Diễn đàn Mekong lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực

Thanh Xuân, Đăng Tô
Ngày 27/9, Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao cùng Tổ chức Konrad Adenauer Stiftung (KAS), đã đồng chủ trì Diễn đàn Mekong lần thứ 2.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Diễn đàn Mekong lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực
Toàn cảnh Diễn đàn Mekong lần 2 ngày 27/9. (Ảnh: Đăng Tô)

Hiện nay, vấn đề Mekong ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, gắn với các vấn đề an ninh, phát triển và các nước láng giềng quan trọng hàng đầu của Việt Nam, gồm cả các nước thành viên ASEAN.

Do đó, Diễn đàn Mekong lần này tập trung thảo luận vấn đề phát huy vai trò trung tâm của ASEAN nhằm tìm ra giải pháp cho các thách thức của tiểu vùng; các bước đi thực tế để thúc đẩy đồng thuận ASEAN đối với các vấn đề tại tiểu vùng Mekong.

Tọa đàm được điều phối bởi Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao với diễn giả chính là Đại sứ Bilahari Kausikan, Chủ tịch Viện Trung Đông, Đại học Quốc gia Singapore. Ngoài ra, trong phiên thảo luận còn có sự tham gia của TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam và TS. Lê Thu Hương từ Trung tâm USAsia Perth (Australia).

Ngoài ra, Hội thảo thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều chính khách, đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các nhà báo, học giả nghiên cứu tiểu vùng Mekong.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Mekong lần thứ 2, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, đề cập thực trạng hiện nay của tiểu vùng sông Mekong, từ đó dẫn tới hệ quả là an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng và vấn đề bảo vệ môi trường đang bị đe dọa trầm trọng.

Theo TS. Nguyễn Hùng Sơn, cần ưu tiên sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ của các tổ chức quốc tế cũng như từng quốc gia thành viên của ASEAN, tận dụng tối đa lợi thế của địa chính trị, cần xác định rõ lợi ích các bên để cùng có một cơ chế giải quyết hiệu quả.

Đại diện cho Tổ chức KAS, Phó Đại sứ Đức Simon Kreye có bài phát biểu nhấn mạnh ý nghĩa của diễn đàn và bày tỏ mong muốn có thể cùng các chuyên gia bàn luận cách phát huy vai trò quan trọng của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức trong khu vực.

Trong phần thảo luận vấn đề chính, Đại sứ Bilahari Kausikan, Viện trưởng Viện Trung Đông, Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng, bên cạnh trọng tâm cạnh tranh Mỹ-Trung, xung đột Nga-Ukraine đã có tác động không nhỏ tới quá trình các nước ASEAN tập trung giải quyết các vấn đề khu vực. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại Biển Đông đã khiến khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành một điểm nóng khu vực, tạo nên mâu thuẫn ở nhiều cấp độ với các nước có tranh chấp với Trung Quốc.

Diễn đàn Mê Công lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực
Đại sứ Bilahari Kausikan, Viện trưởng Viện Trung Đông, Đại học Quốc gia Singapore phát biểu tại Diễn đàn. (Nguồn: KAS)

Do đó, để giải quyết vấn đề ở khu vực sông Mekong-Lan Thương, ASEAN cần nhìn nhận đúng đắn các thách thức hiện nay. Theo ông Kausikan, ASEAN vẫn có hai phương tiện cần phát huy tối đa sức mạnh là Hiến chương và quan hệ song phương của các quốc gia trong ASEAN. Việc các nước trong khu vực có quan hệ hợp tác tốt đẹp sẽ giúp làm giảm các xung đột căng thẳng, tạo nên sự hòa bình ổn định trong khu vực.

Đại sứ Bilahari Kausikan cũng cho rằng vấn đề tại tiểu vùng Mekong không chỉ là vấn đề về địa chiến lược mà còn là vấn đề khai thác thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thậm chí là an ninh nguồn nước và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho thế hệ tương lai.

Thay vì chờ đợi, ASEAN nên chủ động tiếp cận vấn đề và tiên phong cùng triển khai các giải pháp, đồng thời chủ động có cơ chế can thiệp và giải quyết. Đại sứ tin rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành nước tiên phong trong nỗ lực này.

Diễn đàn Mê Công lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực
Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao. (Nguồn KAS)

Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Lê Thu Hương khái quát bức tranh toàn cảnh về các vấn đề tại khu vực, và nêu bật một vấn đề quan trọng khác của tiểu vùng, đó là an ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp. Diễn giả cho rằng tiểu vùng đang chứng kiến sự tham gia của nhiều bên với những vai trò khác nhau, trong đó có các nước ASEAN và các đối tác đối thoại. Trong đó, Việt Nam có thể trở thành nhân tố quan trọng và sẵn sàng để làm điều đó.

