng để chia sẻ thực tiễn và kinh nghiệm tốt nhất ở quốc gia, khu vực, cũng như đưa ra nhiều khuyến nghị, ý tưởng đổi mới, thiết thực.

Đáng chú ý, nhiều khuyến nghị cũng đã được đưa ra nhằm thúc đẩy hợp tác thiện chí trên các lĩnh vực như một cách để xây dựng lòng tin giữa các bên, tạo môi trường thuận lợi để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện công tác điều phối hoạt động hợp tác hàng hải trong ASEAN và khu vực, nhằm ứng phó tốt hơn với các thách thức truyền thống và phi truyền thống.

Theo bà Lê Đức Hạnh, kết quả của Hội thảo sẽ được báo cáo lên Hội nghị Quan chức cao cấp ARF (dự kiến tổ chức vào ngày 29/6 tới).

Ba kỳ tổ chức thành công với những chủ đề thiết thực ngày càng chứng tỏ hội thảo là diễn đàn quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức hợp tác cần thiết để cùng ứng phó với các thách thức chung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

ARF bao gồm 27 thành viên có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên của ASEAN; 10 nước đối tác, đối thoại của ASEAN (bao gồm Australia, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ), cùng với Triều Tiên, Mông Cổ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Timor-Leste và một quan sát viên của ASEAN (Papua New Guinea).
TIN LIÊN QUAN
Bức thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và thông điệp 'làm cho Triều Tiên vĩ đại trở lại'
Covid-19 tái bùng phát ở châu Á: Nạn nhân bởi chính thành công của mình?
Hội thảo ARF lần ba về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Những nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong tháng 6?
Đại sứ chào xã giao, thăm địa phương cần lưu ý những gì?

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Cách download Windows 11 ISO chính thức từ Microsoft hiệu quả nhất

Cách download Windows 11 ISO chính thức từ Microsoft hiệu quả nhất

Windows 11 được cải tiến về hiệu năng và bảo mật. Để đảm bảo tải phiên bản chính thức, an toàn, hãy tải Windows 11 ISO trực tiếp từ Microsoft ...
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - ...
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 25/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo, nghe và thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt ...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế...

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế...

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế, tiền thân của Báo Thế giới và Việt Nam là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Phiên bản di động