Đề cập đến tầm quan trọng của việc hợp tác để thực hiện các mục tiêu phát triển, theo TS. Nguyễn Hùng Sơn, ASEAN nên nhận thức được vai trò của hợp tác tiểu vùng đối với an ninh khu vực trong bối cảnh các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Diễn đàn Mê Công lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực
Phiên thảo luận và hỏi đáp diễn ra sôi nổi với phần bình luận chuyên sâu của Đại sứ Đoàn Xuân Hưng. (Nguồn: KAS)

Trong phiên thảo luận và hỏi đáp, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã đưa ra những bình luận có tính chất gợi mở về một số vấn đề lớn mà Diễn đàn đề cập, trong đó có vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xử lý các thách thức tại tiểu vùng Mekong.

Theo Đại sứ, khu vực Mekong đang đối mặt với rất nhiều thách thức như: biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, các diễn biến địa chính trị phức tạp trong khu vực và quốc tế, và tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới đời sống kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia.

Đại sứ cho rằng việc có nhiều cơ chế hợp tác tại tiểu vùng Mekong là điểm thuận lợi, song nếu các cơ chế này không được kiểm soát một cách đúng đắn thì sẽ trở thành rào cản cho việc xử lý các vấn đề tại khu vực.

Cũng theo Đại sứ, Trung Quốc là một chủ thể có vai trò quan trọng tại tiểu vùng, vì vậy, cần tìm cách thu hút Trung Quốc tham gia vào hợp tác tại khu vực, qua đó không chỉ mang lại lợi ích cho khu vực mà còn giúp cho sự phát triển của chính Trung Quốc.

Một số hình ảnh khác tại Diễn đàn:

Diễn đàn Mê Công lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực
Các đại biểu trao đổi trước khi khai mạc Diễn đàn. (Nguồn: KAS)
Diễn đàn Mê Công lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực
Diễn đàn là nơi thể hiện các quan điểm chuyên sâu, toàn diện về thách thức tại tiểu vùng Mekong. (Nguồn: KAS)
Diễn đàn Mê Công lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm sau khi bế mạc Diễn đàn. (Nguồn: KAS)

Trước đó, ngày 19/1, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, đã phối hợp với các đơn vị nghiên cứu trong nước, các học giả quốc tế nghiên cứu về tiểu vùng Mekong, tổ chức thành công Diễn đàn Mekong lần thứ nhất với chủ đề: “Sự thay đổi bối cảnh địa chính trị ở tiểu vùng Mekong và những vấn đề đặt ra với các nước trong tiểu vùng”.

Diễn đàn Mekong được các đại biểu đánh giá là hoạt động mang tính cấp thiết, kịp thời để các bên liên quan cùng chia sẻ các nhìn nhận, đánh giá để đi sâu vào các vấn đề, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cho các nước thuộc tiểu vùng.

Campuchia đăng cai hai hội nghị quốc tế về du lịch vào đầu năm 2023

Campuchia đăng cai hai hội nghị quốc tế về du lịch vào đầu năm 2023

Chính phủ Campuchia cho phép Bộ Du lịch tổ chức hai hội nghị quốc tế về du lịch gồm Hội nghị nhóm công tác du ...

AMM-55: Ấn Độ và các nước Mekong tăng cường hợp tác phục hồi sau đại dịch

AMM-55: Ấn Độ và các nước Mekong tăng cường hợp tác phục hồi sau đại dịch

Chiều ngày 1/8, tại Phnom Penh, Campuchia, đã diễn ra Hội nghị các Quan chức cao cấp Ngoại giao Hợp tác Mekong - sông Hằng ...

Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền: Mekong là điều gì đó rất đặc biệt với tôi

Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền: Mekong là điều gì đó rất đặc biệt với tôi

Dù đã sống và đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng câu chuyện ngược dòng Mekong ghi lại cuộc sống của người dân đôi bờ ...

Việt Nam-Lào: 60 năm không ngừng đơm hoa, kết trái

Việt Nam-Lào: 60 năm không ngừng đơm hoa, kết trái

Trải qua 60 năm, mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước láng giềng anh em Việt Nam-Lào luôn luôn không ngừng đơm hoa kết ...

Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7:  Những ưu tiên hàng đầu

Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7: Những ưu tiên hàng đầu

Trong giai đoạn hậu đại dịch, các nước thành viên cần bảo đảm hợp tác Mekong – Lan Thương phát triển theo hướng thiết thực, ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Gia đình nhỏ hạnh phúc của tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son chia sẻ về vợ mình, Marcele Seippel rằng: 'Cô ấy giống tôi, thích các món ăn Việt Nam'.
ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

ASEAN Cup 2024: Đè bẹp Myanmar, đội tuyển Việt Nam thiệt quân

Với chấn thương ở trận gặp Myanmar tối qua, tiền đạo Văn Toàn gần như chắc chắn sẽ bỏ lỡ vòng bán kết ASEAN Cup 2024.
Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Khamven Laboumahaxay, Chánh Văn phòng Tổng cục Hậu cần Lào đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm ...
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent khẳng định về cam kết của Anh trong thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động